YouMed

Xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền và ở đâu?

logo youmed
Tác giả: YouMed

Nồng độ AFP thường sẽ tăng cao trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên AFP cũng tăng cao đáng kể khi cơ thể bị tổn thương gan hoặc mắc một số bệnh ung thư. Tại Việt Nam, ung thư gan là căn bệnh khá phổ biến trong các bệnh ung thư. Đồng thời căn bệnh này khiến rất nhiều người lo lắng vì hệ lụy mà nó mang lại. Vì vậy xét nghiệm AFP là 1 xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện nhiều bệnh lý về gan và các vấn đề bẩm sinh ở trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu thêm các thông tin thực hiện xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền và ở đâu qua bài viết dưới đây nhé. 

Tổng quan về xét nghiệm AFP

Nồng độ AFP là gì?

AFP (alpha-fetoprotein) là một loại protein huyết tương được sản xuất bởi túi noãn và gan của thai nhi.1 Khi một em bé được sinh ra nồng độ AFP trong máu người mẹ thường tăng cao và sau đó giảm nhanh chóng. Ngoài ra nồng độ AFP cũng tăng đáng kể khi có tổn thương tại gan hoặc một người mắc một số bệnh lý ung thư. Bao gồm viêm gan, xơ gan, tăng men gan mạn tính hoặc có khối u ở gan. Ngoài ra, alpha-fetoprotein còn được tìm thấy ở người bị ung thư tinh hoàn hoặc ung thư buồng trứng.2

Xét nghiệm AFP là gì?

Xét nghiệm AFP dùng để đo nồng độ alpha-fetoprotein có trong máu. Được ví như chất “chỉ điểm khối u” ở người bị ung thư gan. Bao gồm ung thư biểu mô tế bào gan hoặc u nguyên bào gan. Ngoài ra nó còn giúp phát hiện ung thư tinh hoàn và ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm này cũng là một xét nghiệm giúp cho phụ nữ mang thai được kiểm tra để sàng lọc sức khỏe thai nhi.

Xét nghiệm AFP dùng để đo nồng độ alpha-fetoprotein có trong máu
Xét nghiệm AFP dùng để đo nồng độ alpha-fetoprotein có trong máu

Xét nghiệm AFP nào được sử dụng phổ biến?

Các xét nghiệm AFP thường được sử dụng nhất hiện nay:

  • Xét nghiệm nồng độ AFP trong máu.
  • Xét nghiệm nồng độ AFP trong nước ối.
  • Xét nghiệm nồng độ AFP trong nước tiểu.

Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP

Đọc kết quả xét nghiệm AFP như sau:

  • Nồng độ AFP ở nam và nữ không mang thai sẽ khác nhau tùy theo chủng tộc và độ tuổi. Chủ yếu sẽ nằm trong khoảng 0 – 40 ng/ml.
  • Phụ nữ mang thai sẽ bắt đầu tăng AFP từ tuần thứ 14 đến tuần 32 của thai kỳ. Nồng độ AFP sẽ dao động trong khoảng 10 – 150 ng/ml khi thai ở tuần 15 đến tuần 20.
  • Ở người trưởng thành bị xơ gan, nồng độ AFP trong máu > 200 ng/ml. Điều này cho thấy đã mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan.
  • Ngoài ra khi AFP thay đổi nồng độ cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có một số vấn đề hoặc bệnh lý sau:
    • Người mẹ mang thai có AFP huyết thanh tăng cao: dị tật ống thần kinh, Omphalocele, Hội chứng đau dạ dày.
    • Người mẹ mang thai có AFP huyết thanh thấp: Hội chứng Down.

Nam giới hoặc phụ nữ không mang thai có mức AFP tăng cao: ung thư tế bào gan,  xơ gan, viêm gan, ung thư gan di căn, u tế bào mầm, khối u túi noãn hoàng.

