YouMed

Tiêu chảy cấp: Nguy cơ đến từ thói quen ăn uống

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú THÁI VIỆT NGUYÊN
Tác giả: ThS.BS Thái Việt Nguyên
Chuyên khoa: Nội tiêu hóa

Tiêu chảy cấp là một bệnh rất dễ lây lan đặc biệt qua đường tiêu hóa thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn và có thể gây thành dịch lớn, nhất là những khu vực dân cư đông đúc. Đối tượng mắc bệnh thường gặp nhất là trẻ em ở độ tuổi mầm non và tiểu học. Chăm sóc cho người bị tiêu chảy cấp cần đặc biệt lưu ý bù nước và chất điện giải kịp thời. Sau đây, mời bạn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh nhé.

Tiêu chảy cấp là gì?

Tiêu chảy cấp là tình trạng đại tiện nhiều lần trong ngày (từ 4 lần trở lên), đi phân lỏng nhiều nước. Tình trạng này kéo dài dưới 2 tuần gây mất nước và điện giải ở bệnh nhân. Dẫn đến các rối loạn do thiếu hụt nước và điện giải.

Ngoài ra có thể các triệu chứng kèm theo như: nôn mửa, đau bụng, sốt và các biểu hiện toàn thân khác tùy theo từng nguyên nhân.

Những nguyên nhân nào có thể gây bệnh?

Nguyên nhân mắc bệnh thường gặp nhất là do virus hoặc vi khuẩn, lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa như ăn thức ăn không hợp vệ sinh, thức ăn chưa nấu chín hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm,… Ngoài ra còn có thể do ăn thức ăn không phù hợp (đối với trẻ nhỏ), do điều kiện vệ sinh môi trường kém, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Tiết canh có thể là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp
Tiết canh có thể là nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp

Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ vì tiêu chảy cấp?

Tiêu chảy cấp thường tự hết trong vòng một tuần. Tuy nhiên bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường hoặc trường hợp nghi ngờ nào sau đây:

  • Bị sốt cao;
  • Đi tiêu ra máu;
  • Đi tiêu hơn 10 lần mỗi ngày hoặc cảm thấy luôn mắc vệ sinh;
  • Có các dấu hiệu mất nước bao gồm khô miệng, ít đi tiểu hoặc cảm thấy người lả đi;
  • Đi du lịch trong khoảng thời gian gần đây;
  • Phụ nữ mang thai;
  • Người bệnh hệ thống miễn dịch đang suy yếu (ví dụ như bệnh nhân đang điều trị hóa trị liệu, bệnh tiểu đường không kiểm soát được, nhiễm HIV…);
  • Có đến bệnh viện trong khoảng thời gian gần đây;
  • Sử dụng kháng sinh gần đây;
  • Các triệu chứng tiêu chảy kéo dài hơn bảy ngày mà chưa khỏi.

Điều trị tiêu chảy cấp

Người bệnh có thể được chăm sóc tại nhà. Điều đầu tiên khi bị tiêu chảy là phải ngăn tình trạng mất nước và điện giải ở người bệnh bằng cách uống nước và tiếp tục ăn uống bình thường.

Người bệnh có thể dùng Oresol 1 gói pha trong 1 lít nước sôi để nguội. Uống liên tục trong ngày, tùy theo mức độ mất nước có thể sử dụng 2 – 3 gói trong ngày. Cần chú ý pha thuốc đúng tỷ lệ, nếu quá loãng sẽ không cung cấp đủ lượng chất điện giải cần thiết, nếu quá đặc sẽ dẫn đến tình trạng quá tải các chất điện giải. Ngoài ra có thể pha dung dịch bù nước tại nhà theo công thức sau: 1/2 muỗng cà phê muối, 6 muỗng cà phê đường và 1 lít nước uống sạch.

Bệnh nhân có thể sử dụng thêm kháng sinh và các thuốc có tác dụng ngăn chặn tiêu chảy tùy theo chỉ định của bác sĩ.

Xem thêm: Tiêu chảy cấp: Nên dùng thuốc nào?

Lưu ý chăm sóc trẻ nhỏ khi bị tiêu chảy cấp

Ngay khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy cấp phụ huynh cần cho trẻ:

  • Uống nhiều nước;
  • Ăn nhiều trái cây hoa quả;
  • Uống dung dịch bù nước điện giải;
  • Không uống các thuốc cầm tiêu chảy;
  • Không tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh;
  • Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Không nên đổi sữa cho trẻ khi thấy trẻ bị tiêu chảy trừ khi trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp được lactose (khi đó trẻ sẽ tiêu chảy nặng hơn sau mỗi lần uống sữa).
Ăn nhiều trái cây hoa quả khi bị tiêu chảy cấp
Ăn nhiều trái cây hoa quả khi bị tiêu chảy cấp

Phụ huynh cũng cần theo dõi chặt chẽ việc đi tiêu của trẻ như số lần đi tiêu, tình trạng phân, số lượng phân mỗi lần đi và các biểu hiện khác của trẻ. Nếu trẻ đi tiêu ngày càng nhiều kèm theo môi khô, sốt cao, nôn, mặt tái nhợt, người lả đi… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Phòng tránh tiêu chảy cấp đúng cách

Phần lớn tiêu chảy do vi trùng gây ra rất dễ lây lan theo nguồn nước, nguồn thức ăn,… Cần thực hiện các biện pháp sau để ngăn chặn dịch bùng phát:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn thức ăn hợp vệ sinh và đã được nấu chín, uống nước đun sôi để nguội, không uống nước lã;
  • Sử dụng nguồn nước sạch để ăn uống và sinh hoạt;
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh;
  • Mỗi gia đình cần có nhà vệ sinh sạch sẽ; không đi vệ sinh bừa bãi, đổ rác thải, phân xuống ao, hồ, sông, suối; không sử dụng phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh để bón cây trồng;
  • Tiêm ngừa vaccine có thể chủng ngừa được tiêu chảy do một số loại vi khuẩn virus gây ra.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cách phòng tránh tiêu chảy cấp
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là cách phòng tránh tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn gây ra. Bệnh thường tự khỏi và có thể điều trị tại nhà. Chăm sóc cho người bị tiêu chảy cấp cần ưu tiên bù nước và điện giải. Khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất ổn hoặc tiêu chảy kéo dài cần đến ngay cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Mọi người cần tích cực thực hiện các biện pháp để phòng bệnh như ăn uống hợp vệ sinh, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng,…

Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ: Một số vấn đề phụ huynh cần biết

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Acute Diarrhea in Adults: What You Should Knowhttps://www.aafp.org/afp/2014/0201/p180-s1.html

    Ngày tham khảo: 10/06/2019

  2. Cách xử trí khi bị tiêu chảy cấphttps://suckhoedoisong.vn/cach-xu-tri-khi-bi-tieu-chay-cap-n42044.html

    Ngày tham khảo: 10/06/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người