Bác sĩ trả lời câu hỏi: Bệnh đái tháo nhạt có chữa được không?
Nội dung bài viết
Đái tháo nhạt là kết quả của việc cơ thể không sản xuất, lưu trữ hay sử dụng một hormone quan trọng trong quá trình tiếp nhận hay đào thải chất lỏng. Bệnh đái tháo nhạt có chữa được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô.
Bệnh đái tháo nhạt là gì?
Đái tháo nhạt là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Bệnh này không liên quan đến bệnh đái tháo đường và không liên quan đến đường huyết, nhưng có chung một số dấu hiệu như tiểu nhiều, thường xuyên khát nước.
Đái tháo nhạt chỉ đơn giản là đi tiểu nhiều và các biến chứng của nó. Điều này đa phần gây ra bởi một hormone chống bài niệu gọi là vasopressin.
Dấu hiệu
Bệnh đái tháo nhạt dẫn đến đi tiểu thường xuyên, và đây là triệu chứng phổ biến và rõ ràng nhất. Trong trường hợp nghiêm trọng, lượng nước tiểu thải ra có thể vượt quá 20 lít mỗi ngày. Một triệu chứng điển hình khác của bệnh là người bệnh luôn cảm thấy khát nước dù vừa mới uống xong. Nếu bệnh nhân không đáp ứng kịp thời, tình trạng mất nước có thể xảy ra và có thể dẫn đến:
- Rạn da.
- Mệt mỏi.
- Chóng mặt, lừ đừ.
- Mất ý thức.
Trẻ em bị đái tháo nhạt có thể trở nên cáu gắt, cũng có thể bị sốt cao và nôn mửa. Trẻ thường xuyên quấy khóc, đòi uống nước liên tục, da khô, chậm phát triển, cân nặng giảm sút.
Nguyên nhân của bệnh đái tháo nhạt
Chức năng của thận trong cơ thể
Thận là cơ quan hình đậu, mỏi cơ quan có kích thước bằng nắm tay. Chúng nằm ngay dưới khung xương sườn, mỗi bên một bên của cột sống. Mỗi ngày, thận bình thường lọc khoảng 120 đến 150 lít máu để tạo ra 1 đến 2 lít nước tiểu. Nước tiểu chảy từ thận đến bàng quang thông qua với các ống được gọi là niệu quản. Bàng quang lưu trữ nước tiểu. Khi bàng quang rỗng, nước tiểu chảy ra khỏi cơ thể qua một ống gọi là niệu đạo, nằm ở dưới cùng của bàng quang.
Cơ chế điều hòa chất lỏng trong cơ thể
Cơ thể của người bình thường điều chỉnh lỏng bằng cách cân bằng lượng chất lỏng nạp vào và loại bỏ chất lỏng thừa. Hiện tượng khát nước thường kiểm soát lượng chất lỏng nạp vào, trong khi đi tiểu hoặc đổ mồ hôi sẽ loại bỏ chất lỏng.
Hormone vasopressin, hay là hormone chống bài niệu ADH là hormone có vai trò kiểm soát lượng chất lỏng loại bỏ qua đường tiểu tiện. Ở vùng dưới đồi, một tuyến nhỏ nằm ở đáy não là nơi sản xuất vasopressin. Tuyến yên lưu trữ vasopressin và giải phóng nó vào máu khi cơ thể có mức chất lỏng thấp. Vasopressin báo hiệu cho thận hấp thụ ít chất lỏng hơn từ máu, dẫn đến lượng nước tiểu ít hơn. Khi cơ thể được cung cấp chất lỏng, tuyến yên tiết ra lượng vasopressin nhỏ hơn.
Khi cơ chế này bị phá vỡ, cơ thể sẽ gặp các rối loạn về hấp thu hay đào thải chất lỏng. Điều này dẫn đến tình trạng đái tháo nhạt.
Phân loại đái tháo nhạt
Theo các chuyên gia, đái tháo nhạt được phân loại thành 4 dạng bao gồm:
- Đái tháo nhạt trung ương: Xảy ra khi xuất hiện các tổn thương vùng dưới đồi hoặc tuyến yên hoặc do khiếm khuyết di truyền.
- Đái tháo nhạt do thận: Trường hợp này là do thận không phản ứng bình thường với hormone vasopressin.
