Bấm huyệt chữa tiêu chảy và những thông tin cần thiết
Nội dung bài viết
Tiêu chảy là một bệnh lí đường tiêu hóa thường gặp. Nó có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bấm huyệt chữa tiêu chảy như thế nào và mức độ hiệu quả ra sao? Chúng ta hãy cùng Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy là đi tiêu phân lỏng, phân nhiều nước (đi cầu ra máu). Bạn có thể bị tiêu chảy nếu bạn đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong một ngày. Tiêu chảy cấp là tiêu chảy kéo dài trong thời gian ngắn. Đó là một vấn đề phổ biến. Nó thường kéo dài khoảng một hoặc hai ngày, nhưng nó có thể kéo dài hơn.
Khi tiêu chảy kéo dài hơn, người ta gọi nó là tiêu chảy mạn. Theo thống kê dịch tễ, tiêu chảy mạn ảnh hưởng đến 26.9% người lớn ở Mỹ. Có hai loại chính trong tiêu chảy mạn: tiêu chảy chức năng hoặc tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích (IBS). Sự khác biệt của hai bệnh lí này là triệu chứng đau bụng. Tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích xuất hiện cơn đau bụng/ khó chịu tái phát, và giảm đi sau khi đi tiêu hoặc có thay đổi thói quen đi tiêu. Trong khi tiêu chảy chức năng xuất hiện phân lỏng, nhiều nước và không đau bụng.
Xem thêm: Bệnh tiêu chảy cấp: Hỏi bác sĩ sao cho đúng?
Vì sao bấm huyệt có thể chữa bệnh tiêu chảy?
Cũng giống như châm cứu, bấm huyệt tác động vào các huyệt vị trên đường kinh. Nghiên cứu chứng mình rằng châm cứu có tác dụng đặc biệt và độc lập đối với các bệnh đường tiêu hóa. Một số thử nghiệm trên động vật cho thấy châm cứu có thể làm tăng hoặc giảm nhu động ruột.
Cơ chế của châm cứu đối với nhu động đường tiêu hóa dường như là qua đường thần kinh và thể dịch qua trung gian, và một số nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng châm cứu liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương, hệ thống thần kinh tự chủ và hệ thống thần kinh ruột. Tương tự châm cứu, bấm huyệt cũng kích thích hệ thần kinh và thể dịch để làm giảm nhu động ruột.
Xem thêm: Tiêu chảy cấp vẫn là bệnh phổ biến tại Việt Nam
Bấm huyệt chữa tiêu chảy có hiệu quả?
Mặc dù bấm huyệt có thể giúp cải thiện triệu chứng tiêu hóa và giảm tiêu chảy. Nhưng bấm huyệt không thể thay đổi hoàn toàn nếu chế độ ăn uống không tốt. Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể do ngộ độc thức ăn. Trong trường hợp này, tốt nhất là nên loại bỏ loại thực phẩm gây ngộ độc ra khỏi bữa ăn của bạn.
Chúng ta hãy cùng xem các điểm bấm huyệt giúp giảm tiêu chảy.
Cách bấm huyệt điều trị bệnh tiêu chảy
Chỉ định
- Rối loạn chức năng ruột.
- Các bệnh ảnh hưởng đến dạ dày, ruột non hoặc ruột kết, chẳng hạn như bệnh Crohn.
- Tiêu chảy mạn: hội chứng ruột kích thích.
Chống chỉ định
- Bệnh lí bụng ngoại khoa.
- Phụ nữ mang thai.
- Vùng bụng có chấn thương.
- Người bệnh tiêu chảy đang có dấu hiệu mất nước: li bì, mắt trũng sâu, khát nước. Lúc này, nên tập trung bù dịch thay vì bấm huyệt giảm tiêu chảy.
Các huyệt bấm chữa tiêu chảy
1. Huyệt phúc ai
Vị trí: Huyệt nằm dưới đáy khung xương sườn. Từ giao điểm của đường thẳng đi qua núm vú và đường đi ngang rốn, đo lên 3 thốn là huyệt Phúc ai.
Tác dụng: Bấm huyệt này để giảm tiêu chảy và khó tiêu. Nó cũng sẽ giúp giảm đau bụng và thậm chí điều trị đau trong loét dạ dày. Huyệt này còn loại bỏ cảm giác thèm ăn khi bạn ăn quá nhiều hoặc có chế độ ăn uống bất thường.
Xem thêm: Tiêu chảy khi đi du lịch có nguy hiểm không?
