YouMed

Bạn đã biết gì về Hormone tuyến giáp chưa?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết giống hình bướm thường nằm ở phía trước cổ. Chức năng của tuyến giáp là tạo ra các hormone tuyến giáp đưa vào trong máu. Sau đó, các hormone này được đưa đến mọi mô trong cơ thể. Hormone tuyến giáp giúp cơ thể sử dụng năng lượng, giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, góp phần bảo đảm cho não, tim, cơ bắp và các cơ quan khác hoạt động bình thường. Hãy cùng ThS.BS Vũ Thành Đô tìm hiểu chi tiết về hormone tuyến giáp trong bài viết dưới đây nhé!

Chức năng của tuyến giáp

T3 và T4 nghĩa là gì?

Hormone tuyến giáp chiếm phần lớn do tuyến giáp tiết ra có tên là thyroxine hay còn được gọi là T4. Bởi vì cấu trúc của nó chứa 4 nguyên tử iot. Để phát huy tác dụng, T4 được chuyển thành triiodothyronine (gọi tắt là T3) bằng cách loại bỏ một nguyên tử iốt. Quá trình này xảy ra chủ yếu ở gan và trong một số mô nhất định có T3 hoạt động như trong não.

TSH nghĩa là gì?

Lượng T4 do tuyến giáp tạo ra được kiểm soát bởi một hormone TSH. TSH là hormone kích thích tuyến giáp khác, được tạo ra bởi tuyến yên nằm ở trong não. Lượng TSH mà tuyến yên sản xuất vào máu phụ thuộc vào lượng T4 mà tuyến yên được gửi tín hiệu đến. Tuyến yên sẽ sản xuất nhiều TSH hơn nếu phát hiện rất ít T4. Khi đó, tuyến giáp được hormone TSH kích thích sản xuất thêm T4. Nếu T4 trong máu vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép, quá trình sản xuất TSH của tuyến yên sẽ ngừng lại.

Một cách dễ hiểu nhất, dựa trên thực tế, tuyến giáp và tuyến yên hoạt động theo nhiều cách như máy sưởi và bộ điều nhiệt bên trong nó. Khi máy sưởi tắt, không khí trở nên lạnh, bộ điều nhiệt đọc nhiệt độ và bật lò sưởi. Khi nhiệt độ tăng đến mức thích hợp, bộ điều nhiệt cảm nhận điều này và tắt lò sưởi. Do đó, tuyến giáp và tuyến yên, giống như một cái lò sưởi và bộ điều nhiệt, bật và tắt tùy thuộc vào lượng hormone tuyến giáp.

Cấu trúc tuyến yên.
Cấu trúc tuyến yên.

T3, T4 dạng tự do và gắn kết

Đa số T4 và T3 lưu hành trong máu nhờ các protein vận chuyển (giống như xe chở hàng). Chúng được gọi là các T4 và T3 gắn kết. Nếu số lượng các protein vận chuyển này thay đổi, có thể làm thay đổi về lượng T4 và T3 được tìm thấy trong máu. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở phụ nữ mang thai và sử dụng thuốc tránh thai. T4 hoặc T3 dạng tự do là hormone không liên kết với protein. Chúng có thể đi vào các mô trong cơ thể.

Làm sao để biết lượng T4 và T3 trong cơ thể của bạn?

Những xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp đo nồng độ các hormone này trong cơ thể bạn. Bao gồm:

Xét nghiệm TSH

Cách tốt nhất để kiểm tra chức năng tuyến giáp ban đầu là đo mức TSH trong mẫu máu. Những thay đổi TSH có thể được xem như một “hệ thống báo động sớm”. Thường xảy ra trước khi mức thực tế của hormone tuyến giáp trong cơ thể trở nên quá cao hoặc quá thấp. Mức TSH cao cho biết thông tin rằng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone tuyến giáp (suy giáp).

Ngược lại mức TSH thấp, thường chỉ ra tuyến giáp đang sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Đôi khi, TSH thấp có thể do một bất thường trong tuyến yên. Ở hầu hết những người khỏe mạnh, kết quả TSH trong ngưỡng bình thường có nghĩa là tuyến giáp đang hoạt động bình thường.

Xem thêm: Cường giáp thai kỳ: Vấn đề cần được mẹ bầu quan tâm!

Xét nghiệm T4

T4 là dạng hormone tuyến giáp chủ yếu lưu hành trong máu. Tổng lượng T4 gồm cả 2 dạng liên kết và tự do. Do đó, nó có thể thay đổi khi các protein liên kết với T4 thay đổi.