- Đái tháo nhạt lưỡng tính: Do tổn thương cơ chế điều hòa khát ở vùng dưới đồi. Điều này khiến gia tăng bất thường cảm giác khát ở bệnh nhân.
- Đái tháo nhạt thai kỳ: Trường hợp này chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Bệnh sẽ khỏi sau khi kết thúc thai kỳ.
Bệnh đái tháo nhạt có chữa được không?
Phương pháp điều trị chính cho bệnh đái tháo nhạt là cung cấp đủ nước để ngăn chặn tình trạng mất nước. Việc bệnh đái tháo nhạt điều trị như thế nào sẽ phụ thuộc vào loại đái tháo nhạt bệnh nhân gặp phải.
Bệnh đái tháo nhạt trung ương có chữa được không?
Một loại hormone tổng hợp có tên là desmopressin điều trị bệnh đái tháo nhạt trung ương. Thuốc hoạt động bằng cách thay thế vasopressin mà cơ thể bệnh nhân thường sản xuất. Thuốc có dạng tiêm, xịt mũi hoặc viên uống. Phương pháp này chỉ giúp bệnh nhân kiểm soát triệu chứng bệnh không chữa khỏi bệnh.
Bệnh đái tháo nhạt do thận có chữa được không?
Trong một số trường hợp, đái tháo nhạt do thận sẽ khỏi sau khi điều trị nguyên nhân. Thuốc điều trị đái tháo nhạt do thận bao gồm thuốc lợi tiểu, có thể dùng một mình hoặc kết hợp với NSAIDs. Thuốc lợi tiểu giúp thận loại bỏ nước tiểu ra ngoài cơ thể, điển hình là lợi tiểu thiazide làm giảm sản xuất nước tiểu và cô đặc nước tiểu.
Bệnh đái tháo nhạt lưỡng tính có chữa được không?
Ở tình trạng này thì các nhà khoa học chưa tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả. Một số biện pháp giảm cảm giác khát được áp dụng như ngậm kẹo chua hay đá lạnh,… Việc sử dụng một lượng desmopressin trước khi đi ngủ sẽ giúp cải thiện vấn đề đi tiểu đêm.
Bệnh đái tháo nhạt thai kỳ có chữa được không?
Ở phụ nữ mang thai bị mắc đái tháo nhạt, việc sử dụng hormone desmopressin là hoàn toàn được phép. Đái tháo nhạt thai kỳ sẽ tự khỏi sau khi sinh.
Các phương pháp chẩn đoán đái tháo nhạt
Bác sĩ sẽ đưa ra các câu hỏi về các triệu chứng bệnh nhân gặp phải và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Sau đó các xét nghiệm chẩn đoán sẽ được thực hiện:
Phân tích nước tiểu
Mẫu nước tiểu được thu thập trong vòng 24 giờ. Nước tiểu sẽ được kiểm tra xác định đang ở tình trạng loãng hay cô đặc. Đồng thời lượng glucose cũng sẽ được kiểm tra để loại trừ bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm mẫu máu của bệnh nhân để đo nồng độ natri. Điều này giúp chẩn đoán đái tháo nhạt.
Kiểm tra lượng nước trong cơ thể
Bệnh nhân được yêu cầu ngừng uống nước hay các chất dạng lỏng khác trong vài giờ. Bác sĩ sẽ đo những thay đổi lượng nước tiểu, nồng độ nước tiểu và nồng độ ADH. Điều này sẽ xác định cơ thể của bệnh nhân có đang sản xuất đủ ADH hay không, thận có đáp ứng với ADH bình thường hay không.
Chụp cộng hưởng từ
Bác sĩ sẽ tìm kiếm những thay đổi bất thường ở tuyến yên hay vùng dưới đồi. Đây là xét nghiệm không xâm lấn.
Hầu hết các bệnh nhân đái tháo nhạt đều có thể ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng và sống một cuộc sống bình thường nếu họ tuân thủ các khuyến nghị từ bác sĩ.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Diabetes Insipidushttps://www.niddk.nih.gov/health-information/kidney-disease/diabetes-insipidus
Ngày tham khảo: 28/06/2021
-
Diabetes Insipidus (Symptoms & causes)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/diabetes-insipidus/symptoms-causes/syc-20351269
Ngày tham khảo: 28/06/2021