YouMed

Bồ công anh và câu chuyện về sự biết ơn

Bác sĩ HẠ CHÍ LỘC
Tác giả: Bác sĩ Hạ Chí Lộc
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Bồ công anh hay rau mũi cày, Thái Lan gọi là Phak – mak – choi, tên khoa học Lactuca indica, thuộc họ cúc Asteraceae. Ngoài việc được xem như một loại rau ở một số quốc gia, còn được xem như một thảo dược dân gian. Được sử dụng trong y học cổ truyền với chức năng giải độc, giảm viêm mà dược lý hiện đại tìm thấy các hoạt chất chống viêm, kháng khuẩn và cải thiện thị giác.

Bồ công anh (Lactuca indica) là một loại cây nhỏ, nhiều nhựa trắng đục. Hoa có 2 loại vàng và tím. Hoa vàng gọi là hoàng hoa địa đinh, hoa tím gọi là tử hoa địa đinh. Đều được dùng làm thuốc như nhau. Mọc hoang nhiều ở miền Bắc nước ta. Một loại nữa cũng được gọi là bồ công anh là cây Chỉ thiên, thường thấy ở miền Nam, tên khoa học Elepphantopuss scaber. Cũng được dùng làm thuốc như vậy.

Sự tích Bồ công anh

Cô con gái trong một gia đình nọ đột nhiên nổi nhọt trên vú khiến cả ngực bị sưng, nóng, đỏ và đau đớn. Cô gái sợ hãi nhưng không biết nói cùng ai nên âm thầm chịu đựng. Nhưng cuối cùng vẫn bị dì ghẻ phát hiện, mắng và đuổi cô ra khỏi nhà. Cô gái tủi thân, vào nửa đêm chạy trốn đến bờ sông tự vẫn.

Duyên tương ngộ

May thay, bên bờ sông có ông lão đánh cá họ Bồ và con gái Anh Tử của mình đan lưới dưới ánh trăng. Thấy người tự vẫn nên Anh Tử cứu được cô gái. Một lúc sau mới biết vì bệnh trạng của cô, nên Anh Tử tâm sự với cha mình. Ngư lão suy nghĩ một lúc rồi nói: “Ngày mai con hãy hái cho cô ấy một ít thuốc”. Vài tuần sau, bệnh của cô gái được chữa khỏi.

Kết cục

Người cha đi làm về và biết rằng con gái mình đã đi mất rất hối hận và lo lắng. Bèn cử người đi tìm khắp nơi, thời gian sau tìm được chiếc thuyền của cha con ngư lão. Cô gái cảm ơn và tạm biệt cha con ngư lão để về nhà. Vì chỉ biết ngư lão họ Bồ nên tôn xưng là Bồ Công và người con cứu cô tên là Anh Tử. Tưởng nhớ hai cha con ngư lão nên mới đặt tên cho cây thuốc đó là Bồ Công Anh. Kể từ đó, Bồ công anh lưu truyền dùng chữa sưng vú.

Bồ công anh
Bồ công anh

Thành phần hóa học trong Bồ công anh

Bồ công anh cung cấp lượng lớn beta carotene và lutein. Tại Thái Lan ước tính loại rau này cung cấp 47% lượng vitamin A cho người dân. Chưa kể lượng lutein trong loại cây này có tác dụng cải thiện thị giác, một hoạt chất chống oxy hóa, loại bỏ các gốc tự do.

Một lượng không nhỏ polyphenol, vitamin C và vitamin E trong thực phẩm này đã được tìm thấy. Ngoài ra, còn cung cấp một số thành phần vi lượng như canci, kali, phospho, magie, sắt.

Bồ công anh 1
Bồ công anh

Tác dụng dược lý của Bồ công anh

1. Bảo vệ gan

Các dẫn xuất axit quinic có liên quan đến sự ức chế virus viêm gan B (HBV). Trong khi đó, Bồ công anh có đến 7 dẫn xuất acid quinic và 5 dẫn xuất flavonoid.

Acid quinic đơn độc làm giảm đáng kể mức độ HBV – DNA ngoại bào. Khi kết hợp flavonoid làm giảm nồng độ HBV- DNA trong các tế bào HepG2.