Đối tượng cần thực hiện xét nghiệm AFP

Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm AFP trong các trường hợp sau:2

  • Nghi ngờ bị ung thư gan hoặc ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng.
  • Theo dõi hiệu quả điều trị nếu đã được chẩn đoán và điều trị ung thư gan, tinh hoàn, buồng trứng.
  • Theo dõi sự tái phát của ung thư.
  • Bị viêm gan mãn tính hoặc xơ gan và cần được theo dõi bệnh thường xuyên.
Đối tượng bị nghi ngờ mắc ung thư gan nên được chỉ định thực hiện xét nghiệm AFP
Đối tượng bị nghi ngờ mắc ung thư gan nên được chỉ định thực hiện xét nghiệm AFP

Và phụ nữ mang thai cũng cần thực hiện xét nghiệm AFP khi:2

  • Mang thai ở độ tuổi lớn.
  • Tiền sử con bị dị tật nhiễm sắc thể hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc sai lệch nhiễm sắc thể.

Vì sao cần thực hiện xét nghiệm AFP

Các đối tượng đã được chẩn đoán mắc xơ gan, viêm gan B mãn tính, viêm gan C nguy cơ tiến triển thành ung thư gan rất cao. Và xét nghiệm AFP được chỉ định để theo dõi người mắc các bệnh gan mãn tính.1

Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp theo dõi phản ứng của cơ thể  với liệu pháp điều trị khi người bệnh bị ung thư biểu mô tế bào gan hoặc dạng ung thư sản xuất AFP khác.2

Bên cạnh đó còn có xét nghiệm AFP-L3 dùng để đánh giá nguy cơ phát triển ung thư biểu mô tế bào gan. Đặc biệt ở bệnh nhân bị viêm gan mãn tính. Và đánh giá đáp ứng điều trị ở người bị ung thư biểu mô tế bào gan.2

Quan trọng nhất là nồng độ AFP còn giúp sàng lọc các khuyết tật bẩm sinh hay những bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi.2

Các tiêu chí cần tham khảo để lựa chọn xem xét nghiệm AFP ở đâu uy tín

Để lựa chọn được một nơi uy tín và biết được xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền, bạn cần dựa vào những tiêu chí sau:

Đội ngũ bác sĩ giỏi và nhiều kinh nghiệm

Bạn hoàn toàn có thể tin tưởng đơn vị xét nghiệm có hệ thống đội ngũ cán bộ y bác sĩ có bề dày kinh nghiệm và đào tạo chuyên khoa tại các đơn vị giáo dục nhà nước uy tín.

Trang thiết bị y tế hiện đại, phù hợp

Góp phần nâng cao độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Đồng thời mang đến tiện ích cho người bệnh có thể thực hiện đồng thời nhiều dịch vụ cùng 1 lúc.

Chăm sóc khách hàng

Các xét nghiệm AFP không chỉ giúp kiểm tra sức khỏe thai nhi. Mà còn theo dõi quá trình điều trị bệnh gan mãn tính và ung thư gan. Khách hàng khi tìm đến các xét nghiệm này đều sẽ có một nỗi lo lắng nhất định. Nếu cơ sở phát huy tốt chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng không chỉ giúp ổn định tinh thần. Mà còn giúp cơ sở xét nghiệm có được thiện cảm của người thực hiện xét nghiệm.

Xét nghiệm AFP ở đâu?

YouMed đã tổng hợp một số địa chỉ thực hiện xét nghiệm AFP như nội dung bên dưới. Bạn đọc có thể tham khảo các tiêu chí của mỗi đơn vị để lựa chọn nơi uy tín và phù hợp nhất với bản thân mình.

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:  215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Vinmec: 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung tâm xét nghiệm Diag: 420 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện đa khoa Medlatec: 98 Thích Quảng Đức, Phường 5, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội

  • Bệnh viện Vinmec: 458 Phường Minh Khai, Khu đô thị Times City, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện đa khoa Medlatec: 42 Phường Nghĩa Dũng, Phúc xá, Ba Đình, Hà Nội.

Xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền?

Giá xét nghiệm AFP sẽ có sự dao động tùy vào cơ sở y tế hoặc chế độ Bảo hiểm y tế. Mức giá xét nghiệm trung bình khoảng 160.000 VNĐ. Dưới đây là bảng giá giúp trả lời câu hỏi xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền của một số đơn vị. Tuy nhiên đây chỉ là giá tham khảo. Mỗi đơn vị xét nghiệm sẽ có mức giá khác nhau.

Nơi xét nghiệm Tên xét nghiệm Giá (VNĐ)
Bệnh viện Chợ Rẫy Xét nghiệm định lượng AFP bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

Xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine)

Xét nghiệm định lượng AFP (dịch chọc dò)

Xét nghiệm định lượng PIVKA (bộ ba AFP/% AFP –  L3/PIVKA II)

209.000

91.600

91.600

1.164.000

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM3 Xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine) 164.000
Trung tâm xét nghiệm Diag4 Alpha-Fetoprotein (AFP – (xét nghiệm AFP máu)

HCC Risk (AFP+AFP-L3+PIVKAII (DCP)

198.000

1.629.000

Bệnh viện Bạch Mai Xét nghiệm định lượng AFP bằng kỹ thuật miễn dịch phóng xạ

Xét nghiệm định lượng AFP (Alpha Fetoproteine)

209.000

91.600

Bệnh viện đa khoa Medlatec5 Xét nghiệm miễn dịch AFP (xét nghiệm AFP máu) 199.000

Xét nghiệm AFP là một trong những phương pháp kiểm tra dị tật thai nhi thường được thực hiện nhất.

Đặc biệt là phụ nữ mang thai nên tìm hiểu xét nghiệm này. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ thông tin liên quan xét nghiệm AFP. Khá nhiều mẹ bầu sẽ quan tâm: xét nghiệm AFP là gì, Cách đọc kết quả và xét nghiệm AFP để làm gì…Việc hiểu rõ các thông tin giúp dễ dàng hơn trong việc thực hiện xét nghiệm.

Phụ nữ mang thai là đối tượng nên tìm hiểu xét nghiệm AFP
Phụ nữ mang thai là đối tượng nên tìm hiểu xét nghiệm AFP

Phụ nữ mang thai hoặc người mắc bệnh lý ung thư gan nên tham khảo thêm bài viết Xét nghiệm AFP là gì? Cách đọc kết quả xét nghiệm AFP để có câu trả lời thắc mắc ở trên.

Xét nghiệm AFP bao nhiêu tiền và ở đâu đã được giải đáp thông qua bài viết trên. Nên xem xét và lựa chọn đơn vị xét nghiệm uy tín và phù hợp với tình trạng bệnh lý mỗi cá nhân. Nếu còn thắc mắc gì về chỉ định cũng như cách thức thực hiện xét nghiệm hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ. Hy vọng thông tin hữu ích thông qua các bài viết này sẽ giúp người đọc có được lựa chọn phù hợp cho bản thân về xét nghiệm AFP.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Alpha Fetoproteinhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430750/

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  2. Alpha-fetoprotein (AFP) Tumor Markerhttps://www.testing.com/tests/alpha-fetoprotein-afp-tumor-marker/

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  3. Bảng giá dịch vụ bệnh viện Đại học Y dược TP.HCMhttps://www.bvdaihoc.com.vn/Home/ViewDetail/2785

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  4. Bảng giá dịch vụ trung tâm xét nghiệm Diaghttps://diag.vn/khach-hang/danh-muc-xet-nghiem/hcc-risk-afpafp-l3pivkaii-dcp/

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

  5. Bảng giá dịch vụ bệnh viện đa khoa Medlatechttps://medlatec.vn/bang-gia-dich-vu/s/229AFP

    Ngày tham khảo: 08/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người