YouMed

Những bài tập thở cho người hen suyễn được quan tâm hiện nay

Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thế Huy
Tác giả: ThS.BS Đinh Thế Huy
Chuyên khoa: Tai - Mũi - Họng

Việc hít thở là điều diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo duy trì sự sống. Tuy nhiên, những người bị hen suyễn sẽ dễ gặp khó khăn khi hít thở bình thường và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, khả năng hít thở sẽ khác nhau. Do đó, việc tập luyện những bài tập thở cho người hen suyễn đóng vai trò rất quan trọng để duy trì sự sống. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Thế Huy tìm hiểu rõ hơn về các bài tập thở cho người bị hen suyễn qua bài viết dưới đây.

Bài tập thở là gì?

Đây là những bài tập, động tác riêng biệt về cách hít thở. Hít thở là hoạt động diễn ra xuyên suốt trong cuộc sống mỗi người. Hoạt động này tưởng chừng đơn giản nhưng với người bệnh hen suyễn, họ có thể gặp khó khăn trong việc hít thở. Cụ thể, người bệnh hen suyễn có thể khó thở, thở khò khè, đau và tức ngực khi thở. Nếu không được điều trị kịp thời cũng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Nếu thực hiện đúng cách, đúng đối tượng, những bài tập này có thể mang lại một số lợi ích cho người bệnh hen suyễn. Ví dụ như:1

  • Tác động tích cực đến chất lượng cuộc sống.
  • Giúp tăng thông khí.
  • Cải thiện chức năng phổi.
  • Kiểm soát được các triệu chứng khi bị hen suyễn.

Các bài tập thở cho người hen suyễn được quan tâm hiện nay

1. Bài tập hít thở bằng cơ hoành

Thở bằng cơ hoành là một loại bài tập thở giúp tăng cường cơ hoành. Khi cơ hành hoạt động hiệu quả thì quá trình thông khí sẽ hiệu quả và mức tiêu thụ oxy của các cơ thông khí thấp. Bên cạnh đó bài tập thở có vai trò giúp thư giãn, giảm tác hại của hormone cortisol đối với cơ thể và giảm huyết áp.2 3

Cách thực hiện

  • Nằm ngửa trên một mặt phẳng với đầu gối cong. Có thể kê một chiếc gối dưới đầu và kê đầu gối nếu thấy thoải mái hơn.
  • Đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng, ngay dưới khung xương sườn.
  • Hít vào từ từ bằng mũi, để không khí vào sâu, về phía bụng dưới. Tay trên ngực phải giữ nguyên, trong khi tay trên bụng sẽ nâng lên.
  • Siết chặt cơ bụng và để chúng hóp vào trong khi thở ra qua miệng mím chặt.
Cơ chế của bài tập thở cơ hoành
Cơ chế của bài tập thở cơ hoành

2. Bài tập hít thở bằng mũi

Việc hít thở bằng mũi giúp người bệnh hen suyễn điều hòa không khí tốt hơn. Do khi hít thở bằng miệng, không khí đi vào có thể làm khô và mát niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến co thắt phế quản ở những người hen suyễn nhạy cảm.4

Bên cạnh đó còn có tác dụng như:5

  • Khí được hít vào ấm và có độ ẩm hơn, giảm được các tác nhân tiềm ẩn làm khởi phát cơn hen suyễn.
  • Gia tăng hệ miễn dịch.

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng và thư giãn.
  • Đặt tay trái lên gối trái.
  • Đặt ngón tay cái bên phải của bạn lên trên lỗ mũi bên phải, hít vào qua lỗ mũi trái.
  • Đặt ngón đeo nhẫn bên phải lên lỗ mũi trái. Thở ra qua lỗ mũi bên phải.
  • Hít vào qua lỗ mũi bên phải.
  • Đưa ngón tay cái bên phải trở lại lỗ mũi bên phải, thở ra qua lỗ mũi trái.
  • Lặp lại trong 5 phút.
Bài tập thở bằng mũi giúp người bệnh điều hòa không khí tốt hơn
Bài tập thở bằng mũi giúp người bệnh điều hòa không khí tốt hơn

3. Bài tập thở phương pháp Papworth

Phương pháp thở Papworth bắt đầu những năm 1960. Với sự kết hợp giữa kỹ thuật thư giãn và điều hòa nhịp thở, Papworth cải thiện triệu chứng hô hấp, khó thở, rối loạn nhịp thở và tâm trạng không thoải mái. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh hen suyễn. Giúp giảm các triệu chứng hen suyễn, lo lắng và các triệu chứng phát sinh do giảm CO2 máu.6

Cách thực hiện:

  • Ngồi thẳng lưng.
  • Hít vào (bằng miệng hoặc mũi) rồi thở ra bằng mũi theo nhịp đếm từ 1 – 4.
  • Cần chú ý vào nhịp độ lên xuống của bụng và lắng nghe hơi thở.
  • Lặp lại chu kỳ 3 – 5 lần.

