YouMed

Câu hỏi thường gặp về thuốc tẩy giun và lời giải từ chuyên gia

Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Tác giả: Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên
Chuyên khoa: Dược

Việc sử dụng thuốc tẩy giun là điều cần thiết đối với con người nhằm phòng ngừa các bệnh do giun gây ra. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người thắc mắc về khi sử dụng loại thuốc này. Hãy cùng Dược sĩ Hoàng Thủy Tiên giải đáp những câu hỏi thường gặp về các loại thuốc tẩy giun nhé. 

Tổng quan về thuốc tẩy giun

Đối tượng nào cần tẩy giun?

Từ những năm đầu thập niên 2000, WHO đã có những chiến lược tập trung kiểm soát vấn đề giun sán cho mọi đối tượng trên toàn thế giới.1

Theo WHO, những đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến giun bao gồm:1

  • Trẻ em (Lứa tuổi mầm non và tiểu học).
  • Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (Kể cả những người đang có thai hoặc đang cho con bú).
  • Những nghề nghiệp đặc thù như: thu hoạch chè, thợ mỏ.
Trẻ em là những đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến giun sán
Trẻ em là những đối tượng dễ mắc các bệnh liên quan đến giun sán

Mọi người có thể tẩy giun định kỳ theo Quyết định số 6437/QĐ-BYT ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế:

Chỉ định: Lứa tuổi từ 12 tháng tuổi trở lên.

Chống chỉ định:

  • Người đang mắc bệnh cấp tính, sốt cao (>38,5° C).
  • Người có mệnh mạn tính: suy thận, suy tim, suy gan, hen phế quản.
  • Người có tiền sử dị ứng với các thành phần của thuốc.
  • Phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, phụ nữ đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tháng tuổi.

Xem thêm: Người lớn có cần uống thuốc tẩy giun không?

Những loại thuốc tẩy giun được các tổ chức y tế khuyến nghị

Các loại thuốc được WHO khuyến nghị là Albendazole (400 mg) và Mebendazole (500 mg). Lý do là bởi tính hiệu quả, giá thành ổn đinh và dễ sử dụng cho mọi đối tượng.1

Chúng đã được thông qua thử nghiệm an toàn rộng rãi và đã được sử dụng cho hàng triệu người với ít tác dụng phụ.1 2

Liều lượng cụ thể được Bộ Y tế Việt Nam quy định như sau:

  • Trẻ em từ 12 tháng tuổi đến dưới 24 tháng tuổi: Albendazole 200mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
  • Người từ 24 tháng tuổi trở lên: Albendazole 400mg hoặc Mebendazole 500mg liều duy nhất.
Bộ Y tế Việt Nam đã quy định về đối tượng và liều lượng dùng thuốc xổ giun
Bộ Y tế Việt Nam đã quy định về đối tượng và liều lượng dùng thuốc xổ giun

Những câu hỏi thường gặp về thuốc tẩy giun

Nên sử dụng thuốc tẩy giun vào lúc nào để có hiệu quả cao?

Hiện nay, các thuốc xổ giun không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc nhuận tràng.

  • Có thể uống thuốc tẩy giun ở bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong hoặc tốt nhất nên uống sau bữa tối 2 tiếng.
  • Để tăng hiệu quả khi sử dụng thuốc, bạn nên nhai viên thuốc trước khi uống và đối với trẻ em bạn ó thể nghiền viên và pha vào nước.
  • Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống như bình thường.

Sau khi uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết?

Tùy vào mỗi loại thuốc sẽ có thời gian tác dụng khác nhau. Thông thường, sau khi uống thuốc tẩy giun khoảng 24 – 72 giờ thì thuốc sẽ khiến giun chết.

Hiện nay, các thuốc tẩy giun có mặt trên thị trường đều là những loại thuốc có tác dụng nhanh và hiệu quả cao.

Mỗi loại thuốc tẩy giun sẽ có thời gian tác dụng khác nhau
Mỗi loại thuốc tẩy giun sẽ có thời gian tác dụng khác nhau

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Sau khi sử dụng thuốc bạn có thể có cảm giác muốn đi vệ sinh để tống xác giun ra ngoài theo phân. Những loại thuốc xổ giun trước kia có cơ chế đào thải xác giun còn nguyên vẹn ra ngoài nên người uống có thể thấy giun trong phân.

Ngày nay, thuốc tẩy giun thế hệ mới đều có tác dụng làm giun tự tiêu trong phân nên chúng ta không còn chứng kiến tình trạng đi ngoài ra giun sau khi sử dụng thuốc tẩy giun nữa.

Tiêu chí lựa chọn thuốc tẩy giun là gì?

