YouMed

Bướu cường giáp có nguy hiểm không và câu trả của bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bướu giáp là bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp. Người mắc bướu giáp thường có những triệu chứng cường giáp – gọi là bướu cường giáp. Vậy cường giáp và bướu cường giáp có nguy hiểm không? Bài viết sau của Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi này nhé.

Bướu cường giáp là gì?

Khi tuyến giáp phát triển kích thước một cách bất thường tạo thành khối trên cổ, bướu giáp sẽ hình thành. Bướu giáp có thể gây nhiều triệu chứng khác nhau như cường giáp hay suy giáp.

Một vài trường hợp sẽ sờ thấy cục nhỏ, tròn, hơi cứng trong tuyến – gọi là nhân giáp. Nếu người bệnh mắc bướu giáp và có thêm các triệu chứng của cường giáp sẽ tạo thành bướu cường giáp.

Triệu chứng mắc bướu cường giáp

Các triệu chứng bướu cường giáp bao gồm bướu cổ và một hay nhiều các triệu chứng sau đây:

  • Mau mệt mỏi, yếu người.
  • Hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh.
  • Tiêu chảy.
  • Lo lắng quá mức.
  • Sụt cân dù không kiêng khem.
  • Run tay chân.
  • Da ẩm, đổ mồ hôi, sợ nóng.
  • Rối loạn kinh nguyệt ở nữ và rối loạn cương ở nam.

    Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bướu cường giáp.
    Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu của bướu cường giáp

Các triệu chứng này có thể rất nhẹ và cũng có thể gây nguy hiểm tính mạng. Hơn nữa, bướu cường giáp có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào tính chất của bướu.

Cách chẩn đoán bệnh

Khi nhận thấy có những triệu chứng trên, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám.

Bác sĩ sẽ nghi ngờ người bệnh mắc bướu nếu trong quá trình khám sờ thấy tuyến giáp to trên cổ. Khi bướu quá to có thể làm biến dạng cổ ngay cả khi bệnh nhân ngồi bình thường.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp rất quan trọng vì nó xác định chính xác được người bệnh đang mắc cường giáp hay không. Cường giáp xảy ra khi hormone kiểm soát tuyến giáp TSH giảm bất thường và hormone giáp T3, T4 tăng quá mức.

TSH là một trong những xét nghiệm chức năng tuyến giáp quan trọng.
TSH là một trong những xét nghiệm chức năng tuyến giáp quan trọng

Ngoài ra, bạn cũng sẽ được làm siêu âm tuyến giáp để xác định tính chất của bướu giáp và tìm nhân giáp.

Bướu cường giáp có nguy hiểm không?

Bướu cường giáp chỉ nguy hiểm nếu đó là bướu ác tính hoặc bướu gây ra các triệu chứng ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân.

Khi bướu giáp được chẩn đoán là do ung thư tuyến giáp, người bệnh sẽ được tư vấn về điều trị ung bướu kỹ càng. Sẽ càng nguy hiểm nếu giai đoạn ung thư càng nặng.

Khi hormone tuyến giáp tăng quá mức trong máu, gây đảo lộn hoạt động các cơ quan sẽ gây ra cơn bão giáp. Cơn bão giáp là một cấp cứu nội tiết nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong cao. Các triệu chứng có thể diễn tiến rất nhanh đến suy sụp nhiều cơ quan trong cơ thể.

  • Rối loạn chức năng tim mạch: tụt huyết áp, sốc, suy tim, rối loạn nhịp tim,…
  • Rối loạn chức năng gan: vàng da, tăng men gan, suy gan,…
  • Rối loạn chức năng thần kinh: li bì, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê,…
  • Rối loạn chức năng thận: suy thận, ít nước tiểu, giảm độ lọc cầu thận,…

Nhưng bạn đừng quá lo lắng, chỉ một tỷ lệ thấp bệnh nhân cường giáp mắc những triệu chứng này thôi.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Để phòng tránh những biến chứng của bướu cường giáp, bạn nên tự theo dõi liên tục và đến gặp bác sĩ khi có những dấu hiệu bất thường sau:

  • Bướu to gây khó thở, khó nuốt, nặng cổ hay mất thẩm mỹ.
  • Bướu có nhiều nhân giáp.
  • Các triệu chứng cường giáp làm hạn chế hoạt động sinh hoạt và làm việc.
  • Sờ thấy nhiều cục dưới da nổi xung quanh cổ.

