YouMed

Bướu giáp nhân có nguy hiểm không và câu trả lời từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bướu giáp nhân là một bệnh lý nội tiết khá phổ biến, chỉ đứng thứ 2 sau bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, có khá nhiều người vẫn không biết về bệnh lý này. Mặc dù đa số các trường hợp bướu giáp nhân là lành tính nhưng chúng vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Vậy bướu giáp nhân là gì? Triệu chứng như thế nào? Bướu giáp nhân có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ? Cũng như cách chẩn đoán và điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Vũ Thành Đô sẽ giải đáp tất cả những vấn đề trên giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng. Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Bướu giáp nhân là gì?

Bướu giáp nhân là tình trạng các nhu mô tuyến giáp tăng sinh bất thường, trong nhu mô tuyến giáp có sự xuất hiện của các nhân giáp, có thể một hoặc nhiều nhân. Nếu chỉ có một nhân thì gọi là bướu giáp đơn nhân, còn có từ 2 nhân trở lên thì gọi là bướu giáp đa nhân. Đa số các trường hợp bướu giáp nhân là lành tính chiếm khoảng 90%, còn ác tính chỉ khoảng 5 đến 10%.

Các nhu mô tuyến giáp phình to gây ra tình trạng bướu giáp nhân (bướu cổ)
Các nhu mô tuyến giáp phình to gây ra tình trạng bướu giáp nhân (bướu cổ)

Khi nào mắc bướu giáp nhân

Bướu giáp nhân thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Tần suất bướu giáp nhân tăng theo tuổi và gặp ở những vùng thiếu hụt i-ốt. Đa số các trường hợp phát hiện bệnh do tình cờ qua các lần đi khám tổng quát. Các bác sĩ nghi ngờ sau đó cho siêu âm mới phát hiện bệnh.

Xem thêm: Những xét nghiệm bướu cổ để phát hiện sớm bệnh

Triệu chứng bướu giáp nhân

Trước khi tìm hiểu về việc bướu giáp nhân có nguy hiểm không, bạn nên biết một số triệu chứng mà bệnh lý này gây nên. Đa số các trường hợp bướu giáp nhân không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ có một vài trường hợp bướu to có thể gây đau vùng cổ. Và có thể bướu to gây chèn ép các cơ quan xung quanh như:

  • Chèn ép vào thực quản khiến người bệnh nuốt khó.
  • Chèn ép vào khí quản khiến người bệnh khó thở.
  • Người bệnh có thể ho, khan tiếng kéo dài.
  • Một số ít trường hợp bệnh nhân có thể đau vùng cổ.

Cũng có một số ít trường hợp bướu to tiết ra nhiều hormone tuyến giáp gây ra các triệu chứng như:

Người có bệnh lý bướu giáp thường bị run tay
Người có bệnh lý bướu giáp thường bị run tay

Bướu giáp nhân có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp bướu giáp nhân là lành tính, chỉ có một số ít là ác tính. Chính vì thế, mục tiêu tiếp cận bệnh nhân có bướu giáp nhân là phát hiện và điều trị phẫu thuật những bệnh nhân có bướu giáp nhân ác tính.

Tuy nhiên, có các trường hợp bướu lành tính nhưng bướu to gây chèn ép nhiều các cơ quan xung quanh. Hoặc có các triệu chứng cường giáp khiến người bệnh khó chịu. Các trường hợp này bác sĩ cũng sẽ xem xét chỉ định phẫu thuật.

Như vậy trong trường hợp bướu giáp nhân là ác tính thì sẽ nguy hiểm. Ung thư tuyến giáp có thể tiến triển nhanh và nặng dần, có thể di căn đến các cơ quan khác của cơ thể nếu không điều trị kịp thời.

Xem thêm: Ung thư tuyến giáp di căn và những điều bạn cần biết

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mặc dù đa số các trường hợp bướu giáp nhân là lành tính. Nhưng bạn cũng cần đi khám bác sĩ thường xuyên để biết được chắc chắn đó là lành tính hay không. Nếu đã chắc chắn là lành tính thì các bạn cần gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Bạn nên đến gặp bác sĩ 3 đến 6 tháng một lần để được kiểm tra theo dõi xem bướu giáp nhân có phát triển không.
  • Nếu bạn có các triệu chứng cường giáp như: hồi hộp, đánh trống ngực, tim đập nhanh, run tay…. hay có các triệu chứng suy giáp như: mệt mỏi, cảm giác sợ lạnh, mất tập trung, da khô… thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị một cách phù hợp nhất.

