YouMed

Xét nghiệm kháng thể là gì? Xét nghiệm kháng thể để làm gì?

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Có rất nhiều loại xét nghiệm kháng thể được chỉ định trong lâm sàng để xác định bệnh lý miễn dịch. Liệu bạn có biết bản chất kháng thể là gì, xét nghiệm kháng thể là gì? Bài viết sau đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo về xét nghiệm này sẽ giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.

Kháng thể là gì?

Kháng thể được tạo bởi hệ miễn dịch của cơ thể. Khi có các chất lạ như kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, kháng thể sẽ liên kết với kháng nguyên để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể bạn.1

Kháng thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể, bao gồm da, phổi, nước mắt, nước bọt hoặc sữa mẹ. Thực tế cho thấy một lượng lớn kháng thể có trong sữa non. Đây là lí do nuôi con bằng sữa mẹ có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bé.1

Kháng thể, được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và vi rút gây bệnh.
Kháng thể, được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và virus gây bệnh

Dưới đây là 5 loại kháng thể và chức năng của chúng:1

Loại kháng thể Chức năng
IgA
  • Tồn tại trong nước bọt, nước mắt, chất nhầy, sữa mẹ và dịch ruột.
  • Chống lại các mầm bệnh qua đường tiêu hóa và hô hấp
IgD
  • Tìm thấy trên bề mặt tế bào B (tế bào sinh ra kháng thể).
  • Hỗ trợ quá trình trưởng thành và kích hoạt cho tế bào B hoạt động.
IgE
  • Tồn tại ở da, phổi và màng nhầy.
  • Kích thích tế bào mast (một loại bạch cầu) giải phóng histamin và các chất nội sinh khác vào máu.
  • Tác dụng chống lại các phản ứng dị ứng.
IgM
  • Tìm thấy trong máu và hệ bạch huyết.
  • Là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại nhiễm trùng.
  • Đóng vai trò lớn trong điều hòa miễn dịch.
IgG
  • Loại kháng thể phổ biến nhất, chiếm 70 – 75% kháng thể.
  • Tìm thấy chủ yếu trong máu và dịch mô.
  • Bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng do virus và vi khuẩn.

Xét nghiệm kháng thể là gì?

Đây là xét nghiệm được dùng để tìm kháng thể trong máu. Xét nghiệm này còn được gọi là xét nghiệm huyết thanh học. Xét nghiệm kháng thể được dùng để xác định liệu bạn có bị nhiễm tác nhân gây bệnh sau khi phơi nhiễm hay không. Sau khi tiếp xúc với tác nhân truyền nhiễm, cần một thời gian (vài tuần) để hệ miễn dịch tạo kháng thể.2

Xét nghiệm kháng thể để làm gì?

Xét nghiệm này được dùng để tìm kháng thể ứng với các bệnh lý cụ thể:3

Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để phát hiện một số kháng thể là kết quả của tình trạng tự miễn dịch. Bệnh lý này là do hệ thống miễn dịch của bạn tấn công trực tiếp vào các tế bào, mô và/hoặc cơ quan của chính bạn do nhầm lẫn.3

Xét nghiệm kháng thể COVID-19 tìm các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2
Xét nghiệm kháng thể COVID-19 tìm các kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2

Các xét nghiệm này không như xét nghiệm chẩn đoán để kiểm tra tình trạng lây nhiễm hiện tại. Xét nghiệm này sẽ đánh giá phản ứng của cơ thể bạn với tác nhân gây bệnh.2

Những đối tượng cần phải xét nghiệm kháng thể

Sau đây là những đối tượng cần được chỉ định thực hiện xét nghiệm này:3

  • Người cần xác định tình trạng nhiễm trùng trong thời gian gần đây hoặc trong quá khứ.
  • Người cần được kiểm tra tình trạng tiêm chủng.
  • Người cần phải được xác định hiệu quả điều trị của vaccine.
  • Người cần phải có minh chứng về tình trạng nhiễm trùng cho yêu cầu học tập/công việc.
  • Người cần được kiểm tra xem có mắc bệnh tự miễn dịch hay không.