T4 miễn phí đo lường những gì không bị ràng buộc và có thể nhập và ảnh hưởng đến các mô cơ thể. Kiểm tra đo lường T4 dạng tự do – chỉ số FT4 phản ánh chính xác hơn cách tuyến giáp đang hoạt động so với kiểm tra thông qua TSH.

Xét nghiệm T3

Xét nghiệm T3 thường giúp chẩn đoán cường giáp hoặc để xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Kiểm tra lượng T3 hiếm khi hữu ích ở bệnh nhân suy giáp. Vì đây là xét nghiệm cuối cùng thay đổi bất thường. Bệnh nhân có thể bị suy giáp nghiêm trọng với kết quả TSH cao và FT4 thấp, nhưng có T3 vẫn bình thường.

Có thể đo được T3 dạng tự do. Nhưng thường không đáng tin cậy và do đó thường không hữu ích.

Cấu trúc và vị trí tuyến giáp bình thường.
Cấu trúc và vị trí tuyến giáp bình thường.

Xét nghiệm T3 đảo ngược

Còn được gọi là rT3, có cấu trúc tương tự như T3. Điểm khác biệt ở đây, t3 đảo ngược là một protein không có hoạt tính sinh học. Bởi vì các nguyên tử iot được sắp xếp ở các vị trí khiến nó không hoạt động.

Một lượng ít T3 đảo ngược được sản xuất bình thường trong cơ thể. Nhưng sau đó chúng bị phân huỷ nhanh chóng.

Ở những người khỏe mạnh, xét nghiệm đo T3 đảo ngược không giúp xác định xem có bệnh lí suy giáp cũng như các bệnh lí khác hay không.

Xem thêm: Suy giáp thai kỳ: nguy hiểm hay không?

Ai cần xét nghiệm kiểm tra hormone tuyến giáp?

Không khuyến cáo kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ ở những đối tượng không có triệu chứng (ngoại trừ Chương trình Sàng lọc Sơ sinh ở trẻ vừa được sinh ra). Xét nghiệm có thể được chỉ định khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu không rõ ràng ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh lí tuyến giáp. 

Nếu xét nghiệm ban đầu bình thường, việc lặp lại là không cần thiết trừ khi có thay đổi về triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh tuyến giáp 

Bảng dưới đây cho biết các biểu hiện thường gặp của bệnh tuyến giáp ở người lớn. Ở trẻ em, biểu hiện suy giáp thường chậm lớn, chậm phát triển xương, dậy thì muộn hoặc dậy thì sớm. nếu trẻ bị cường giáp, có thể khó đạt được cân nặng theo tuổi, tuổi xương tăng nhanh chóng hoặc dậy thì muộn.

Bảng triệu chứng liên quan đến bệnh lí tuyến giáp ở người lớn
  Suy giáp Cường giáp
Tâm thần Trầm cảm, sắc thái trầm
Suy giảm chức năng tâm thần
Lo lắng, khó chịu, bồn chồn.
Mệt mỏi, khó ngủ.
Tăng sự thèm ăn
Giảm khả năng chú ý
Thần kinh cơ Thể chất mệt mỏi
Dị cảm
Giảm phản xạ và khả năng vận động
Run rẩy
Yếu cơ
Tăng phản xạ
Ngoại hình / Giọng nói Tăng cân 
Da khô, thô ráp.
Khàn tiếng
Giảm cân
Rụng tóc
Tim mạch Nhịp tim chậm
Tăng huyết áp
Hồi hộp, nhịp tim nhanh
Tăng huyết áp tâm thu cô lập
Tuyến giáp Bướu cổ Bướu cổ
Thân nhiệt Giảm mồ hôi
Không chịu được lạnh
Tăng tiết mồ hôi
Không chịu được nóng
Nhãn khoa   Nhìn mờ hoặc nhìn đôi
Viêm kết mạc, lồi mắt
Tiêu hóa Táo bón Tăng số lần đi tiêu
Kinh nguyệt ở nữ Rong kinh Vô kinh / thiểu kinh

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tuyến giáp

  • Nam trên 60 tuổi và nữ trên 50 tuổi.
  • Tiền sử cá nhân hoặc tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
  • Đã được chẩn đoán các bệnh rối loạn miễn dịch khác.
  • Tiền sử chiếu tia xạ vào vùng cổ hay cắt bỏ tuyến giáp trước đây.
  • Đang có liệu pháp điều trị với một số thuốc như amiodarone.
  • Yếu tố chế độ ăn uống (thừa hay thiếu iốt ở các nước đang phát triển).
  • Một số rối loạn nhiễm sắc thể hoặc di truyền: hội chứng Turner, hội chứng Down và bệnh ty thể.

