Mối nguy hiểm đến từ bệnh bệnh bạch cầu mãn tính
Nội dung bài viết
Bạch cầu là một loại tế bào máu có rất nhiều vai trò quan trọng với cơ thể. Bình thường, vai trò chủ yếu của chúng là tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, bảo vệ sức khỏe của con người. Nhưng nếu có sự rối loạn xảy ra ở quá trình hình thành bạch cầu, có thể hình thành bệnh lý. Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh bạch cầu mãn tính ngày càng gia tăng. Hãy cùng Youmed tìm hiểu bệnh bạch cầu mãn tính là gì và các cách chẩn đoán nhé!
Bệnh bạch cầu mãn tính là gì?
Bệnh bạch cầu là một loại ung thư ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào bạch cầu. Bệnh bạch cầu mãn tính là tình trạng rối loạn quá trình hình thành các tế bào bạch cầu, diễn ra lâu dài nhưng có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ở những người mắc bệnh này, số lượng tế bào bạch cầu thường tăng cao trong máu. Sự tăng bất thường của loại tế bào này làm thay đổi các chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Từ đó gây ra bệnh lý. Tùy thuộc vào dòng bạch cầu nào bị tác động mà người ta phân chia bệnh bạch cầu mãn tính thành:
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy
Triệu chứng và cách chữa trị của hai bệnh này rất khác nhau. Tuy nhiên bệnh bạch cầu mãn tính dòng lympho thường nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh nhiều hơn. Việc chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời ở người mắc bệnh này là vô cùng cần thiết.
Nguyên nhân bệnh bạch cầu mãn tính
Hiện nay người ta đã biết được rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu mãn tính. Trong đó có thể kể đến như:
Đột biến gen
Đây được xem là nguyên nhân quan trọng quan trọng nhất gây ra bệnh. Trong tế bào con người có 23 bộ nhiễm sắc thể, đột biến xảy ra làm chuyển đoạn của nhiễm sắc thể số 22 sang nhiễm sắc thể số 9. Nó làm cho chiếc số 9 dài hơn làm thay đổi hoạt động của các gen trên nó. Điều này gây ra các bất thường, trong đó có bệnh bạch cầu mãn tính . Ngày nay, các bác sĩ đã chứng minh ba mẹ mắc bệnh không truyền gen gây bệnh cho con cái.
Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
Ngày nay, con người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Trong đó có các kim loại nặng, chất sinh ung, các chất phóng xạ…Điều này cũng có thể gây ra các đột biến gen dẫn tới bệnh.
Các bệnh di truyền khác
Một nghiên cứu gần đây đã cho thấy ba mẹ mắc bệnh down hay hội chứng thiếu máu Fanconi có thể dẫn đến con mắc bệnh bạch cầu. Một số ít trường hợp được gây ra do các đột biến gen tiềm ẩn ở bố mẹ. Do đó, các cặp vợ chồng trên 30 tuổi được khuyến cáo nên thực hiện tầm soát trước sinh để giảm thiểu các nguy cơ cho con cái.
Một số loại virus gây bệnh
Một vài loại virus như HTLV-1, HTLV-2 nếu nhiễm vào cơ thể người cũng có thể dẫn đến bệnh. Do đó, bạn cũng nên thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý có thể mắc phải.
Triệu chứng của bệnh bạch cầu mãn tính
Do sự gia tăng sản xuất các tế bào bạch cầu trong máu. Điều nãy đã làm thay đổi các cân bằng sinh lý của cơ thể, gây ra rất nhiều triệu chứng bệnh. Một số các triệu chứng mà người bệnh có thể biểu hiện, bao gồm:
- Các triệu chứng thiếu máu như xanh xao, chóng mặt, mệt mỏi.. Đây là loại triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh. Do sự gia tăng sản xuất các tế bào bạch cầu, điều này làm giảm số lượng hồng cầu được tạo ra. Vì vậy, bệnh nhân thường xanh xao. Nếu được phát hiện muộn có thể dẫn đến tử vong.
- Sốt, khó chịu. Đây là một triệu chứng thường gặp. Bệnh nhân có thể cảm thấy sốt về chịu, người mệt mỏi và khó chịu.
- Sụt cân, chán ăn
- Đau nhức xương khớp, tê yếu chân tay. Biểu hiện này thường bắt gặp ở những người lớn tuổi.