Các loại xét nghiệm kháng thể hiện nay

Xét nghiệm kháng thể Viêm gan B4

Viêm gan B là bệnh nhiễm do virus HBV. HBV có thể lây lan qua tiếp xúc với chất dịch cơ thể. Thông thường HBV có thể lây qua tiếp xúc máu với máu. HBV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở, khi dùng chung kim tiêm hoặc khi quan hệ tình dục không an toàn.

Xét nghiệm kháng thể viêm gan B sẽ tìm kháng thể là những chất tạo ra bởi hệ miễn dịch để đáp ứng với HBV.

Các xét nghiệm kháng thể viêm gan B bao gồm:

  • Kháng thể bề mặt viêm gan B (anti – HBs): để đáp ứng với HBsAg (kháng nguyên bề mặt viêm gan B), cơ thể tự nhiên sẽ tạo kháng thể bề mặt trong vòng vài tuần – vài tháng. Nếu phát hiện anti – HBs thì cho thấy bạn đã khỏi bệnh và đã miễn dịch với viêm gan B.
  • Tổng số kháng thể lõi của viêm gan B (anti – HBc): các kháng thể này xuất hiện khi bạn đang gặp các triệu chứng của bệnh viêm gan và các kháng thể này có thể được phát hiện suốt đời. Xét nghiệm này phát hiện 2 loại kháng thể kháng HBc. 2 kháng thể này được gọi là kháng thể kháng HBc IgM và IgG.
  • Kháng thể lõi IgM viêm gan B (IgM anti – HBc): xét nghiệm này chỉ phát hiện kháng thể IgM. Kháng thể IgM chỉ được phát hiện trong trường hợp nhiễm viêm gan B cấp tính trong vòng 6 tháng sau khi nhiễm bệnh.

Xét nghiệm kháng thể Sởi – Quai bị – Rubella5 6

Sởi, quai bị, Rubella là bệnh nhiễm trùng do virus và thường khởi phát với phát ban trên da và sốt.

Xét nghiệm này sẽ đo lượng kháng thể trong mẫu máu để chẩn đoán tình trạng nhiễm virus hiện tại hay gần đây. Sau khi nhiễm virus, cơ thể sẽ tạo kháng thể để chống lại virus.

Các loại xét nghiệm kháng thể Sởi – Quai bị – Rubella:

  • Xét nghiệm kháng thể Immunoglobulin M (IgM): là xét nghiệm đầu tiên được sử dụng để chẩn đoán bệnh. Những người mới bị nhiễm virus sẽ tạo kháng thể IgM để chống lại virus. Hầu hết kháng thể IgM sẽ xuất hiện sớm nhất là 4 ngày kể từ khi bắt đầu các triệu chứng. IgM vẫn có thể được phát hiện trong 6 – 8 tuần hoặc lâu hơn tính từ khi bắt đầu nhiễm trùng.
  • Xét nghiệm kháng thể Immunoglobulin G (IgG): xét nghiệm được thực hiện để phân biệt nhiễm trùng gần đây và miễn dịch do nhiễm trùng trong quá khứ. Đây cũng là phương pháp được lựa chọn để kiểm tra khả năng miễn dịch đối với virus ở phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm kháng thể kháng lao7

Bệnh lao là tình trạng do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Vi khuẩn này được truyền giữa người với người qua không khí khi giao tiếp, hắt hơi hoặc ho.

Xét nghiệm kháng thể kháng lao sẽ được thực hiện bằng biện pháp kiểm tra miễn dịch trên da. Xét nghiệm này sẽ xem xét hệ thống miễn dịch đã từng phản ứng với vi khuẩn lao trong quá khứ hay không.

Cách thực hiện xét nghiệm này:

  • Tiêm dưới da một mũi nhỏ có vi khuẩn lao bất hoạt. Đây được gọi là dẫn xuất protein tinh khiết (PĐ).
  • Mũi tiêm này thường được thực hiện xung quanh cẳng tay.
  • Sau 2 – 3 ngày, người bệnh sẽ được yêu cầu gặp lại bác sĩ để kiểm tra liệu có phản ứng miễn dịch trên da hay không.

