YouMed

Tự bấm huyệt chữa tê chân như thế nào?

bác sĩ NGUYỄN VŨ THU THẢO
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Vũ Thu Thảo
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Tê chân là một cảm giác thường gặp; và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể là do ngồi ở một tư thế quá lâu, hoặc nặng hơn là biến chứng thần kinh của bệnh tiểu đường. Bấm huyệt là một phương pháp điều trị Đông Y có thể giúp giảm tê chân. Mời các bạn cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo tìm hiểu thêm về phương pháp bấm huyệt chữa tê chân qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây tê chân

Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân gây tê chân, bao gồm:1

Dị cảm

Khi ngồi hoặc bắt chéo chân quá lâu, áp lực chèn ép dây thần kinh ở chân trong thời gian ngắn. Vì thế làm chặn các dẫn truyền thần kinh lên não và ngược lại, gây cảm giác tê bì. Khi đổi tư thế, và cử động chân, cảm giác tê sẽ biến mất.

Ngồi quá lâu ở một tư thế có thể khiến bạn bị tê chân
Ngồi quá lâu ở một tư thế có thể khiến bạn bị tê chân

Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa chạy từ thắt lưng, qua hông và mông và xuống chân. Nếu thần kinh tọa bị chèn ép, người bệnh sẽ có cảm giác tê chân. Và lúc này, tê thường xảy ra ở một bên chân. Yếu tố nguy cơ của bệnh này là: ngồi lâu, tuổi già hoặc béo phì.

Đái tháo đường

Đường huyết cao trong thời gian dài làm tổn thương các dây thần kinh khắp cơ thể. Tê thường bắt đầu ở ngón chân, sau đó từ từ di chuyển lên trên. Xuất hiện ở cả hai bàn chân. Thường được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại vi. Tê có thể xuất hiện ở bàn tay và cánh tay; tê nhiều hơn vào ban đêm.

Bên cạnh tê chân, người bệnh còn triệu chứng đau chân dữ dội, yếu cơ, phản xạ yếu (thường ở mắt cá chân), khó giữ thăng bằng. Xuất hiện vết loét ở chân hoặc nhiễm trùng. Tình trạng tê sẽ giảm đi nếu kiểm soát đường huyết tốt.

Đa xơ cứng

Tê là một triệu chứng ban đầu phổ biến của bệnh đa xơ cứng (MS). Trong trường hợp này, hệ miễn dịch tấn công hệ thần kinh trung ương. Người bệnh thường cảm thấy như “kim châm” ở chân. Nặng hơn là mất hoàn toàn cảm giác bàn chân và khó đi lại.

Khối u dây thần kinh ngoại biên

Trường hợp này hiếm xảy ra. Khối u dây thần kinh ngoại biên thường gây tổn thương và đau dây thần kinh. Nhưng may mắn thay, nó thường là khối u lành tính.

Xem thêm: Những điều cần biết về Tổn thương dây thần kinh ngoại biên

Vì sao bấm huyệt có thể chữa chứng tê chân?

Bấm huyệt giúp giãn các cơ đau bằng cách ấn trực tiếp vào các điểm kích hoạt của cơ thể. Bấm huyệt còn giúp giảm cảm giác ngứa ran, bỏng rát hoặc “kim châm” trong cơ thể do đau thần kinh. Nó cũng có thể giúp giảm các triệu chứng khác, như đau âm ỉ hoặc cứng khớp.

Theo Đông Y, cảm giác châm chích, tê bì xuất hiện là do bị tắc trở khí vận hành trong cơ thể. Khi bấm huyệt trị tê chân, tác động kích thích lên huyệt sẽ khai thông khí cơ. Làm giảm triệu chứng tê chân.

Bấm huyệt chữa tê chân có hiệu quả?

Có một số bằng chứng cho thấy cả châm cứu và bấm huyệt đều có thể giải phóng một loại phân tử gọi là peptide opioid trong não. Các phân tử này có tác dụng giảm đau, gần giống như “ma tuý tự nhiên”. Các nghiên cứu khác thậm chí còn chỉ ra rằng châm cứu và bấm huyệt có thể tăng cường miễn dịch cho cơ thể.2

Cách bấm huyệt chữa tê chân

Chỉ định

Chống chỉ định

Vị trí định bấm có vết loét nhiễm trùng.

Phụ nữ mang thai.

