Các dấu hiệu rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt
Nội dung bài viết
Cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất hứng thú trước và trong chu kỳ kinh nguyệt khá phổ biến. Các chuyên gia tin rằng việc thay đổi cảm xúc này là do sự dao động hormone trong cơ thể của người phụ nữ. Hầu hết những người phụ nữ có thể gặp một số triệu chứng cửa hôi chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như cảm giác buồn và đau đầu. Tuy nhiên, một số người có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn như trầm cảm trong rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Trong bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về rối loạn này.
Rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là gì?
Rối loạn tâm thần tiền chu kì kinh nguyệt (PMDD) là một rối loạn tương tự như hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS). Hội chứng tiền chu kì kinh nguyệt (PMS) có thể có nhiều triệu chứng. Các bác sĩ cho rằng có đến khoảng ¾ phụ nữ có kinh nguyệt có một số dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như thèm ăn, chuột rút, ủ rũ hay mệt mỏi.
Nhưng rối loạn tâm thần tiền chu kì kinh nguyệt (PMDD) lại khác. Hội chứng tiền kinh nguyệt gây ra những cảm xúc khó chịu đáng kể, làm ảnh hưởng đến chức năng nghề nghiệp, xã hội và các chức năng quan trọng khác của người phụ nữ.
Triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền chu kì kinh nguyệt
Triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền chu kì kinh nguyệt thường bắt đầu một tuần trước khi hành kinh và sẽ giảm dần khi có kinh, có thể hết sau khi sạch kinh. Hầu hết trong thời gian này, các triệu chứng có thể nặng nề, nhiều mệt mỏi và gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sống hằng ngày như.
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền chu kì kinh nguyệt bao gồm:
Những triệu chứng về tâm thần
- Cảm xúc thay đổi.
- Cảm thấy buồn, dễ khóc, dễ xúc động.
- Dễ tức giận hoặc cáu gắt.
- Lo lắng.
- Mất hi vọng.
- Căng thẳng, bực bội, bứt rứt không yên.
- Khó tập trung.
- Cảm thấy không có sức lực, mất năng lượng.
- Giảm hứng thú trong các hoạt động hằng ngày hoặc sở thích.
- Mất kiểm soát.
- Mất ngủ.
- Lú lẫn.
- Đánh giá thấp hình ảnh bản thân.
- Ý tưởng tự sát.
Ứ dịch
- Sưng mắt cá chân, tay và chân.
- Tăng cân theo chu kì.
- Tiểu ít.
- Căng tức và đau vú.
Vấn đề về mắt
- Nhiễm trùng mắt.
Triệu chứng tiêu hóa
Triệu chứng về da
- Mụn.
- Viêm da.
- Làm nặng hơn các rối loạn về da khác.
Triệu chứng mạch máu thần kinh
- Đau đầu.
- Chóng mặt.
- Đầu óc lâng lâng.
- Choáng váng.
- Cảm giác tê tay, tê chân, tăng nhạy cảm với các kích thích.
Khác
- Giảm ham muốn tình dục.
- Thay đổi cảm giác ngon miệng.
- Dễ bị dị ứng.
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (PMDD) có thể giống như các bệnh lý y khoa khác chẳng hạn như rối loạn chức năng tuyến giáp, rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lo âu lan tỏa. Nếu có các triệu chứng trên, bạn đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán chính xác hơn.
Yếu tố nguy cơ và chẩn đoán
Các yếu tố nguy cơ
Các vùng não điều hòa cảm xúc và hành vì đều có các thụ thể của estrogen, progesterone và những hormone sinh dục khác. Những hormone này ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống dẫn truyền thần kinh, mà những hệ thống này tác động đến cảm xúc bà tư duy – điều này có thể kích hoạt rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt. Nhưng hiện tại vẫn chưa rõ lý dao tại sao một số người phụ nữ lại nhạy cảm hơn so với những người khác. Các nhà khoa học nghĩ rằng điều này liên quan đến gen nhiều hơn. Những yếu tố nguy cơ khác có thể gây ảnh hưởng đến chứng rối loạn này bao gồm:
- Căng thẳng, stress.