Xét nghiệm này có thể cho biệt bạn có tiếp xúc với vi khuẩn lao hay không, tuy nhiên nó không thể xác định được tình trạng nhiễm trùng tiềm ẩn hay đang hoạt động. Xét nghiệm này có thể không phát hiện thấy sự tiếp xúc với vi khuẩn lao cho đến 10 tuần sau khi bị nhiễm trùng sơ cấp.

Xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona8

Bệnh thủy đậu và bệnh zona có nguyên nhân là do virus varicella zoster (VZV). Đây là một virus thuộc họ Herpes. Các xét nghiệm VZV phát hiện kháng thể do hệ miễn dịch tạo ra để phản ứng với nhiễm VZV.

Các xét nghiệm kháng thể bệnh thủy đậu và bệnh zona:

  • Xét nghiệm kháng thể IgM: là kháng thể đầu tiên được sản xuất để phản ứng với VZV. Hầu hết chúng sẽ xuất hiện trong vòng 1 – 2 tuần sau khi tiếp xúc nguồn nhiễm. Lượng kháng thể IgM sẽ tăng lên trong khoảng thời gian ngắn và sau đó sẽ giảm xuống dưới mức phát hiện được. IgM bổ sung có thể được tạo ra khi VZV tiềm ẩn được kích hoạt trở lại.
  • Xét nghiệm kháng thể IgG: kháng thể IgG được cơ thể sản xuất vài tuần sau khi nhiễm VZV. Mức độ IgG sẽ tăng trong quá trình lây nhiễm và dần ổn định, lúc này IgG sẽ phản ứng với VZV để virus không còn hoạt động.

Khi đã tiếp xúc 1 lần với VZV, người đó sẽ có một lượng kháng thể VZV IgG có thể đo được trong suốt phần đời còn lại. Xét nghiệm IgG có thể cùng với xét nghiệm IgM xác nhận sự hiện diện gần đây của VZV hoặc trước đó.

Xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)9

Đây là xét nghiệm tìm kiếm các kháng thể kháng nhân trong máu của một người. ANAs là một loại tự kháng thể được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch. Trong khi các kháng thể khác bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như virus và vi khuẩn, các tự kháng thể lại gây bệnh bằng cách tấn công nhầm các tế bào và mô khỏe mạnh.

ANAs được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch
ANAs được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch

Các kháng thể kháng nhân tấn công vào nhân của các tế bào khỏe mạnh. Đó là lí do vì sao chúng được gọi là “kháng nhân”. Nhân là trung tâm chỉ huy của tế bào, là nơi gưi các tín hiệu kích hoạt các chức năng quan trọng của tế bào.

Phương pháp được sử dụng rộng rãi để đo ANA là xét nghiệm kháng thể kháng nhân huỳnh quang (FANA).

Thời điểm xét nghiệm kháng thể

Đối với từng bệnh lý và từng loại kháng thể riêng biệt sẽ có điều kiện thời gian thực hiện xét nghiệm khác nhau. Yếu tố này còn phụ thuộc vào hoạt động hệ thống miễn dịch của từng cá nhân. Thời gian này có thể là từ vài tuần đến vài tháng như kháng thể kháng viêm gan B, hoặc sớm hơn như kháng thể IgM sởi – quai bị – Rubella.

Trước khi thực hiện xét nghiệm cho bệnh lý nào, bạn nên hỏi tư vấn từ bác sĩ để có thể đạt được kết quả xét nghiệm chính xác nhất cho bản thân.

Quy trình thực hiện xét nghiệm kháng thể

Hầu hết các xét nghiệm kháng thể đều sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm, sau đây là quy trình lấy mẫu:2

  • Vùng da lấy máu sẽ được làm sạch (có thể dùng cồn sát khuẩn).
  • Kim lấy máu sẽ được đưa vào tĩnh mạch. Lúc này bạn có thể cảm thấy hơi đau.
  • Kỹ thuật viên sẽ lấy máu của bạn vào một ống đựng đến khi đủ lượng mẫu cần dùng.
  • Sau khi rút kim ra khỏi tĩnh mạch, bạn sẽ được dùng một miếng bông để cầm máu. Lúc này có thể cố định miếng bông bằng băng keo y tế.

