YouMed

Bệnh suyễn ở trẻ: Những điều ba mẹ cần biết? (P1)

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Suyễn là một bệnh lí mạn tính (kéo dài). Trong đó niêm mạc đường hô hấp bị viêm và co thắt gây tắc nghẽn làm cản trở sự trao đổi khí trong phổi. Những điều ba mẹ cần biết về căn bệnh này là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

1. Bạn biết gì về Suyễn?

Đường dẫn khí ở trẻ bị suyễn thường dễ nhạy cảm với một số chất kích thích trong môi trường mà trẻ sống. Đó là những yếu tố nguy cơ dễ khiến trẻ lên cơn suyễn.

bệnh suyễn
Suyễn là bệnh lý phổ biến, thường gặp ở trẻ nhỏ

Các tác nhân gây suyễn:

Các tác nhân gây suyễn có thể là những gì mà trẻ từng bị dị ứng như: phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, xác côn trùng, vụn thức ăn, nấm mốc,… Ngoài ra, khi  trẻ tiếp xúc chất gây kích thích như: khói thuốc lá, tinh dầu bạc hà từ máy phun sương, nước hoa,… Hoặc khi thời tiết thay đổi, không khí lạnh,…trẻ có xu hướng dễ bị khó thở.

Khi đường dẫn khí phản ứng với các tác nhân trên, các cơ trong đường dẫn khí sẽ co thắt lại. Lớp niêm mạc của đường dẫn khí dày lên, bài tiết ra nhiều chất nhầy.

Điều này làm đường dẫn khí bị hẹp lại và khiến trẻ cảm thấy khó thở nhiều hơn. Cơn khó thở này được gọi là cơn suyễn. Một cơn suyễn có 3 mức độ: nhẹ, trung bình hoặc nặng.

Khi trẻ khó thở, đa số trẻ sẽ cần dùng thuốc để giảm các triệu chứng. Nếu trẻ bị suyễn thường xuyên, trẻ cần phải sử dụng thuốc dự phòng mỗi ngày để kiểm soát suyễn tốt hơn.

Trẻ không được xem là hết bệnh kể cả khi không có triệu chứng

Đường dẫn khí của trẻ vẫn bị viêm, đó là tình trạng viêm mạn tính. Trẻ cần có một kế hoạch điều trị và theo dõi chặt chẽ diễn tiến của suyễn bởi Bác sĩ nhi khoa.

bệnh suyễn
Phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, xác côn trùng, vụn thức ăn, nấm mốc,… có thể là những tác nhân gây ra bệnh suyễn ở trẻ

2. Các triệu chứng của Suyễn là gì?

Các triệu chứng suyễn có thể xuất hiện nhiều lần theo từng cơn. Suyễn có thể bao gồm sự kết hợp của các triệu chứng sau:

  • Ho lặp lại nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm hoặc sáng sớm, khi tập thể dục hoặc bị nhiễm virus như cảm lạnh.
  • Khò khè (giống một tiếng huýt sáo có âm sắc cao nghe thấy trong khi thở).
  • Khó thở.

Dấu hiệu của cơn suyễn nặng:

  • Môi trẻ tái nhợt hoặc tím.
  • Cánh mũi phập phồng, hõm ức hay lồng ngực trẻ hõm xuống khi trẻ cố gắng hít vào.
  • Chỉ nói những câu hoặc cụm từ ngắn.
  • Trẻ trông nhợt nhạt hoặc đổ mồ hôi bất thường.
  • Gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động hằng ngày như đi bộ hoặc chơi.
  • Trẻ cần cúi người xuống hoặc gắng sức để thở.
  • Ho liên tục, không thể dừng lại.
bệnh suyễn
Môi trẻ tái nhợt hoặc tím, cánh mũi phập phồng, ho liên tục là dấu hiệu trẻ bị suyễn nặng

3. Suyễn kéo dài bao lâu?

Một số trẻ có thể chỉ có các triệu chứng suyễn trong một vài năm và sau đó không tái phát thêm lần nào. Các triệu chứng suyễn thường cải thiện khi trẻ đến độ tuổi thiếu niên.

Tuy nhiên, đối với hầu hết trẻ, suyễn vẫn là người bạn đồng hành suốt đời. Các cơn suyễn có thể kéo dài từ vài phút đến vài ngày tùy thuộc vào yếu tố gây kích thích đường dẫn khí của trẻ.

Suyễn là bệnh lí mạn tính nhưng có thể điều trị. Khi trẻ được dùng thuốc theo hướng dẫn của Bác sĩ, các triệu chứng có thể được kiểm soát hoặc loại bỏ hoàn toàn.

4. Con tôi cần loại thuốc gì?

  • Thuốc cắt cơn suyễn

Các loại thuốc cắt cơn suyễn tác dụng nhanh sẽ giúp giảm sự co thắt đường dẫn khí của trẻ. Những loại thuốc này được gọi là thuốc dãn phế quản.

Nếu trẻ đang có các triệu chứng suyễn (khò khè, ho, khó thở), nên cho trẻ dùng thuốc cắt cơn. Nếu bạn không rõ liệu trẻ có thực sự khò khè hay không, hãy cho trẻ thử thuốc cắt cơn.

Trẻ chờ đợi để dùng thuốc càng lâu bao nhiêu, sẽ càng mất nhiều thời gian để khiến trẻ ngừng khò khè. Thông thường là 2 liều, cách mỗi một phút hoặc theo liều lượng được chỉ định bởi Bác sĩ (có thể xịt qua buồng đệm nếu trẻ còn nhỏ).

Một lưu ý nhỏ là nếu ống xịt không được sử dụng trong hơn 7 ngày hoặc mới mua về, bạn hãy thử xịt hai lần vào không khí trước khi sử dụng cho trẻ.

bệnh suyễn
Thuốc cắt cơn suyễn sẽ giúp giảm sự co thắt đường dẫn khí của trẻ
  • Thuốc kiểm soát cơn suyễn

Thuốc kiểm soát cơn suyễn là thuốc giúp ngăn ngừa xuất hiện các triệu chứng của suyễn. Những loại thuốc này giúp cho đường dẫn khí của trẻ không bị viêm hay bị kích thích thêm.

Steroid dạng hít được xem là thuốc chính của liệu pháp dài hạn và hiệu quả nhất cho bệnh nhân suyễn. Tuy nhiên, một số trẻ bị suyễn có thể không cần dùng thuốc kiểm soát dài hạn.

Trường hợp khác

Nếu trẻ có các triệu chứng sau đây, trẻ cần dùng thêm thuốc kiểm soát dài hạn mỗi ngày ngoài thuốc cắt cơn.

  • Triệu chứng suyễn xuất hiện hơn 2 lần một tuần.
  • Trẻ cần sử dụng thuốc cắt cơn hơn 2 lần một tuần.
  • Có hơn 2 cơn suyễn vào ban đêm trong một tháng.
  • Cần điều trị bằng steroid uống hơn 2 lần trong một năm.
  • Trẻ xuất hiện cơn suyễn khi tiếp xúc với phấn hoa (có thể trẻ cần sử dụng thuốc kiểm soát hằng ngày trong mùa phấn hoa).
bệnh suyễn
Nếu trẻ mắc bệnh suyễn nặng, trẻ cần dùng thêm thuốc kiểm soát dài hạn

Suyễn là một bệnh lí hô hấp rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Suyễn không thể điều trị hết hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc giãn phế quản và steroid.

>> Tìm hiểu thêm về cách chăm sóc và ngăn ngừa cho trẻ bị suyễn tại đây: Bạn biết gì về Suyễn Phần 2

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_asthma_hhg.htm

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người