Các ông bố, bà mẹ cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu rõ hơn cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Nội dung bài viết
Chuẩn bị trước khi mang thai là việc làm cần thiết để con sinh ra được phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có thể chuẩn bị tốt ở giai đoạn khởi đầu này. Vậy các ông bố bà mẹ cần chuẩn bị gì? Cùng xem bài viết dưới đây để có những chuẩn bị tốt nhất nhé!
1. Chuẩn bị tâm lý
Sự chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý sẽ giúp mẹ bầu giảm những bớt lo âu, phiền muộn trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra việc có một tâm lý vững vàng sẽ giúp quá trình sinh con, hồi phục sau sinh trở nên thoải mái và dễ dàng hơn. Tâm lý tốt trước mang thai sẽ giảm được nguy cơ trầm cảm sau sinh, nguy cơ này xảy ra ở 10 – 15% phụ nữ sau sinh, trong đó, số người bị trầm buồn sau sinh (một dạng chẩn đoán trầm cảm nhưng chưa thực sự trầm cảm) chiếm 50 – 85%.
Bên cạnh đó cần có sự thông cảm và quan tâm hơn từ người chồng, vì có nhiều hành vi và tâm lý thay đổi của mẹ bầu trong thai kỳ. Cùng nhau quan tâm, chăm sóc sẽ giúp cải thiện sức khỏe, để mẹ bầu được thoải mái và phát triển tính cách cho đứa con sau này.
2. Kiểm tra sức khỏe thể chất
Hai vợ chồng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát tại bệnh viện có chuyên khoa sản, mục đích khám sức khỏe là để có cái nhìn tổng thể về sức khỏe như kiểm tra huyết áp, xét nghiệm máu, khám phụ khoa, các sàng lọc khác liên quan đến bất thường nhiễm sắc thể do các bệnh lý di truyền gây ra có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh và mang thai.
Đồng thời, kiểm tra xem người mẹ nếu có các vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuyến giáp, hen suyễn, rối loạn miễn dịch… để đảm bảo rằng tất cả các bệnh lý trên được kiểm soát tốt trước khi mang thai.
Ngoài ra, các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng không thể coi thường vì có thể gây ra các vấn đề rất nghiêm trọng cho thai kỳ, ví dụ như bệnh lậu có thể dẫn đến sảy thai, sinh non và trẻ nhẹ cân; bệnh giang mai cũng có liên quan đến sinh non, thai chết lưu và các dị tật trên não, tim, da, mắt,… của thai nhi.
3. Tiêm phòng trước khi mang thai
Việc tiêm phòng trước mang thai không chỉ bảo vệ sức khỏe người mẹ mà còn cung cấp một lượng kháng thể bảo vệ thụ động sang cho con (qua nhau thai, qua sữa mẹ), nhờ vậy con sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ mắc bệnh khi chưa đến độ tuổi tiêm vắc xin. Các mũi tiêm quan trọng và cần thiết trước khi mang thai như bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, MMR (sởi, quai bị, rubella) và thủy đậu. Riêng mũi cúm, có thể tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai.
Thời điểm lý tưởng để tiêm vắc-xin là khoảng 3 – 6 tháng trước khi dự định mang thai.
4. Ăn uống và dinh dưỡng
Khi mang thai, nhu cầu các chất dinh dưỡng tăng lên để cung cấp đủ cho cả mẹ và bé, tuy nhiên người mẹ nên giữ cân nặng vừa phải để có sức khỏe tốt, không nên quá gầy hay tăng cân nhiều, mức tăng cân lý tưởng khoảng 10 – 12 kg. Thực đơn hằng ngày cần cung cấp đầy đủ và đa dạng như chất đạm, chất bột đường ưu tiên đường phức, chất béo tốt như các loại hạt và dầu ô liu, nhiều loại rau và trái cây giàu vitamin và khoáng chất.
Tuy nhiên, chế độ ăn không cung cấp đủ vitamin và khoáng chất, quá trình chế biến bảo quản cũng không đảm bảo đủ chất, do đó cần bổ sung thêm đặc biệt là acid folic ít nhất 1 tháng trước khi mang thai, giúp phòng ngừa các khuyết tật ống thần kinh xảy ra ở não và cột sống thai nhi như tật nứt đốt sống, thai vô sọ, thoát vị não…
Nghiên cứu cho thấy nếu bổ sung acid folic 400 mcg mỗi ngày có thể giảm được 50 – 70% các dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
Các mẹ có thể sử dụng sản phẩm đa sinh tố chứa acid folic, sắt và DHA/EPA như Obimin Plus để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Tìm hiểu về Chính sách quảng cáo để hiểu cách chúng tôi duy trì sự phân biệt rõ ràng giữa nội dung được tài trợ, nội dung quảng cáo và nội dung do đội ngũ YouMed biên tập.
Bác sĩ Vương Hồng Diễn
Trưởng phòng khám Duyên Hải – TP. Hải Phòng
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Prepregnancy Counselinghttps://www.acog.org/-/media/project/acog/acogorg/clinical/files/committee-opinion/articles/2019/01/prepregnancy-counseling.pdf
Ngày tham khảo: 12/04/2023
-
Postpartum Depression: Who is at Risk?https://womensmentalhealth.org/posts/postpartum-depression-who-is-at-risk/
Ngày tham khảo: 12/04/2023
-
6 Health Checks to Have Before Becoming Parentshttps://www.parents.com/getting-pregnant/pre-pregnancy-health/general/health-checks-to-have-before-becoming-parents/
Ngày tham khảo: 12/04/2023