YouMed

Bệnh sởi có lây không? Câu trả lời của bác sĩ

BS Tô Hồng Phương Thanh
Tác giả: Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh
Chuyên khoa: Truyền nhiễm

Sởi từng là một trong những bệnh phổ biến và gây nhiều vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Vì độ nguy hiểm của bệnh, nhiều người thắc mắc rằng bệnh sởi có lây không? Nếu có thì bệnh sởi lây qua đường nào? Cần làm gì để tránh bị lây nhiễm sởi từ người bệnh? Hãy cùng Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh tìm hiểu về khả năng lây lan cũng như các cách phòng ngừa lây nhiễm sởi nhé.

Bệnh sởi có lây không?

Sởi là bệnh lý có thể lây giữa người với người. Bệnh sởi dễ lây lan đến mức nếu một người chưa có miễn dịch tiếp xúc người mắc bệnh thì có tới 90% những người này cũng sẽ bị nhiễm bệnh.1

Bệnh do virus gây ra và thường lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp và qua không khí. Virus lây nhiễm qua đường hô hấp, sau đó lây lan khắp cơ thể. Virus vẫn tồn tại trong không khí hoặc trên các bề mặt bị nhiễm bệnh và có thể lây lan trong tối đa 2 giờ. Một người mắc bệnh sởi có thể truyền virus cho người khỏe mạnh trong khoảng 8 ngày. Bắt đầu từ 4 ngày trước khi phát ban và kết thúc khi phát ban đã xuất hiện được 4 ngày.2

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Virus sởi chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp. Có bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết mũi hoặc họng của người bệnh. Cụ thể, khi một người bị bệnh sởi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện, những giọt bắn bị nhiễm bệnh bắn vào không khí hoặc rơi xuống một bề mặt. Nếu người khỏe mạnh hít thở không khí bị ô nhiễm hoặc chạm vào bề mặt có mầm bệnh, sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị nhiễm bệnh.2 3

Nguyên nhân gây ra bệnh sởi

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Virus sởi được phân loại là thành viên thuộc chi Morbillivirus, trong họ Paramyxoviridae. Con người là vật chủ tự nhiên duy nhất của virus sởi. Virus sống trong chất nhầy ở mũi và họng của người bệnh do đó dễ dàng lây lan qua hơi thở, ho và hắt hơi.1

Sởi là một bệnh đường hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi để lại biến chứng vĩnh viễn, bao gồm viêm phổi, co giật, tổn thương não và thậm chí tử vong.4

Mặc dù đã có vắc-xin nhưng có hơn 140.000 người đã chết vì bệnh sởi vào năm 2018 – chủ yếu là trẻ em dưới 5 tuổi.2

Bệnh sởi là bệnh do nhiễm virus thuộc chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae
Bệnh sởi là bệnh do nhiễm virus thuộc chi Morbillivirus, họ Paramyxoviridae

Dấu hiệu nhận biết sởi

Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh sởi xuất hiện khoảng 10 đến 12 ngày sau khi tiếp xúc với virus. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sởi thường bao gồm:2

  • Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là sốt cao, kéo dài từ 4 đến 7 ngày.
  • Sổ mũi, ho, mắt đỏ và chảy nước mắt.
  • Những đốm trắng nhỏ bên trong má có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu.
Những đốm trắng trong má và môi (còn gọi là đốm Koplik)
Những đốm trắng trong má và môi (còn gọi là đốm Koplik)

Sau vài ngày, phát ban bắt đầu xuất hiện, thường ở mặt và vùng cổ. Trong khoảng 3 ngày, phát ban sẽ lan rộng toàn thân. Phát ban kéo dài từ 5 đến 6 ngày rồi mờ dần. Nó thường có màu đỏ và lấm tấm nhưng không ngứa.2

Hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến bệnh sởi là do các biến chứng liên quan đến bệnh. Các biến chứng nghiêm trọng nhất bao gồm mù lòa, viêm não, tiêu chảy nặng, nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng hô hấp nghiêm trọng như viêm phổi.2 Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng và biến chứng bao gồm: trẻ em, phụ nữ mang thai và những người suy giảm miễn dịch.

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh sởi

Về phía người bệnh

Khi bị bệnh sởi, ho hay hắt hơi có thể khiến bệnh dễ lây lan. Một vài điều mà người bệnh có thể làm để giảm nguy cơ lây lan hoặc nhiễm bệnh cho người xung quanh:

  • Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước ấm.
  • Khi ho, hắt hơi nến sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng. Điều này nhằm tránh virus lây qua đường giọt bắn.
  • Tiêu hủy khăn giấy đã sử dụng khi ho và hắt hơi.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân như cốc, khăn tắm, quần áo,…
Người bệnh sởi nên sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng khi ho, hắt hơi,...
Người bệnh sởi nên sử dụng khăn giấy để che mũi, miệng khi ho, hắt hơi,…

Về phía người khỏe mạnh

Vắc-xin là biện pháp phòng ngừa sởi hiệu quả được trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ CDC khuyến cáo trẻ em và người lớn nên thực hiện.

Bệnh sởi có thể được ngăn ngừa bằng vắc-xin chứa virus sởi, dưới dạng vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella (MMR). Hoặc vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – rubella – thủy đậu (MMRV) có thể được sử dụng cho trẻ em từ 12 tháng đến 12 tuổi để bảo vệ chống lại các bệnh trên.

Một liều vắc-xin MMR có hiệu quả phòng bệnh sởi khoảng 93%, hai liều có hiệu quả khoảng 97%. Hầu hết những người không đáp ứng với thành phần sởi trong liều vắc-xin MMR đầu tiên khi được 12 tháng tuổi trở lên sẽ đáp ứng với liều thứ hai. Do đó, liều MMR thứ hai được sử dụng để giải quyết tình trạng thất bại vắc-xin ban đầu.1

Qua bài viết trên của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh, hy vọng thắc mắc của bạn đọc “Bệnh sởi có lây không?” đã được giải đáp. Bạn hãy lưu ý các đường lây lan của bệnh sởi để giữ an toàn và hạn chế nhiễm bệnh. Đồng thời, hãy thực hiện tiêm vắc-xin và các cách phòng tránh để ngăn ngừa bệnh hiệu quả và an toàn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Measles (Rubeola) - For Healthcare Providershttps://www.cdc.gov/measles/hcp/index.html

    Ngày tham khảo: 09/04/2023

  2. Measleshttps://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles

    Ngày tham khảo: 09/04/2023

  3. Measleshttps://www.healthdirect.gov.au/measles

    Ngày tham khảo: 09/04/2023

  4. Measleshttps://www.nfid.org/infectious-diseases/measles/

    Ngày tham khảo: 09/04/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người