YouMed

Bác sĩ YHCT giải đáp về phương pháp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm

bác sĩ NGUYỄN VŨ THU THẢO
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Vũ Thu Thảo
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lí cơ xương khớp thường gặp đối với người lớn tuổi. Có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm. Bấm huyệt thoát vị đĩa đệm là phương pháp đang được nghiên cứu về tính hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này thông qua bài viết của Bác sĩ Y học cổ truyền Nguyễn Vũ Thu Thảo sau đây. 

Thoát vị đĩa đệm dưới góc nhìn Y học cổ truyền

Có nhiều vị trí có thể gây thoát vị đĩa đệm: cổ, ngực, thắt lưng. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là nguyên nhân hàng đầu gây đau thần kinh tọa. Tình trạng nhân nhầy đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí sinh lí, xuyên qua hệ thống dây chằng, chèn ép rễ thần kinh sẽ gây đau. Tùy vào vị trí chèn ép, mà hướng lan của đau sẽ khác nhau. Thông thường, là đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân.

Trong Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa được xem là chứng tọa cốt phong. Tọa cốt phong được mô tả là chứng trạng có đặc điểm: đau ở thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân.

Nguyên nhân:

  • Ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp) phạm kinh Bàng Quang, kinh Đởm
  • Nội thương bệnh lâu ngày ảnh hưởng chức năng tạng Can, Thận
  • Bất nội ngoại nhân (lao động quá sức, mang vác nặng, tư thế làm việc không đúng…)

Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu của đau thần kinh tọa
Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân hàng đầu của đau thần kinh tọa

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng bấm huyệt có hiệu quả?

Nguyên tắc điều trị chung đối với chứng thống là hành khí hoạt huyết các kinh mạch bị tắc trở. Qua đó sẽ giúp giảm đau, khí huyết lưu thông giúp nuôi dưỡng cân mạch, xương cốt.

Vì vậy, bấm huyệt hay bất kì phương pháp nào làm thông điểm ứ tắc đều có hiệu quả trong điều trị đau.

Xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm đau lưng hiệu quả
Xoa bóp, bấm huyệt giúp giảm đau lưng hiệu quả

Cách bấm huyệt thoát vị đĩa đệm

Chỉ định

Xem thêm: Bạn cần gì về bệnh lý mạn tính thoái hóa cột sống cổ?

Chống chỉ định

  • Chèn ép rễ có tổn thương chùm đuôi ngựa.
  • Phụ nữ mang thai: Việc áp dụng liệu pháp bấm huyệt vào một số điểm vùng thắt lưng và xương cùng trên cơ thể khi đang mang thai có thể kích thích các cơn đau chuyển dạ và chuyển dạ. Điều này thậm chí có thể dẫn đến sinh non hoặc các tác dụng phụ khác.
  • Bệnh tim từ trước: Những thay đổi trong hệ tuần hoàn do kích thích các huyệt có thể dẫn đến hạ huyết áp.
  • Tai biến mạch máu não hoặc đột quỵ trước đây.
  • Da bị thâm tím, bị vỡ, bị viêm, bị thương hoặc có sẹo trên khu vực được điều trị.
  • Gãy xương ở vùng cần điều trị.
  • Đã biết ung thư hoặc khối u ở vùng cần điều trị.
  • Các bệnh về xương như viêm khớp dạng thấp hoặc chấn thương cột sống.

Các huyệt bấm thoát vị đĩa đệm

Các huyệt cần lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Các vị trí cần lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

A thị huyệt

Vị trí huyệt tại chỗ đau, giúp thông kinh hoạt lạc, giảm ứ tắc trở. Theo Y học cổ truyền, “Bất thông tấc thống”, nên muốn giảm đau phải hoạt huyết khử ứ tại chỗ đau.

Tùy theo thể bệnh mà chọn huyệt để bấm như sau:

Phong trì

Vị trí: Chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.

Công dụng: Khu phong, giải biểu, sơ tà khí. Trị đầu đau, cổ gáy cứng

Phong môn

Vị trí: Từ mỏm gai đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1.5 thốn

Công dụng: Khu phong, giải biểu. Trị đau vùng lưng và vai, vẹo cổ gáy

Phong phủ

Vị trí: Là giao điểm của đường thẳng đi qua đáy hộp sọ và đường dọc giữa đầu.

Công dụng: Khu phong, giải biểu. Trị đau vùng lưng và cổ gáy.

Cách du

Vị trí: Từ gai đốt sống ngực 7, đo ngang ra 1,5 thốn, huyệt thuộc kinh Bàng Quang. Dưới da là cơ thang, cơ lưng dài, cơ lưng to, cơ bán gai của ngực, cơ ngang – gai, bên trong là phổi.

Công dụng: Thông kinh lạc, Giúp hoạt huyết, khử ứ.