Cách đọc kết quả xét nghiệm kháng thể

 Cách đọc kết quả xét nghiệm kháng thể Viêm gan B4

Kháng nguyên bề mặt viêm gan B (HBsAg) Kháng thể bề mặt viêm gan B (anti – HBs) Tổng số kháng thể lõi của viêm gan B (anti – HBc) IgM kháng thể lõi viêm gan B (IgM anti – HBc) Chẩn đoán
Âm tính (-) Âm tính (-) Âm tính (-) Âm tính (-) Không có nhiễm trùng/Trước đó không có miễn dịch
Âm tính (-) Dương tính (+) Âm tính (-) Không thực hiện Miễn dịch do tiêm chủng
Âm tính (-) Dương tính (+) Dương tính (+) Không thực hiện Miễn dịch do nhiễm trùng đã giải quyết
Dương tính (+) Âm tính (-) Dương tính (+) Dương tính (+) Nhiễm trùng cấp tính
Dương tính (+) Âm tính (-) Dương tính (+) Âm tính (-) Nhiễm trùng mạn tính

Cách đọc kết quả Xét nghiệm kháng thể Sởi – Quai bị – Rubella5 6

  • Phát hiện, dương tính: Có đủ kháng thể trong mẫu để xác định tình trạng nhiễm trùng hiện tại, nhiễm trùng trước hoặc đạt miễn dịch, tiêm chủng có hiệu quả.
  • Không xác định: Một số kháng thể có trong mẫu, có thể cho thấy tình trạng nhiễm trùng hiện tại, nhiễm trùng trước đó hoặc đạt hiệu quả tiêm chủng. Thử nghiệm lặp lại có thể được khuyến nghị.
  • Không phát hiện, âm tính: rất ít hoặc không có kháng thể. Điều này không cho thấy nhiễm trùng hiện tại, nhiễm trùng trước hoặc đạt hiệu quả miễn dịch nhờ tiêm chủng.

Cách đọc kết quả xét nghiệm kháng thể kháng lao7

Sau thời gian quy định khi đã thử nghiệm miễn dịch trên da. Nếu phát hiện có phản ứng miễn dịch trên da giữa kháng nguyên với kháng thể (ví dụ như vết sưng đỏ) thì chứng tỏ bạn đã có kháng thể kháng lao. Tuy nhiên để tăng tính chính xác, việc nhận định phản ứng miễn dịch nên được người có kiến thức chuyên môn xác thực.

Cách đọc kết quả xét nghiệm bệnh thủy đậu và bệnh zona8

Cách đọc kết quả tương tự xét nghiệm kháng thể sởi – quai bị – Rubella.

Cách đọc kết quả xét nghiệm kháng thể kháng nhân (ANA)9

  • Kết quả âm tính: ANA không được phát hiện trong mẫu máu của bệnh nhân và sự hiện diện của rối loạn tự miễn dịch ít có khả năng xảy ra.
  • Kết quả dương tính: ANA được phát hiện trong mẫu máu của bệnh nhân.

Kết quả dương tính không phải lúc nào cũng chỉ ra bệnh nhân bị rối loạn tự miễn dịch. Nhiều bệnh nhân khỏe mạnh có kết quả dương tính với ANA. Dương tính có thể liên quan đến virus, thuốc men hay các tình trạng sức khỏe khác.

Những lưu ý khi thực hiện xét nghiệm kháng thể

Bạn sẽ không cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện xét nghiệm này. Bạn không cần phải nhịn ăn để làm xét nghiệm. Nếu có thể hãy mang những chiếc áo ngắn tay để thuận tiện trong việc lấy mẫu máu.

Nếu đang sử dụng bất kỳ loại thuốc hóa dược, dược liệu nào, kể cả thuốc không kê đơn, hãy thông báo cho bác sĩ của bạn được biết để có thể tối ưu kết quả xét nghiệm.

Xét nghiệm kháng thể ở đâu?