2. Kháng khuẩn

Bồ công anh toàn cây chứa sterol, choline, inulin và pectin. Những thành phần này có tác dụng diệt khuẩn mạnh đối với Staphylococcus aureusStreptococcus hemolyticus. Bên cạnh đó còn có tác dụng diệt khuẩn tương đối với Pneumococcus, Meningococcus, Diphtheria, Pseudomonas aeruginosa, khuẩn thương hàn. Chiết xuất này cũng có thể ức chế Mycobacterium tuberculosis, Leptospira và nấm nên thường được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh viêm và nhiễm trùng.

Trên lâm sàng, chủ yếu được sử dụng để điều trị viêm tuyến vú cấp tính, viêm hạch bạch huyết, viêm kết mạc cấp tính, viêm amidan cấp tính, viêm phế quản cấp tính, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Mặt khác, chiết xuất thảo dược này không trực tiếp tác động lên vi khuẩn E. Coli trong niệu quản. Mà làm giảm độ bám dính và xâm lấn của E. Coli vào niệu quản trong bệnh nhiễm trùng niệu quản.

3. Đặc tính chống oxy hóa

Acid caffeic có công lớn trong tác dụng chống oxy hóa của Bồ công anh. Thể hiện qua việc ức chế các gốc tự do với một vi lượng nhỏ. Ngoài ra, glycoside flavonoid của thực vật này sau khi được chuyển hóa cũng trở thành một hoạt chất chống oxy hóa trong huyết tương. Cho thấy hàm lượng polyphenol, flavonoid và flavonol cao tương quan tốt với hoạt động chống oxy hóa.

4. Kháng viêm

Hoạt chất trong Bồ công anh có khả năng ức chế sản xuất NO và giảm biểu hiện của iNOS. Được xem như một tác nhân kích hoạt đại thực bào, đóng vai trò quan trọng trong quá trình viêm.

5. Thị giác thì sao?

Hoạt tính sinh học của lutein chủ yếu liên quan đến thị giác. Caroten này tích lũy trong võng mạc nơi nó hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do gây ra ánh sáng. Thiếu hụt lutein cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến nguyên nhân của một số bệnh. Bao gồm thoái hóa điểm vàng lão hóa và đục thủy tinh thể. Lutein không được tổng hợp ở người và phải được lấy từ thực phẩm. Và vị thảo dược này chứa một lượng không nhỏ lutein.

Xem thêm:

Hương nhu: nữ hoàng thảo dược Ấn Độ

Vị thuốc húng chanh: hương dược liệu tinh dầu kỳ diệu

Sử dụng thận trọng Bồ công anh

Nếu cơ thể cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh hoặc dễ bị cảm lạnh không được sử dụng Bồ công anh. Nếu dùng một lượng lớn có thể bị mất cảm giác ngon miệng, kiệt sức, mệt mỏi, đổ mồ hôi.

Phản ứng bất lợi của bồ công anh rất hiếm, bao gồm 2 loại sau: thỉnh thoảng có phản ứng tiêu hóa, như buồn nôn, nôn, khó chịu ở bụng và tiêu chảy nhẹ. Sau khi uống thuốc sắc và ngâm rượu, có thể sẽ gặp các phản ứng dị ứng như nổi mề đay và ngứa.

Bồ công anh là một dược phẩm tự nhiên dễ dàng tìm thấy. Bên cạnh những tác dụng tích cực cần thận trọng khi sử dụng Bồ công anh như một biện pháp dân gian. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học, Hà Nội, trang 72.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2022/04/nhung-cay-thuoc-va-vi-thuoc-viet-nam-2006.pdf#page=88
  2. Hou C. C. et al. (2003), "Antidiabetic dimeric guianolides and a lignan glycoside from Lactuca indica", (0163-3864 (Print))

  3. Kim K. H. et al. (2008), "Terpene and phenolic constituents of Lactuca indica L", (0253-6269 (Print))

  4. Luthje P. et al. (2011), "Lactuca indica extract interferes with uroepithelial infection by Escherichia coli", (1872-7573 (Electronic))

  5. Wang S. Y. et al. (2003), "Antioxidant properties and phytochemical characteristics of extracts from Lactuca indica", (0021-8561 (Print))

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người