Các phương pháp điều trị bướu cường giáp

Khi điều trị bướu cường giáp, quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân và hướng điều trị. Lựa chọn phương pháp điều trị phải dựa vào phân loại, mức độ triệu chứng và khả năng dung nạp của bệnh nhân. Một số cách điều trị bướu cường giáp phổ biến hiện nay là:

Thuốc kháng giáp

Thuốc kháng giáp là điều trị đầu tay gần như cho tất cả các bệnh nhân mắc cường giáp. Do đó, đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Thuốc có tác dụng làm bất hoạt hormone giáp để giảm ảnh hưởng của nó lên người bệnh.

Thuốc còn là cách tốt nhất để kiểm soát triệu chứng của bệnh nhân. Ngoài ra, một số thuốc kháng cũng được kê toa kèm để điều trị triệu chứng riêng biệt như thuốc làm giảm nhịp tim, thuốc kháng viêm,… Bướu cường giáp có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào hiệu quả của điều trị.

Xạ trị

Xạ trị sẽ được chỉ định đối với  người bệnh không dung nạp được với thuốc, và người mắc cường giáp nặng. Các bệnh lý tuyến giáp có nhân, bệnh giáp Graves là những bệnh lý được điều trị hiệu quả với xạ trị.

Nhược điểm của xạ trị là không dành cho phụ nữ có thai và cho con bú, người dị ứng với thuốc xạ. Ngoài  ra tác dụng phụ của xạ trị là có thể tạo ra một vị trí ung thư khác trong cơ thể. Do đó, phân loại kỹ các đối tượng mẫn cảm trước khi thực hiện.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là cách điều trị triệt căn bướu cường giáp vì cho hiệu quả tức thì. Phẫu thuật có thể cắt toàn bộ hay một phần tuyến giáp, được mổ hở hay nội soi.

Phẫu thuật giúp điều trị bướu cường giáp triệt để.
Phẫu thuật giúp điều trị bướu cường giáp triệt để

Bằng những kỹ thuật tiên tiến, phẫu thuật tuyến giáp ngày càng cho thấy những ưu điểm nổi trội trong điều trị. Sau phẫu thuật, thuốc hormone giáp sẽ được kê toa thêm để tránh suy giáp sau mổ.

Trên đây là những thông tin mọi người cần biết về bướu cường giáp có nguy hiểm không. Hy vọng sau khi đọc bài viết, mọi người sẽ có cái nhìn khái quát hơn về bệnh. Đừng lo lắng, đa số bệnh lý không nghiêm trọng, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn nếu có bất thường gì xảy ra.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Radioiodine in the treatment of hyperthyroidismhttps://www.uptodate.com/contents/radioiodine-in-the-treatment-of-hyperthyroidism?search=hyperthyroidism%20treatment&source=search_result&selectedTitle=4~150&usage_type=default&display_rank=4#H30632336

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

  2. Everything you need to know about a goiterhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/167559#symptoms

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

  3. Goiter & Thyroid Noduleshttps://endocrinesurgery.ucsf.edu/conditions-procedures/goiter.aspx

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

  4. Diagnosis of hyperthyroidismhttps://www.uptodate.com/contents/diagnosis-of-hyperthyroidism?search=hyperthyroidism&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1#H3

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

  5. Clinical presentation and evaluation of goiter in adultshttps://www.uptodate.com/contents/clinical-presentation-and-evaluation-of-goiter-in-adults?search=hyperthyroidism%20goiter&source=search_result&selectedTitle=1~150&usage_type=default&display_rank=1

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

  6. Disorders that cause hyperthyroidismhttps://www.uptodate.com/contents/disorders-that-cause-hyperthyroidism?search=hyperthyroidism&topicRef=7847&source=see_link

    Ngày tham khảo: 10/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người