Bấm huyệt chữa viêm xoang và những thông tin bạn cần biết
Nội dung bài viết
Bấm huyệt là một cách để giúp giảm áp lực xoang và các triệu chứng khác. Phương pháp điều trị truyền thống này dựa trên các phương pháp tương tự như châm cứu; thậm chí nó còn sử dụng các điểm huyệt giống nhau. Nhưng thay vì kim tiêm; áp lực được đặt ở một số điểm huyệt nhất định trên khuôn mặt; và cơ thể của bạn bằng cách sử dụng bàn tay và ngón tay của bạn. Vậy bấm huyệt chữa viêm xoang như thế nào; hiệu quả ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây của bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Thị Huyền để xem những thông tin bạn cần biết.
Viêm xoang dưới góc nhìn Y học cổ truyền
Viêm mũi xoang là bệnh lý được mô tả trong các chứng như: Tỵ uyên, Tỵ lậu, Tỵ tắc, Tỵ cừu, Đầu thống, Đầu trọng, Giáp thống, Phát nhiệt, …
Nguyên nhân
Do vệ khí hư và phế khí hư, hợp với phong hàn (viêm xoang dị ứng).
Do phong nhiệt + nhiệt độc (viêm xoang cấp và mạn).
Xem thêm: Viêm xoang mạn: Nguyên nhân triệu chứng và phương pháp điều trị
Trong tập “Y Trung Quan Miện” Hải Thượng Lãn Ông đã đưa ra nhận xét. Ông cho rằng: “ Bệnh Tỵ Uyên là trách ở Tỳ vì Tỳ chủ đờm dãi; Tỳ hư không vận hóa được mà tràn lên trên. Mũi không ngửi được mùi thơm thối là trách ở Thận vì Thận là gốc của khí; Phế khí về tàng ở Thận; Thận hư không tàng được khí, làm ủng tắc ở trên…. ”.
Các thể lâm sàng của bệnh lý viêm xoang trong đông y và triệu chứng
Trên lâm sàng bệnh lý viêm xoang thường gặp các triệu chứng sau: nhức đầu hắc hơi nhiều, lúc thay đổi thời tiết thường bị nhiều hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng như sau: chảy nước mũi vàng, có mủ, xoang hàm và xoang trán đau, sốt, sợ lanh, đầu đau, ngạt mũi. Hoặc khi tình trạng bệnh kéo dài, chảy nước mũi có mùi hôi thối, xoang hàm và trán ấn đau, nhức đầu thường xuyên, khứu giác giảm.
Đông y chia làm các thể:
- Phong hàn thấp phạm Phế.
- Phong thấp nhiệt phạm Phế.
- Tỳ Vị thấp nhiệt.
- Can đởm uất nhiệt.
- Phế khí hư.
- Tỳ khí hư.
- Phế âm hư.
Bấm huyệt chữa bệnh viêm xoang có hiệu quả?
Bấm huyệt được sử dụng để điều trị áp lực xoang mãn tính và các triệu chứng khác. Nghiên cứu từ năm 2006 cho thấy khoảng 99% bác sĩ châm cứu ở Hoa Kỳ điều trị các vấn đề về xoang. Mặc dù cần nghiên cứu thêm về việc sử dụng phương pháp bấm huyệt để điều trị các triệu chứng về xoang; nhưng phương pháp này có thể giúp cải thiện lưu lượng máu; thư giãn cơ và giúp chất nhầy thoát ra khỏi xoang.
Cách bấm huyệt chữa viêm xoang
Thực hiện bấm các huyệt sau đây để chữa viêm xoang
Nghênh hương
Huyệt Nghênh hương được tìm thấy trên mặt, ở hai bên gốc mũi. Để giảm áp lực xoang.
Toản trúc
Điểm toản trúc nằm giữa sống mũi và mặt trong của mí mắt trên. Để giảm áp lực trong xoang và xung quanh mắt.
Ấn đường
Bấm huyệt Ấn đường. Nó thường được gọi là điểm mắt thứ ba vì nó nằm giữa hai lông mày. Bấm huyệt đơn độc này giúp giảm ngạt mũi hoặc chảy nước mũi và đau nhức đầu do xoang. Để tìm thấy nó. Đặt một hoặc hai ngón tay giữa hai lông mày của bạn. Tìm khu vực ngay trên sống mũi của bạn, nơi trán của bạn kết nối với mũi. Áp dụng áp lực hoặc chà xát khu vực này trong vài phút.