Các điểm bấm huyệt chữa tê chân

1. Túc tam lý

Vị trí huyệt: Bờ ngoài cẳng chân, từ bờ ngoài xương bánh chè đo thẳng xuống 3 thốn. Huyệt cách xương mác 1 khoác ngón tay.

Tác dụng: Túc tam lý được sử dụng để giảm tê và ngứa ran ở bàn chân và chân.

2. Tam âm giao

Vị trí huyệt: Huyệt là giao điểm của ba đường kinh âm: Thận, Tỳ, và Can. Cách đỉnh cao mắt cá chân 3 thốn, sau đường viền bên trong xương chày. Ấn bằng ngón cái trong 5 phút, ấn 6 giây nghỉ 2 giây. Lặp lại cho cả hai chân.

Tác dụng huyệt: Cải thiện lưu thông máu và giảm tê ở chân.

Cách xác định và thực hiện bấm huyệt Tam âm giao
Cách xác định và thực hiện bấm huyệt Tam âm giao

3. Dương lăng tuyền

Vị trí huyệt: Nằm ở mặt bên của cẳng chân. Chỗ lõm trước dưới đầu xương mác. Dùng ngón cái hoặc ngón trỏ để ấn và day.

Tác dụng: Dương lăng tuyền giúp giảm đau và tê ở chân và đầu gối.

4. Phong thị

Vị trí huyệt: Nằm ở giữa mặt bên đùi. Người đứng thẳng, hai tay buông thỏng. Đỉnh cao ngón giữa chạm vào chỗ nào của đùi thì chỗ đó là huyệt.

Tác dụng huyệt: Giảm tê chân.

Lưu ý và kiêng kỵ khi bấm huyệt chữa tê chân

Bấm huyệt trị tê chân có thể được thực hiện tại nhà hoặc cơ sở điều trị; có thể tự bấm, hoặc nhờ chuyên gia bấm huyệt. Tuy nhiên, cũng có một số lưu ý bao gồm:

  • Chú ý không gian bấm huyệt cần yên tĩnh, thoáng khí.
  • Lựa tư thế ngồi thoải mái.
  • Không ăn quá no trước khi bấm huyệt.
  • Bấm huyệt không thể thay thế việc đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân của bệnh.

Những phương pháp Đông y khác điều trị tê chân

Châm cứu giảm tê chân

Bác sĩ châm cứu có thể dùng kim châm khu vực bị tê. Châm cứu điều trị tê thấp nhờ điều chỉnh dòng khí, điều hòa chức năng tạng, trừ phong, tán hàn và đàm thấp.

Xem thêm: Châm cứu bàn chân và những điều bạn cần lưu ý

Thuốc Đông y để giảm tê chân

Tê bì, hay còn gọi là chứng Ma mộc theo Đông y do nội nhân, ngoại nhân, bất nội ngoại nhân. Nội nhân có thể do Can khí hư, thận khí hư và tỳ khí hư. Ngoại nhân là do 6 loại tà khí xâm nhập vào cơ thể như Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa. Tê bì thường gây ra do phong, hàn và đàm thấp. Còn bất nội ngoại nhân có thể hiểu là do chấn thương gây nên ma mộc.

Sau khi xác định nguyên nhân gây tê, bác sĩ sẽ kê một phương thuốc kết hợp cùng châm cứu. Các loại thảo mộc Trung Quốc trừ thấp như Bạch truật, Thục địa,… Chúng giúp điều hòa Can khí và Thận khí. Đan Thần (Cây xô thơm đỏ) có thể được sử dụng để tăng cường lưu thông máu và giảm cả tê và đau.

Vị thuốc Bạch Truật thường được kết hợp với phương pháp châm cứu giúp chữa tê chân
Vị thuốc Bạch Truật thường được kết hợp với phương pháp châm cứu giúp chữa tê chân

Tóm lại, có nhiều phương pháp điều trị giảm tê chân theo Đông y. Trong đó, bấm huyệt là phương pháp dễ thực hiện mà bạn có thể tự làm tại nhà. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn đã có thêm thông tin về cách bấm huyệt chữa tê chân. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Why Do I Have Numbness in My Legs?https://www.webmd.com/a-to-z-guides/leg-numbness-causes

    Ngày tham khảo: 10/11/2021

  2. Acupuncture and acupressure for neuropathic pain: An ancient alternative

    https://www.painaction.com/acupuncture-acupressure-neuropathic-pain/

    Ngày tham khảo: 10/11/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người