2. Huyệt Khí hải
Vị trí: huyệt nằm trên đường dọc giữa bụng, từ rốn đo xuống 1.5 thốn.
Tác dụng: Huyệt thuộc mạch nhâm. Huyệt này sẽ giúp giảm tiêu chảy mãn tính. Ngoài ra, nó còn làm mạnh cơ vùng bụng, và chữa chứng táo bón và đầy hơi.
3. Huyệt Túc tam lý
Vị trí: Túc tam lý thuộc kinh Vị, từ chỗ lõm khớp gối đo xuống ba thốn, ngay mặt trước ngoài của cẳng chân.
Tác dụng: Huyệt giúp tăng cường toàn bộ hệ thống cơ bắp trong cơ thể. Tăng cường sức mạnh cho các cơ của hệ tiêu hóa. Điểm này cũng sẽ hỗ trợ tiêu hóa và giúp giảm đau dạ dày.
4. Huyệt Công tôn
Vị trí: Huyệt nằm trên đường tiếp giáp của da gan và da mu bàn chân, nằm ở bờ trong bàn chân. Là nơi tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1.
Tác dụng: Sử dụng huyệt trên kinh Tỳ để giải quyết các vấn đề về hệ tiêu hóa. Huyệt giúp điều trị chứng khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng và thậm chí là buồn nôn.
5. Huyệt Hành gian
Vị trí: Là huyệt thứ hai của kinh Can. Ép ngon chân cái sát ngón chân trỏ, huyệt nằm ở ngay phần đầu của kẽ 2 ngón chân. Huyệt nằm hướng về phía mu chân.
Tác dụng: hỗ trợ hệ tiêu hóa. Huyệt làm giảm tiêu chảy, đau bụng và buồn nôn. Ngoài ra, huyệt còn được sử dụng để giảm đau đầu.
Xem thêm: Đau đầu cụm: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Quy trình điều trị trong bao lâu?
Thời gian điều trị và tác động của bấm huyệt đối với tiêu chảy vẫn chưa cụ thể. Nhưng thông thường, bác sĩ sẽ bấm huyệt đến khi triệu chứng giảm rõ rệt thì dừng lại.
Những phương pháp đông y khác
Có nhiều phương pháp giúp giảm tiêu chảy:
Các loại thảo mộc khô, có công dụng giảm bài tiết
- Các loại thảo mộc khô, chẳng hạn như lá dâu đen (Rubus fruticosus) hoặc lá mâm xôi (Rubus idaeus), giúp “làm khô” màng nhầy trong ruột. Pha trà với một muỗng cà phê mỗi cốc. Uống 1/2 cốc mỗi giờ. Có một số tranh cãi xung quanh việc sử dụng những loại trà này nếu người uống mang thai.
- Bột carob (Ceratonia siliqua), rất giàu chất xơ, có thể được hòa tan thành thức uống bổ sung chất điện giải hydrat hóa. KHÔNG cho trẻ em uống carob trừ khi có chỉ định của bác sĩ
- Chiết xuất từ cây việt quất (Vaccinum myrtillus) cũng có đặc tính làm se. KHÔNG dùng việt quất đen nếu bạn dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu). Bilberry cũng có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh tiểu đường.
Thảo mộc giảm nhiễm trùng
- Cây có chứa berberin có thể giúp điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Chúng bao gồm barberry (Berberis vulgaris), goldenseal (Hydrastis canadensis), và nho Oregon (Berberis aquifolium).
- KHÔNG dùng berberine nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Châm cứu
Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp châm kết hợp với cứu để điều trị tiêu chảy. Đồng thời, ôn ấm tỳ vị.
Tóm lại, nếu tiêu chảy, bạn có thể thực hiện các biện pháp bấm huyệt hoặc dùng thảo dược tại nhà. Nhưng nếu tiêu chảy 2-3 ngày mà không dứt, kèm theo triệu chứng mất nước nặng nên đến các cơ sở y tế khám và điều trị.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Acupuncture for chronic diarrhea in adultshttps://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5287965/
Ngày tham khảo: 21/10/2021
-
Zusanlihttp://www.acupuncture.com/education/points/stomach/st36.htm
Ngày tham khảo: 21/10/2021
-
Evidence Based Acupuncture Traininghttps://www.aacp.org.uk/assets/ckfinder_library/files/AACP%20Acupuncture%20Point%20Reference%20Manual.pdf
Ngày tham khảo: 21/10/2021