YouMed

Bà bầu bị viêm tai giữa: Bệnh lý không thể chủ quan

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp bệnh nhân là người lớn, sản phụ. Nhiễm trùng tai khi mang thai có thể xảy ra vì một vài lý do. Nhưng chúng thường tương đối vô hại và dễ điều trị. Bài viết sau đây của bác sĩ Nguyễn Huỳnh Uyên Tâm sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về việc bà bầu bị viêm tai giữa, nguyên nhân cũng như cách điều trị và chăm sóc tại nhà.

Bà bầu bị viêm tai giữa là gì?

Nhiễm trùng tai giữa, còn được gọi là bệnh viêm tai giữa, là một bệnh nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn trong khoang phía sau màng nhĩ. Nhiều thay đổi trong cơ thể bạn khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh nhiễm trùng, bao gồm cả bệnh lý về tai.

Trong hầu hết các trường hợp, bầu bị viêm tai giữa thường có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào về tai.1

Viêm tai giữa xuất hiện khi khoang phía sau màng nhĩ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút
Viêm tai giữa xuất hiện khi khoang phía sau màng nhĩ bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi rút

Viêm tai giữa khi mang thai có nguy hiểm không?

Trong phần lớn các trường hợp, viêm tai giữa khi mang thai không gây hại cho em bé của bạn. Và cũng giống như nhiễm trùng tai khi bạn không mang thai – thông thường sẽ tự khỏi một cách tự nhiên. Bạn có thể theo dõi tại nhà nếu chưa thể đi khám bác sĩ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không biến mất trong vòng 2 hoặc 3 ngày, bạn nên tìm đến lời khuyên của chuyên gia y tế.2

bầu bị viêm tai giữa thường là một tình trạng không nghiêm trọng, rất hiếm khi có biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các biến chứng nhỏ có thể xảy ra. Chúng có thể bao gồm thủng màng nhĩ và mất thính lực.

Những triệu chứng như chóng mặt, nghe kém hay hiện tượng ù tai có thể là dấu hiệu cho thấy tổn thương ở tai đang diễn tiến nặng.

Dấu hiệu bà bầu viêm tai giữa

Các dấu hiệu và triệu chứng khi bầu bị viêm tai giữa thường bao gồm:

  • Đau trong tai: đau rát, buốt hoặc đau âm ỉ, đặc biệt nếu bạn ấn vào phía ngoài của tai.
  • Sưng, nóng, đỏ viêm ống tai.
  • Ngứa bên trong hoặc xung quanh tai.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Mất thính giác.
  • Ù tai.
  • Chảy dịch tai (dịch vàng, xanh hoặc lẫn máu).
  • Sốt.

Xem thêm: Đau tai: Các nguyên nhân thường gặp

Đau đầu, chóng mặt cũng là triệu chứng cảnh báo bà bầu bị viêm tai giữa
Đau đầu, chóng mặt cũng là triệu chứng cảnh báo bà bầu bị viêm tai giữa

Không phải tất cả các cơn đau tai đều là do nhiễm trùng – tuy nhiên, việc kiểm tra luôn an toàn hơn. Nhiễm trùng có thể diễn tiến nặng và làm hại đến thính giác. Các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác như tăng huyết áp thai kỳ, hoặc thiếu máu do thiếu sắt cũng có thể gây ra một số triệu chứng về tai như ù tai.

Đa số các dấu hiệu và triệu chứng sẽ hết tự nhiên trong vòng vài ngày mà không cần điều trị. Nhưng hãy đi khám nếu bạn bị bất kỳ loại nhiễm trùng nào trong thai kỳ. Nếu không được điều trị, viêm tai giữa có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và thai nhi. Và trong một số trường hợp hiếm hoi có thể dẫn đến các biến chứng.

Nguyên nhân viêm tai giữa

Viêm tai giữa là loại nhiễm trùng tai phổ biến nhất. Đây là tình trạng nhiễm trùng khoang phía sau màng nhĩ. Khoang này thông với phía sau họng qua ống eustachian (ống tai).