4. Bài tập thở Buteyko

Kỹ thuật thở này do Konstantin Bukeyto phát triển. Đây là phương pháp được chuyển thể từ kỹ thuật của Nga, nhưng được giới thiệu đầu tiên ở Úc và đã được sử dụng trên khắp thế giới. Mục đích của bài tập thở Buteyko là nhằm giúp người bệnh hen suyễn tăng thông khí, giảm CO2 máu, giảm thông khí và các triệu chứng hen suyễn.7

Để thực hiện bài tập thở này, bạn cần:

  • Nên ngồi xuống hoặc ngồi trên ghế.
  • Giữ cột sống thẳng.
  • Thư giãn cơ hô hấp.
  • Thở bình thường trong vài phút.

Cách thực hiện như sau:

  • Sau khi hít một hơi thật sâu, nín thở.
  • Sau đó sử dụng ngón trỏ và ngón cái nối mũi.
  • Nín thở cho đến khi cảm thấy muốn thở, sau đó thở ra.
  • Nên thở bình thường ít nhất 10 phút.
  • Nên lặp lại nhiều lần.

Lưu ý, nếu bệnh nhân mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, động kinh thì không nên thực hiện phương pháp này.

Mục đích của bài tập thở Buteyko là giảm các triệu chứng của hen suyễn
Mục đích của bài tập thở Buteyko là giảm các triệu chứng của hen suyễn

5. Bài tập hít thở mím môi

Bài tập thở mím môi giúp:8

  • Cải thiện luồng không khí trong phổi, giải phóng không khí bị kẹt trong phổi.
  • Giữ cho đường thở mở lâu hơn.
  • Giảm cảm giác khó thở.
  • Thúc đẩy thư giãn chung.

Cách thực hiện:8

  • Thư giãn cổ và vai.
  • Hít vào bằng mũi trong 2 giây trong khi miệng ngậm. Không cần thở mạnh, chỉ cần thở bình thường.
  • Mím môi như khi huýt sáo hoặc như nhẹ nhàng thổi tắt nến.
  • Thở ra từ từ qua môi mím chặt trong đếm ngược 4 giây.
Bài tập thở mím môi giúp cho đường thở mở lâu hơn, giảm cảm giác khó thở,...
Bài tập thở mím môi giúp cho đường thở mở lâu hơn, giảm cảm giác khó thở,…

6. Bài tập hít thở trong yoga

Kiểu thở trong Yoga sẽ giúp:9

  • Tăng thể tích lưu thông, giảm nhịp thở trong khi tập yoga, cản trở quá trình gây ra cơn hen suyễn.
  • Mở rộng lồng ngực và tăng thời gian nín thở cũng như khả năng sống, giúp cải thiện chức năng phổi ở người hen.
  • Giúp tâm trạng thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Thực hiện tư thế ngồi thiền.
  • Đầu hơi cúi xuống.
  • Cằm đặt vào vị trí xương quai xanh.
  • Hít thật sâu bằng mũi để không khí đầy trong bụng. Giữ nguyên tư thế và khí khoảng 5 đến 6 giây.
  • Nhẹ nhàng thở ra cho đến khi hết khí, bụng hóp lại.
  • Lặp lại quá trình hít thở này khoảng 5 phút cho mỗi lần tập.

Hy vọng qua bài viết trên này, bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về các bài tập thở cho người hen suyễn. Cần tìm hiểu kỹ thông tin, cách thực hiện các bài tập này và tốt nhất nên hỏi ý kiến chuyên gia, bác sĩ trước khi thực hiện nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Breathing exercises for adults with asthmahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7096190/

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  2. The physiological effects of slow breathing in the healthy humanhttps://breathe.ersjournals.com/content/13/4/298

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  3. The Effect of Breathing Exercise on Stress Hormoneshttps://www.researchgate.net/publication/357723222_The_Effect_of_Breathing_Exercise_on_Stress_Hormones

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  4. Reduced Nocturnal Asthma by Improved Nasal Breathinghttps://www.tandfonline.com/doi/abs/10.3109/00016489609137878

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  5. Breathing exercises for asthmahttps://breathe.ersjournals.com/content/10/4/312

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  6. Integrated breathing and relaxation training (the Papworth method) for adults with asthma in primary care: a randomised controlled trialhttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2094294/

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  7. Effect of two breathing exercises (Buteyko and pranayama) in asthma: a randomised controlled trialhttps://thorax.bmj.com/content/58/8/674/

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  8. Pursed Lip Breathinghttps://www.med.umich.edu/1libr/InternalMedicine/PursedLipBreathing.pdf

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

  9. Yoga for asthmahttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6880926/

    Ngày tham khảo: 13/05/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người