Tẩy giun là điều cần thiết đối với con người vì vậy lựa chọn thuốc tẩy giun rất quan trọng: Sau đây là những tiêu chí lựa chọn thuốc tẩy giun:

  • Thuốc tẩy giun phù hợp với loại giun kí sinh ở đường ruột như: giun đũa, giun móc, giun kim thì dùng thuốc có tác dụng tại chỗ.
  • Lựa chọn thuốc tẩy giun có ít tác dụng phụ, an toàn và mang lại hiệu quả điều trị.

Một số thuốc xổ giun phổ biến hiện nay

1. Fugacar

Hoạt chất: Mebendazole 500 mg.

Giá tham khảo: 18.000 VNĐ/ hộp 1 viên.

thuốc tẩy giun Fugacar
Thuốc tẩy giun Fugacar được xem là loại thuốc phổ biến với nhiều người 

Thuốc Fugacar thường dùng cho trẻ em trên 12 tuổi

Chống chỉ định với trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang mang thai, dị ứng với  thuốc. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo các tác dụng phụ của thuốc tẩy giun trước khi uống thuốc. 

2. Zentel

Hoạt chất: Albendazole 200 mg.

Giá tham khảo: 15.000 VNĐ/ hộp 2 viên.

Hình ảnh Thuốc tẩy giun Zentel
Hình ảnh thuốc tẩy giun Zentel

Thuốc tẩy giun Zentel chống chỉ định với trẻ dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú, dị ứng với thuốc.

Một số lưu ý khi dùng thuốc tẩy giun

Thuốc tẩy giun vẫn có chống chỉ định và một số tác dụng phụ hiếm gặp. Do đó, bạn không nên chủ quan khi uống loại thuốc này.

Phụ nữ cho con bú có uống thuốc tẩy giun được không?

Thuốc tẩy giun có tác dụng tại chỗ ít hấp thu vào máu nhưng vẫn liệt kê bào danh sách chống chỉ định cho phụ nữ có thai và cho con bú. Theo các nghiên cứu từ WHO, việc tẩy giun cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai sẽ có lợi cho sức khỏe của cả mẹ lẫn bé. Điều này còn giúp trẻ tránh được các nguy cơ tử vong sau sinh hoặc suy dinh dưỡng.3

Cho đến nay chỉ có một nghiên cứu Dược động học đã chỉ ra nếu người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú sử dụng thuốc tẩy giun với liều uống 400 mg Albendazole; thì nồng độ này khó có thể được coi là có hại cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của việc tẩy giun sau khi sinh (tức là trong thời kỳ hậu sản) đối với sức khỏe của bà mẹ hoặc trẻ sơ sinh.4 5 

Cho nên để đảm bảo an toàn khi tẩy giun sau sinh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ thai sản của mình trước khi sử dụng.

Uống thuốc tẩy giun có làm chậm kinh nguyệt không?

Hiện nay, chưa có bằng chứng nào chứng minh thuốc tẩy giun là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt. Nếu người dùng thuốc bị chậm quá 10 ngày khi nên gặp bác sĩ để theo dõi và đưa ra lời khuyên phù hợp.

Uống thuốc tẩy giun cần kiêng những gì?

Thuốc tẩy giun có tác dụng phụ ảnh hưởng đến người sử dụng. Để tránh điều này xảy ra, chúng ta nên lưu ý như sau:

  • Nên uống sau bữa ăn hoặc ăn nhẹ để tránh cảm giác nôn nao, chán ăn.
  • Nếu khi uống thuốc tẩy giun có triệu chứng buồn nôn, ngứa, mệt mỏi, mất ngủ thì cần báo bác sĩ để kiểm tra.
  • Tránh sử dụng thuốc nếu đã có tiền sử dị ứng với các hoạt chất, thành phần trong thuốc.
  • Đối với các bệnh mạn tính, bệnh lý nền nặng khi sổ giun cần theo chỉ định bác sĩ.
  • Tránh sử dụng trong phụ nữa đang mang thai và cho con bú khi trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc tẩy giun có thể làm hại cho thai nhi vì vậy cần uống trước thời gian mang thai.

Trên đây là những giải đáp của chuyên gia về các vấn đề liên quan đến thuốc tẩy giun. Nếu bạn còn những câu hỏi thường gặp về thuốc tẩy giun khác, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Soil-transmitted helminth infectionshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/soil-transmitted-helminth-infections

    Ngày tham khảo: 18/04/2022

  2. What Are Helminths?https://www.verywellhealth.com/helminths-5207511

    Ngày tham khảo: 18/04/2022

  3. Deworming women during pregnancy has a positive effect on child survival and healthhttps://www.who.int/news/item/29-04-2021-deworming-women-during-pregnancy-has-a-positive-effect-on-child-survival-and-health

    Ngày tham khảo: 18/04/2022

  4. Albendazole and its metabolites in the breast milk of lactating women following a single oral dose of albendazolehttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2791980/

    Ngày tham khảo: 18/04/2022

  5. The Case for Maternal Postpartum Deworminghttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5215888/

    Ngày tham khảo: 18/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người