- Thừa cân.
- Béo phì.
- Tiền căn sang chấn trước đây.
- Bị lạm dụng tình dục.
Ngoài ra, điều quan trọng là phải loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng tương tự rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt như trầm cảm, rối loạn khí sắc dai dẳng, lo ây hoặc nhược giáp.
Một thách thức quan trọng trong chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt là các triệu chứng không đủ nghiêm trọng để gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày.
Xem thêm: Kiểm tra tiền sản: Các xét nghiệm gì cần làm khi mang thai?
Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt theo DSM-5
Trong đa số những chu kì kinh nguyệt, có ít nhất 5 triệu chứng hiện diện trong tuần cuối cùng của trước khi bắt đầu có kinh và bắt đầu cải thiện trong vòng vài ngày sau khi có kinh và trở nên bình thường hoặc mất sau sạch kinh.
Những dấu hiệu phổ biến
- Cảm xúc không ổn định đáng kể (ví dụ như khí sắc thay đổi, đột nhiên buồn hoặc khóc hoặc trở nên nhạy cảm hơn với sự từ chối).
- Bứt rứt hoặc giận dữ đáng kể hoặc gia tăng xung đột giữa người và người.
- Khí sắc trầm, cảm giá mất hi vọng hoặc những ý nghĩ tự làm giảm giá trị bản thân.
- Cảm giác lo âu, căng thẳng hoặc cảm giác bứt rứt không yên đáng kể.
Những dấu hiệu khác ít gặp hơn
- Giảm hứng thú trong những hoạt động hằng ngày.
- Gặp khó khăn trong việc tập trung.
- Thờ ơ, dễ mệt mỏi, mất năng lượng đáng kể.
- Ngủ nhiều hoặc mất ngủ.
- Cảm giác choáng ngợp hoặc mất kiểm soát.
- Những triệu chứng cơ thể như căng tức hoặc sưng vú, đau cơ hoặc khớp, cảm giác sưng phù hoặc tăng cân.
Những triệu chứng này sẽ gây khó chịu và cản trở sinh hoạt, cuộc sống thường nhật của người bệnh.
Phương pháp điều trị
Mục tiêu điều trị là ngăn ngừa hoặc hạn chế tối đa các triệu chứng và có thể bao gồm:
Thuốc chống trầm cảm
Những thuốc ức chế tái hấp thu serotonin khá hiệu quả với nhiều phụ nữ. Lựa chọn thuốc bao gồm SSRI (citalopram, escitalopram, fluoxetin, sertraline) và SNRI (venlafaxin), trống trầm cảm ba vòng. Nhiều nghiên cứu báo cáo rằng 60 – 90% những người phụ nữ mắc rối loạn tâm thần tiền đáp ứng với điều trị.
Thời gian dùng
Các loại thuốc này làm giảnh các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt nhanh hơn trầm cảm, có nghĩa là phụ nữ không nhất thiết phải dùng thuốc mỗi ngày. Thay vào đó, người phụ nữ có thể dùng thuốc không liên tục, còn được gọi là liều lượng theo giai đoạn hoàng thể vì nó trùng với khoản thời gian khoảng 14 ngày bắt đầu ngay sau khi rụng trứng và kết thúc khi có kinh nguyệt. Do đó, chỉ cần dùng SSRI vào nửa sau của chu kì kinh nguyệt là đủ.
SSRI nên được dùng ít nhất trong 2 chu kì kinh nguyệt để đo lường được tác dụng của thuốc. Khoảng 15% phụ nữ không thấy thuyên giảm với những loại thuốc này sau 2 chu kì. Trong trường hợp đó, một số phương pháp điều trị thay đế được khuyến cáo.