Người mắc bệnh bạch cầu mạn có thể gặp rất nhiều triệu chứng. Tuy nhiên, các biểu hiện này thường không dùng để chẩn đoán bệnh. Do nó có thể được gây ra bởi nhiều bệnh lý khác. Nếu bạn có đầy đủ các triệu chứng nêu trên kéo dài, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.
Chuẩn đoán bệnh bạch cầu mãn tính
Tùy thuộc vào chế độ ăn và sinh hoạt, các bệnh nền mà người bệnh có thể biểu hiện rất nhiều triệu chứng khác nhau. Do đó, để chẩn đoán bệnh bạch cầu mạn, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng. Điều này giúp họ có thể phát hiện được nguyên nhân gây bệnh và chẩn đoán phân biệt các loại bệnh khác. Một số xét nghiệm thường được chỉ định, bao gồm:
Xét nghiệm máu
Đây là loại xét nghiệm thường được chỉ định. Xét nghiệm này có thể cho thấy số lượng của các tế bào máu. Từ đó cho thấy liệu có sự gia tăng các dòng bạch cầu hay không. Bên cạnh đó, xét nghiệm này cũng giúp đánh giá chức năng của tủy xương và các cơ quan khác, giúp chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
Sinh thiết tủy xương
Đây là một xét nghiệm xâm lấn tương đối đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy nhỏ của bạn đem đi xét nghiệm. Vị trí thường lấy sinh thiết là ở đỉnh chóp của mặt sau xương chậu. Xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng và các thành phần của tủy xương. Từ đó có thể phát hiện ra các bất thường hiện diện.
Các xét nghiệm chuyên biệt để tìm nhiễm sắc thể đột biến
Đây là một kĩ thuật hiện đại được sử dụng rộng rải hiện nay. Nó giúp các bác sĩ xem xét các nguyên nhân gây bệnh. Đồng thời, nó còn giúp các bác sĩ tiên lượng tiến triển bệnh. Một số kỹ thuật hay sử dụng như lai huỳnh quang, PCR…
Xét nghiệm hình ảnh
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh để xem xét tổn thương ở các cơ quan khác. Giúp quan sát xem liệu bạch cầu có ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan còn lại chưa. Từ đó định hướng điều trị kịp thời, làm giảm nguy cơ tử vong của người bệnh.
Bệnh bạch cầu mãn tính có điều trị được không?
Vậy thì liệu bệnh bạch cầu mãn tính có điều trị được không? Câu trả lời được các bác sĩ đưa ra là có. Tuy nhiên bệnh nhân cần tuân thủ điều trị kéo dài theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo diễn tiến và cơ địa người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp điều trị sau:
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào bạch cầu gây hại. Vì thế, đây cũng được xem là một phương pháp điều trị đích, chữa trị chính xác căn nguyên gây bệnh. Một số loại thuốc thường được sử dụng là Imatinib, Dasatinib, Nilotinib… Khi sử dụng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như buồn nôn, chuột rút, mệt mỏi….
Ghép tủy xương hay ghép các tế bào gốc
Phương pháp này có thể được dùng để điều trị hết bệnh. Tuy nhiên nó chỉ thường được cân nhắc sử dụng cuối cùng, sau khi các phương pháp khác không hiệu quả. Nguyên nhân là vì kĩ thuật này có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến sức khỏe người bệnh.
Hóa trị
Nhìn chung đây cũng là phương pháp dùng thuốc. Tuy nhiên, nó sẽ tiêu diệt các tế bào đang phát triển nhanh trong cơ thể, đặc biệt là tế bào ung thư. Một số loại thường dùng gồm có Droxia, Hydrea.. Các tác dụng phụ không muốn gồm có buồn nôn, tiêu chảy, thiếu máu…
Tóm lại, bệnh bạch cầu mãn tính là một rối loạn bất thường trong quá trình hình thành bạch cầu. Tuy nó được hình thành trong thời gian dài nhưng lại có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Hiện nay đã có rất nhiều các phương pháp điều trị, mang lại hiệu quả cao. Bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý có thể mắc phải.
Ths. Bs. CKI. Trần Quốc Phong
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Everything You Want to Know About Chronic Myeloid Leukemiahttps://www.healthline.com/health/chronic-myelogenous-leukemia-cml
Ngày tham khảo: 19/06/2021