Ngoài ra, các trường hợp ác tính sau khi mác sĩ đã phẫu thuật thành công bạn cũng cần thường xuyên đến gặp bác sĩ để kiểm tra định kì mỗi 3 đến 6 tháng một lần để xem bệnh có diễn tiến bất thường không.

Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ về bướu giáp nhân
Bạn nên đến bác sĩ kiểm tra ngay khi có các dấu hiệu nghi ngờ về bướu giáp nhân

Các phương pháp chẩn đoán và điều trị

Chẩn đoán bướu giáp nhân

Sau khi đã biết bệnh lý bướu giáp nhân có nguy hiểm không, bạn nên biết một số phương pháp chẩn đoán để biết được bướu giáp là lành tính hay ác tính. Việc chẩn đoán bướu giáp nhân cần kết hợp các triệu chứng lâm sàng đã nêu ở trên, cùng với các xét nghiệm cận lâm sàng như:

Siêu âm tuyến giáp

Đây là phương pháp đầu tiên để chẩn đoán bướu giáp nhân. Sau khi siêu âm bác sĩ sẽ biết được kích thước, vị trí của bướu cũng như của nhân giáp. Tuy nhiên, phương pháp này còn hạn chế do còn phụ thuộc nhiều vào người siêu âm.

Siêu âm tuyến giáp giúp bác sĩ nhận biết đặc điểm của tuyến giáp
Siêu âm tuyến giáp giúp bác sĩ nhận biết đặc điểm của tuyến giáp

Xét nghiệm hormone T3, T4, TSH

Đo nồng độ hormone T3, T4, TSH để bác sĩ đánh giá chức năng tuyến giáp có thay đổi hay không. Các chỉ số sẽ gợi ý cho bác sĩ xem đây là bướu ác tính hay lành tính.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA)

Đây là thủ thuật cần thiết giúp phân biệt được bướu lành tính hay ác tính. Việc thực hiện chúng tương đối đơn giản, an toàn, có thể thực hiện nhiều lần.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) giúp bác sĩ biết được bướu giáp là lành tính hay ác tính
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) giúp bác sĩ biết được bướu giáp là lành tính hay ác tính

Xạ hình tuyến giáp

Thường được chỉ định khi bệnh nhân xét nghiệm TSH thấp. Nếu kết quả nhân giáp tăng và hấp thu chất phóng xạ thì đa số là lành tính. Ngược lại nếu các nhân giáp giảm hấp thu chất phóng xạ thì nhiều khả năng là ác tính.

Các xét nghiệm thăm dò khác

Như chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan) hay chụp cộng hưởng từ (chụp MRI) ít khi được chỉ định.

Điều trị bướu giáp nhân

Lựa chọn phương pháp điều trị bướu giáp nhân tuỳ thuộc vào nguy cơ ung thư, triệu chứng chèn ép. Đa số bướu giáp nhân lành tính không cần điều trị đặc hiệu mà chỉ cần theo dõi định kì 3 đến 6 tháng siêu âm một lần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị bướu giáp nhân hiện nay:

Điều trị nội khoa ức chế bằng Thyroxine

Phương pháp này còn nhiều tranh cãi. Theo các nghiên cứu điều trị ức chế bằng Thyroxine có hiệu quả làm giảm kích thước nhân và ngăn sự hình thành các nhân mới. Tuy nhiên chúng có nguy cơ gây rung nhĩ và giảm mật độ xương. Do đó phương pháp này chưa được nhiều người khuyến cáo.

Điều trị bằng i-ốt phóng xạ

Phương pháp này được dùng cho bệnh nhân có bướu giáp nhân đang hoạt động. Nhưng phương pháp này có nguy cơ gây suy giáp.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định khi xét nghiệm FNA là ung thư hoặc nghi ngờ ung thư trên lâm sàng. Ngoài ra các loại bướu gây ra các triệu chứng chèn ép, bướu to gây mất thẫm mỹ cũng có thể chỉ định phẫu thuật.

Xem thêm: Thuốc trị bướu cổ tuyến giáp và những điều bạn cần biết

Tóm lại, bướu giáp nhân là một bệnh phổ biến và đa số là lành tính. Nhưng chúng ta không được chủ quan với căn bệnh này vì chúng cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm. Hi vọng bài viết trên đây của Bác sĩ Vũ Thành Đô đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể về bệnh bướu giáp nhân. Cũng như giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề bướu giáp nhân có nguy hiểm không. Nếu các bạn có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Goiterhttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

  2. What You Need to Know About Goiterhttps://www.healthline.com/health/goiter-simple

    Ngày tham khảo: 21/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người