Các tác dụng phụ
Một số phụ nữ có tác dụng phụ về tình dục khi sử dụng SSRI. Tác dụng phụ tình dục thường gặp nhất là khó đạt được cực khoái. Nếu điều này xảy ra, bạn nên sử dụng liều thấp hơn hoặc thử một loại thuốc thay thế khác trong cùng một nhóm.
Thuốc tránh thai
Một số phụ nữ mắc rối loạn tâm thần tiềnì kinh nguyệt thuyên giảm các triệu chứng khi họ dùng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ khác lại thấy rằng, thuốc tránh thai có thể làm nặng hơn các triệu chứng của họ.
Thuốc tránh thai có thể sử dụng liên tục để tránh chu kì kinh. Để làm điều này, người phụ nữ nên uống đều đặn các viên có tác dụng tránh thai và không uống những viên thuốc sắt (nếu vỉ 28 viên) và nếu vỉ 21 viên thì bạn nên uống liên tục. Về mặt lý thuyết, uống thuốc liên tục sẽ ngăn chặn sự thay đổi hormone theo chu kì có thể ảnh hưởng đến cảm xúc.
Xem thêm: Cảnh giác với các nguy cơ, tác dụng phụ thường gặp khi uống thuốc tránh thai
Các phương pháp khác
Các phương pháp khác giúp giảm các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt bao gồm tập thể dục thường xuyên, các kỹ thuật thư giãn và bổ sung vitamin, khoáng chất. Các liệu pháp này giúp làm giảm các triệu chứng ở một số phụ nữ và có ít hoặc không có tác dụng phụ.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm bớt căng thẳng, lo lắng, trầm cảm.
Liệu pháp thư giãn
Các triệu chứng của rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt có thể trở nên nặng hơn do căng thẳng, lo lắng, trầm cảm hoặc các tình trạng tâm lý khác. Hơn thế nữa, việc một người sống chung với rối loạn này có thể ây ra một số khó khăn trong các mối quan hệ tại nơi làm việc, trường học và cuộc sống hằng ngày. Liệu pháp thư giãn có thể giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống hằng ngày. Các liệu pháp như thiền định, thư giãn cơ, tự thôi miên hoặc phản hồi sinh học.
Chế độ ăn
Hạn chế caffeine, tránh uống rượu và ngưng hút thuốc lá có thể giúp giảm triệu chứng.
Hãy nói các triệu chứng với bác sĩ của bạn. Một đánh giá y khoa kỹ lưỡng có thể giúp xác định các triệu chứng bạn đang gặp phải thật sự là rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt hay không. Hay đó là do một số tình trạng y khoa khác. Nếu bạn được chẩn đoán mắc rối loạn này, bác sĩ của bạn có thể đề xuất một số phương pháp điều trị cụ thể để giúp giảm thể các triệu chứng. Mọi thông tin trên đều chỉ mang tính chất tham khảo.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Diagnosis and Treatment of Premenstrual Dysphoric Disorderhttps://www.aafp.org/afp/2002/1001/p1239.html
Ngày tham khảo: 23/09/2020
-
Patient education: Premenstrual syndrome (PMS) and premenstrual dysphoric disorder (PMDD) (Beyond the Basics)https://www.uptodate.com/contents/premenstrual-syndrome-pms-and-premenstrual-dysphoric-disorder-pmdd-beyond-the-basics
Ngày tham khảo: 23/09/2020
-
Treating premenstrual dysphoric disorderhttps://www.health.harvard.edu/womens-health/treating-premenstrual-dysphoric-disorder
Ngày tham khảo: 23/09/2020
-
Premenstrual dysphoric disorder (PMDD)https://www.medicalnewstoday.com/articles/308332
Ngày tham khảo: 23/09/2020
-
Premenstrual Dysphoric Disorder (PMDD)https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/premenstrual-dysphoric-disorder-pmdd
Ngày tham khảo: 23/09/2020
-
Premenstrual dysphoric disorder: Different from PMS?https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/premenstrual-syndrome/expert-answers/pmdd/faq-20058315
Ngày tham khảo: 23/09/2020