Xem thêm: Liệu bạn đã hiểu về bệnh cường giáp dưới lâm sàng?

Yếu tố nguy cơ có rối loạn hormone tuyến giáp trong thai kì

  • Lớn hơn 30 tuổi.
  • Mang thai hơn 2 lần.
  • Tiền sử sẩy thai, sinh non hoặc vô sinh.
  • Bệnh tiểu đường type 1 hoặc các rối loạn tự miễn dịch khác.
  • Béo phì (BMI ≥ 40).
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp.
  • Tiền sử suy giáp, cường giáp hoặc xuất hiện các triệu chứng của rối loạn chức năng tuyến giáp.
  • Từng tiếp xúc với bức xạ ở vùng đầu hoặc cổ, phẫu thuật tuyến giáp trước đó.
  • Tiếp xúc với thuốc cản quang phóng xạ có iod gần đây.

Theo dõi đáp ứng điều trị bệnh tuyến giáp khi dùng thuốc

Liều lượng chính xác của hormone tuyến giáp thường được đánh giá thông qua kết quả các xét nghiệm giống nhau để chẩn đoán bệnh tuyến giáp. Bao gồm TSH và FT4. Thời gian điều trị ban đầu, xét nghiệm tuyến giáp thường được kiểm tra mỗi 4 – 6 tuần.. Sau đó cứ sau 6 – 12 tháng một lần khi ổn định.

Trong những trường hợp đặc biệt như mang thai, tiền sử ung thư tuyến giáp … bác sĩ nội tiết của bạn có thể kiểm tra thêm các xét nghiệm tuyến giáp khác. Ngoài ra, bác sĩ có thể đánh giá diễn tiến bệnh nhờ sự cải thiện các triệu chứng sau điều trị.

Phụ nữ có thai thường chỉ điều trị bằng levothyroxine (T4). Bởi vì thuốc này đi qua nhau thai hiệu quả để cung cấp hormone tuyến giáp cho thai nhi đang phát triển. Hormone tuyến giáp rất quan trọng trong giai đoạn đầu thai kỳ để phát triển não bộ. Ngưỡng giới hạn bình thường cho các xét nghiệm tuyến giáp trong thai kỳ khác nhau và thay đổi theo ba tháng. Phụ nữ mắc bệnh tuyến giáp trong thời kỳ mang thai hoặc đang cân nhắc mang thai nên khám bác sĩ nội tiết để được tư vấn cụ thể.

Những người có tiền sử ung thư tuyến giáp, ngay cả khi chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp, cũng có mức giới hạn khác nhau cho các xét nghiệm TSH và FT4. Thuốc bổ sung hormone tuyến giáp thay thế ở những đối tượng này gắn liền với việc theo dõi nguy cơ tái phát.

Thuốc nào có ảnh hưởng đến xét nghiệm hormone tuyến giáp?

Có nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến xét nghiệm kiểm tra chức năng tuyến giáp. Một số thuốc đã được phát hiện bao gồm:

  • Estrogen, là thành phần trong thuốc tránh thai, hoặc tăng khi phụ nữ mang thai. Ảnh hưởng của nó là làm tăng tổng lượng T4 và T3.
  • Biotin, một loại vitamin bổ sung giúp tăng trưởng có thể gây ảnh hưởng đến một số xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Do đó, không nên uống Biotin trong 2 ngày trước khi lấy máu kiểm tra chức năng tuyến giáp để tránh điều này.

Trong hầu hết các trường hợp, việc thực hiện một xét nghiệm khác hữu ích hơn là lặp lại cùng một xét nghiệm nếu kết quả không phù hợp với triệu chứng của bệnh nhân. Hormone đóng vai trò chính trong bệnh tuyến giáp là FT4 và TSH. Mọi thông tin về những hormone tuyến giáp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xét nghiệm hoặc bác sĩ nội tiết khi kết quả để kịp thời can thiệp các tình trạng hiếm gặp.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Thyroid Function Testshttps://www.thyroid.org/wp-content/uploads/patients/brochures/FunctionTests_brochure.pdf

    Ngày tham khảo: 19/08/2020

  2. Thyroid Function Testing in the Diagnosis and Monitoring of Thyroid Function Disorderhttps://www2.gov.bc.ca/gov/content/health/practitioner-professional-resources/bc-guidelines/thyroid-testing#table-3

    Ngày tham khảo: 19/08/2020

  3. What are Normal Thyroid Hormone Levels?https://www.uclahealth.org/endocrine-center/normal-thyroid-hormone-levels

    Ngày tham khảo: 19/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người