Khi lựa chọn cơ sở xét nghiệm, bạn nên để ý tới một số tiêu chí như độ nhận diện, tính phổ biến của cơ sở, trình độ chuyên môn và bề dày kinh nghiệm của đội ngũ y bác sĩ cũng như hệ thống máy móc xét nghiệm của cơ sở đã quảng bá. Ngoài ra có thể quan tâm đến các yếu tố phụ như số lượng khách hàng của cơ sở, chất lượng chăm sóc dịch vụ…

Trong bài viết này, YouMed đã có tổng hợp cho bạn một số cơ sở xét nghiệm để bạn có thể tham khảo.

Địa chỉ ở Hà Nội

Cơ sở Địa chỉ
Viện huyết học – Truyền máu trung ương Phố Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội Số 1 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, Hà Nội
Bệnh viện Đa khoa Medlatec Số 42 – 44 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội
Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Labhouse Tầng 2, tòa D – Vinaconex 2, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội

Địa chỉ ở thành phố Hồ Chí Minh

Cơ sở Địa chỉ
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM Số 1 Trần Hữu Nghiệp, Xã Tân Kiên, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic Số 254 Hòa Hảo, phường 4, quận 10, TP.HCM
Bệnh viện Chợ Rẫy Khu A Bệnh viện Chợ Rẫy, 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP.HCM
Khoa Xét nghiệm Y sinh học- Viện Pasteur TP. HCM Số 167 Pasteur, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. HCM.

Xét nghiệm kháng thể bao nhiêu tiền?

Một vấn đề được quan tâm hàng đầu khi nói về xét nghiệm và giá cả thực hiện. YouMed đã có tổng hợp giá xét nghiệm tham khảo của một số cơ sở xét nghiệm. Tuy nhiên giá trên thực tế có thể sẽ có thay đổi phụ thuộc theo thời gian và loại xét nghiệm bạn lựa chọn!

Cơ sở Giá tham khảo
Bệnh viện Bạch Mai10
  • Kháng thể kháng nhân: 400.000 VNĐ.
Trung tâm Xét nghiệm Y khoa Labhouse
  • Anti – HBs: 123.000 VNĐ.
Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM11
  • Anti – HBs: 90.000 VNĐ.
  • Anti – HBc IgM: 150.000 VNĐ.
Trung tâm chẩn đoán Y khoa Medic
  • Anti – HBs: 90.000 VNĐ.
  • Anti – HBc IgM: 150.000 VNĐ.
Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Anti – HBs: 116.000 VNĐ.
Bệnh viện Đa khoa Medlatec
  • Thủy đậu IgG: 450.000 VNĐ.
  • Thủy đậu IgM: 450.000 VNĐ.
  • Kháng thể kháng nhân: 299.000 VNĐ.

Trên đây là toàn bộ nội dung về xét nghiệm kháng thể. Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn nắm được những nội dung quan trọng về loại xét nghiệm này. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn tìm được cơ sở xét nghiệm phù hợp với bản thân.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Antibodieshttps://my.clevelandclinic.org/health/body/22971-antibodies

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  2. Antibody Testhttps://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23019-antibody-test

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  3. Antibody Serology Testshttps://medlineplus.gov/lab-tests/antibody-serology-tests/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  4. Hepatitis B Testinghttps://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/23019-antibody-test

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  5. Rubella Testhttps://www.testing.com/tests/rubella-test/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  6. Measles and Mumps Testshttps://www.testing.com/tests/measles-and-mumps-tests/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  7. Tuberculosis Testinghttps://www.testing.com/tb-testing/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  8. Chickenpox and Shingles Testshttps://www.testing.com/tests/chickenpox-and-shingles-tests/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  9. Antinuclear Antibody (ANA) Testhttps://www.testing.com/tests/antinuclear-antibody-ana/

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  10. Bảng giá các dịch vụ kỹ thuật y tế chưa được quy định khung giá tại thông tư 04 và thông tư 03 áp dụng tại bệnh viện Bạch Mai (Ban hành kèm theo Quyết định số: 2460 /QĐ-BYT ngày 16/07/2012)http://bachmai.gov.vn/images/TDC/phu%20luc%202.pdf

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

  11. Bảng giá điều trị dịch vụ tổng hợp 2021 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCMhttps://bthh.org.vn/uploads/BANG%20GIA%2029-12-2021.pdf

    Ngày tham khảo: 13/11/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người