Quyền liêu
Điểm huyệt Quyền liêu nằm ở cả hai bên mũi của bạn, ngay dưới gò má. Những điểm này được sử dụng để giúp làm dịu các xoang bị sưng và sổ mũi.
Phong trì
Các điểm Phong trí nằm ở phía sau đầu của bạn. Chúng nằm trong các rãnh ở phía sau đầu của bạn; nơi các cơ cổ bám vào đầu của bạn. Các điểm bấm huyệt này được sử dụng cho các triệu chứng gây áp lực xoang; như nhức đầu và chảy nước mắt; cũng như các triệu chứng cảm lạnh và cúm.
Hợp cốc
Điểm Hợp cốc nằm trên mu bàn tay của bạn. Chúng có thể giúp làm dịu cơn đau đầu và đau mặt do các vấn đề về xoang. Mỗi tay bạn hãy ấn lên các điểm huyệt trên mỗi bàn tay của bạn.
Xích trạch
Các điểm Xích trạch nằm ở bên trong của mỗi khuỷu tay. Những điểm này giúp giảm áp lực và tắc nghẽn xoang; có thể giúp giảm đau và sổ mũi. Các điểm này cũng liên quan đến phổi và hơi thở của bạn.
Thái uyên
Các điểm huyệt Thái uyên có thể được tìm thấy ở mặt trong của mỗi cổ tay. Để làm giảm các triệu chứng cổ họng do nhiễm trùng xoang; chúng được sử dụng.
Thái xung
Các điểm huyệt Thái xung nằm giữa ngón chân cái và ngón chân thứ hai về phía cổ chân 2 thốn; ngay sau ngón chân cái của bạn.
Lưu ý khi bấm huyệt chữa viêm xoang
Việc thực hiện bấm huyệt chữa viêm xoang khá là dễ dàng. Mọi người có thể tự mình thao tác hoặc là có thể nhờ một người khác thực hiện việc này. Lưu ý là lực bấm huyệt phải tác động đến khi có cảm giác tức nặng; sau đó day vài phút theo chiều kim đồng hồ đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Có thể tự bấm huyệt tại nhà không?
Bấm huyệt chữa các triệu chứng viêm xoang bạn có thể tự mình thực hiện. Nó chỉ mất một vài phút. Để giúp bạn tìm ra những điểm huyệt trên khuôn mặt hãy sử dụng một chiếc gương của bạn. Ấn mạnh nhưng nhẹ nhàng lên các điểm huyệt trong ít nhất 3 phút mỗi điểm. Bạn có thể sử dụng ngón tay cái hoặc một vật mỏng, cùn, như đầu tẩy của bút chì. Lặp lại việc bấm huyệt trên trong ngày trong vài ngày.
Kiêng cử khi bấm huyệt
Ở những trường hợp đang mắc các bệnh lý da liễu; có các tổn thương da trên bề mặt các huyệt; thì không nên tác động. Ví dụ như tổn thương mọc mụt nước; viêm nhiễm trên vùng da tại huyệt thì không nên thao tác bấm huyệt.
Những phương pháp đông y khác trị viêm xoang
Ngoài ra trong đông y còn có các phương pháp khác để chữa viêm xoang như nhĩ châm; mai hoa châm; dùng thuốc sắc, châm cứu chữa viêm xoang…
Trên đây là một vài thông tin về cách bấm huyệt chữa viêm xoang hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này các bạn có thể thực hành tại nhà thường xuyên. Nếu có những thắc mắc và muốn được khám chữa viêm xoang bằng y học cổ truyền; thì hãy đến các cơ sở chuyên ngành uy tín.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
How to Use Pressure Points for Sinus Reliefhttps://www.healthline.com/health/pressure-points-for-sinus
Ngày tham khảo: 08/10/2021
- Giáo trình Bệnh học Ngũ Quan Y học cổ truyền, chủ biên PGS.TS.GVCC Nguyễn Thị Tân, 2017