Huyết hải

Vị trí: Huyệt nằm trong khe, giữa cơ may và cơ rộng trong. Từ xương bánh chè đầu gối đo lên 2 thốn, đo vào trong 1 thốn.

Công dụng: Thông kinh lạc, Giúp hoạt huyết, khử ứ

Thái xung

Vị trí: Trong khe giữa xương bàn ngón 1 và ngón 2, huyệt ở chỗ lõm tạo bởi đầu xương bàn ngón 1 và ngón 2.

Công dụng: Bổ sung nguyên khí, giúp hành khí hoạt huyết

Thận du

Vị trí: Thuộc kinh bàng quang, từ gai sống thắt lưng 2, đo ngang ra 1,5 thốn.

Công dụng: Bổ Thận, theo y học cổ truyền, Thận sinh tinh tủy, là nguồn gốc của xương cốt.

Can du

Vị trí: Thuộc kinh bàng quang, từ gai sống lưng 9, đo ngang ra 1,5 thốn.

Công dụng: Bổ Can âm

Lưu ý khi bấm huyệt chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Khi được thực hiện bấm đúng và bấm đúng huyệt, việc bấm huyệt hầu như không có biến chứng.

Các tác dụng phụ tạm thời phổ biến nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải sau khi bấm huyệt bao gồm:

  • Kiệt sức.
  • Đau nhẹ, khó chịu hoặc đau ở vùng được điều trị.
  • Đau nhức.
  • Chóng mặt.
  • Bầm tím do lực quá mạnh.
  • Vết lõm do dụng cụ bấm huyệt.
  • Đỏ tấy ở vùng được điều trị.

Có thể tự bấm huyệt tại nhà không?

Bấm huyệt có thể được thực hiện tại nhà, xem như là một liệu pháp massage giúp giảm đau, thư giãn. Mặc dù nguyên tắc của liệu pháp bấm huyệt vẫn giữ nguyên, nhưng có những biến thể trong cách thực hành.

Shiatsu (bấm huyệt Nhật Bản)

Shiatsu có nguồn gốc từ Trung Quốc trước khi đến Nhật Bản, nơi giúp nó nổi tiếng và phát triển hơn nữa. Người thực hành shiatsu chạm và bấm nhẹ để xác định điểm đau. Sau đó, họ dùng ngón tay cái, khuỷu tay, đầu gối, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân đặt vuông góc với da tại huyệt. Cùng với việc kéo căng và xoay các khớp một cách thụ động. Áp lực ngón tay (tsubos) và xoa bóp ngón tay dùng kích thích các điểm cụ thể dọc theo kinh mạch. Trong một số trường hợp, nước ấm (Watsu Shiatsu) được kết hợp trong liệu pháp bấm huyệt để tăng cường lưu thông máu và giảm đau.

Hình ảnh bấm huyệt thoát vị đĩa đệm Shiatsu
Hình ảnh bấm huyệt thoát vị đĩa đệm Shiatsu

Jin Shin Do (Bấm huyệt toàn thân)

Thực hiện phương pháp điều trị toàn diện, Jin Shin Do kết hợp tâm lý học phương Tây với bấm huyệt Nhật Bản, lý thuyết châm cứu Trung Quốc và kỹ thuật triết học Đạo giáo. Bấm huyệt được áp dụng cùng với việc quản lý sức khỏe tâm thần, kết hợp giữa cơ thể và tâm trí trong quá trình chữa bệnh

Bấm huyệt vùng tai (Auricular Acupressure)

Được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận là một hình thức vi châm cứu. Nguyên tắc dựa trên huyệt nhĩ châm (phần sụn bên ngoài của tai) tương ứng với các cơ quan cơ thể. Do đó, có tác dụng điều trị trên cơ quan đích tương ứng.

Kỹ thuật bấm huyệt Tapas (TAT)

Được biết đến nhiều hơn với tên gọi Power Therapy, đây là một loại bấm huyệt trong đó bệnh nhân được yêu cầu gợi lên và giữ hình ảnh cơ quan cần điều trị trong khi bấm huyệt.

Những phương pháp đông y khác giúp chữa thoát vị đĩa đệm

Có nhiều phương pháp đông y khác giúp chữa thoát vị đĩa đệm:

Dù là phương pháp điều trị nào, bạn đọc cũng cần đến những cơ sở uy tín và được cấp giấy phép để điều trị nhé. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích về phương pháp bấm huyệt thoát vị đĩa đệm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh lí cơ xương khớphttps://kcb.vn/wp-content/uploads/2016/06/HD%C4%90T-C%C6%A1-X%C6%B0%C6%A1ng-Kh%E1%BB%9Bp.pdf

    Ngày tham khảo: 27/10/2021

  2. Acupressurehttps://www.myupchar.com/en/therapy/acupressure#types-of-acupressure

    Ngày tham khảo: 27/10/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người