Thông thường nó sẽ chứa đầy không khí trong khoang. Nhưng do cảm lạnh hoặc cảm cúm, khoang có thể chứa đầy chất nhầy. Khi chất nhầy này bị nhiễm trùng sẽ dẫn đến viêm tai giữa.2

Và nếu đó là mùa dị ứng, cảm lạnh hoặc cúm, mọi người đều có nguy cơ cao bị viêm tai giữa và các bệnh nhiễm trùng khác.

Điều trị viêm tai giữa trong thai kỳ

Gặp bác sĩ thường xuyên để chăm sóc trước khi sinh rất quan trọng. Hãy cho bác sĩ của bạn biết ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng bạn có thể bị viêm tai giữa. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để kiểm tra chính xác hơn với những dụng cụ khám riêng biệt.

Thuốc

Thuốc giảm đau acetaminophen được coi là an toàn trong thời kỳ mang thai. Đối với cơn đau ít nghiêm trọng hơn hoặc nếu dược phẩm không phải là một lựa chọn an toàn, thì một miếng gạc ấm chườm trên tai cũng có thể giúp bạn giảm đau.3

Nếu có tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc kháng sinh an toàn và phù hợp với bầu bị viêm tai giữa.1 Khi dùng thuốc kháng sinh, điều cực kỳ quan trọng là phải tuân theo chỉ định chính xác của bác sĩ. Và đảm bảo uống đủ liệu trình. Nếu không có thể dẫn đến tái phát bệnh và xuất hiện tình trạng kháng thuốc kháng sinh ở vi khuẩn gây nhiễm trùng.3

Ngoài ra, bác sĩ sẽ xem xét tình trạng viêm nhiễm bên trong ống tai của bạn. Nếu có quá nhiều dịch tiết, có thể cần loại bỏ chất lỏng ra ngoài.

Nếu tình trạng viêm tai giữa trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh
Nếu tình trạng viêm tai giữa trở nên nghiêm trọng, bệnh nhân có thể phải dùng đến thuốc kháng sinh

Chăm sóc tại nhà

Ngoài ra, những phương pháp điều trị khác như cách chăm sóc tại nhà cũng rất quan trọng. Không phải lúc nào bạn cũng có thể tránh được viêm tai giữa hoặc bất kỳ loại nhiễm trùng nào khác. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ hay giảm triệu chứng của viêm tai giữa khi mang thai bằng những mẹo sau:

  • Đừng lấy ráy tai từ phần sâu bên trong của tai, đặc biệt là bằng tăm bông.
  • Dùng khăn mềm để vệ sinh bên ngoài tai.
  • Đội mũ bơi hoặc giữ đầu ở trên mặt nước nếu đi bơi.
  • Nếu bạn bị dính nước vào tai, nên lấy một khăn mềm và sạch lau khô.

Mẹ bầu mang thai ngoài việc ăn uống điều độ và tập thể dục đều đặn, thì việc chăm sóc trước khi sinh cũng rất quan trọng. Bởi vì bất cứ tình trạng nhiễm trùng nào cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. Mặc dù bầu bị viêm tai giữa không xảy ra nhiều nhưng vẫn có thể để lại biến chứng nếu không điều trị phù hợp. Lời khuyên tốt nhất nếu bạn có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm tai giữa trong thời gian mang thai đó là hãy đến gặp bác sĩ nhé.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Treating an Ear Infection During Pregnancyhttps://www.healthline.com/health/pregnancy/ear-infection-while-pregnant#treatment

    Ngày tham khảo: 27/11/2021

  2. What is an ear infection?https://ada.com/signs-of-ear-infection/

    Ngày tham khảo: 27/11/2021

  3. Middle Ear Infectionhttps://ada.com/conditions/middle-ear-infection/

    Ngày tham khảo: 27/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người