YouMed

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà mà phụ huynh cần biết

Bác sĩ PHAN VĂN GIÁO
Tác giả: Bác sĩ Phan Văn Giáo
Chuyên khoa: Ngoại tổng quát

Bệnh tay chân miệng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Như cái tên của nó, bệnh này khiến trẻ đau đớn, sốt cao, lở loét tại các vị trí như tay – chân – miệng. Đây là bệnh rất dễ lây lan nên khiến bố mẹ “đau đầu” khi bệnh này xuất hiện. Do đó, phụ huynh thường quan tâm đến các cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là gì? Hoặc cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà ra sao? Bài viết dưới đây của Bác sĩ Phan Văn Giáo sẽ gửi đến bố mẹ thông tin về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà để bố mẹ “tự tin” hơn khi chăm con tại nhà.

Tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là một bệnh nhiễm virus nhẹ, dễ lây lan và thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt là trẻ em đến độ tuổi đi học, tiếp xúc với nhiều người. Bệnh này thường do coxsackievirus gây ra. Nó thuộc nhóm virus có tên là enterovirus nonpolio. Các loại enterovirus khác cũng có thể gây bệnh tay chân miệng.1

Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em và khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu
Bệnh tay chân miệng phổ biến ở trẻ em và khiến trẻ mệt mỏi, khó chịu

Bệnh tay chân miệng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người bị nhiễm bệnh:1

  • Dịch tiết mũi hoặc dịch họng.
  • Nước bọt.
  • Chất lỏng rơi ra từ mụn nước.
  • Các giọt bắn qua đường hô hấp phun vào không khí sau khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Cách tốt nhất là bố mẹ giúp bé rửa tay thường xuyên và tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh tay chân miệng để giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé.1

Triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng bao gồm:1

  • Sốt.
  • Đau họng.
  • Người mệt mỏi như “muốn” bệnh.
  • Tổn thương trên lưỡi, nướu và bên trong má như: vết phồng rộp, đau nhức.
  • Phát ban ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và đôi khi ở mông. Nốt ban không ngứa nhưng thỉnh thoảng nổi mụn nước. Màu trên nốt ban khác nhau tùy màu da của người bệnh như: đỏ, trắng, xám hoặc chỉ là những vết sưng đỏ.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em sẽ có quấy khóc, khó chịu.
  • Ăn mất ngon.
Bệnh tay chân miệng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc
Bệnh tay chân miệng khiến trẻ khó chịu, quấy khóc

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Để giúp trẻ dễ chịu hơn, giảm các triệu chứng và mau khỏi bệnh, phụ huynh có thể tham khảo thực hiện các cách chăm sóc trẻ dưới đây.

1. Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ

Phụ huynh cần nắm được những thông tin như:2

  • Các triệu chứng của trẻ bắt đầu từ khi nào?
  • Triệu chứng diễn ra liên tục hay thỉnh thoảng.
  • Mức độ nghiêm trọng của từng triệu chứng.
  • Gần đây bé có tiếp xúc với ai không?
  • Tại trường hoặc nơi ở của bé có bất kỳ ai bị tay chân miệng tại thời điểm này không?
  • Những yếu tố giúp giảm sự khó chịu hay làm trầm trọng thêm các triệu chứng là gì?
  • Bố mẹ cần theo dõi nhiệt độ trẻ thường xuyên, nếu bé không thể hạ sốt tại nhà thì cần được đưa đến bệnh viện để điều trị kịp thời.

2. Chế độ dinh dưỡng khi trẻ bị tay chân miệng

Một số loại thực phẩm và đồ uống có thể gây kích ứng mụn nước trên lưỡi hoặc trong miệng, cổ họng của trẻ. Bố mẹ có thể thực hiện những điều sau để giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn: ngậm đá viên, ăn kem, nhâm nhi đồ uống lạnh/nóng. Bên cạnh đó, bé cần tránh thực phẩm và đồ uống có vị chua. Thay vào đó, bé cần được ăn thức ăn mềm, không cần nhai nhiều.2

Cho trẻ uống đủ nước, cung cấp đủ chất lỏng, vì các vết loét miệng có thể gây đau khi ăn hay nuốt nên trẻ cần uống nhiều nước để cải thiện điều này.3

Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện các triệu chứng khô miệng do lở loét 
Cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện các triệu chứng khô miệng do lở loét

3. Sử dụng thuốc cho trẻ bị tay chân miệng

Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn cũng là cách giúp giảm đau do lở loét miệng. Bố mẹ có thể nhờ dược sĩ tư vấn thuốc nào phù hợp với trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin.3

4. Vệ sinh thân thể cho bé

Về răng miệng, bạn có thể cho bé súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày. Điều này giúp giảm đau, giảm viêm loét miệng và họng.2

Nhiều phụ huynh thường quan điểm, khi trẻ bị tay chân miệng thì nên kiêng tắm, kiêng gió. Tuy nhiên, việc không vệ sinh thân thể sạch sẽ và mặc quần áo quá kín sẽ dễ khiến những sang thương trên da bé bị nhiễm trùng. Do đó, phụ huynh vẫn nên vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, lau khô bằng khăn mềm sau khi tắm xong. Ngoài ra, nên cho trẻ mặc quần áo thoáng, không nên trùm quá kín.4

5. Cách ly để tránh lây nhiễm bệnh

Bố mẹ nên để trẻ tại nơi riêng tư, thoáng mát và yên tĩnh. Điều này vừa giúp bé nhanh chóng hồi phục vừa giúp tránh lây nhiễm cho người xung quanh.

Khi nào cần đưa bé đến bệnh viện?

Bố mẹ hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu bé vẫn khó chịu, không thể dỗ dành, cơ thể uể oải và tình trạng ngày càng tồi tệ hơn (sốt kéo dài hơn 3 ngày).3

Bên cạnh đó, dấu hiệu khác cần được nhận biết để đưa đến bệnh viện là mất nước, ví dụ như khô miệng, mắt trũng và tiểu tiện ít hơn bình thường (hoặc kiểm tra thấy tã khô bất thường). Bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện sớm nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi.3

Ngoài ra, khi bố mẹ thấy con mình có bất kỳ điều gì bất thường thì đều nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ kiểm tra. Vì mỗi bé có một thể trạng và sức chịu đựng khác nhau nên sự quan tâm, theo dõi tại nhà của ba mẹ là điều cần thiết nhất.

Hy vọng bài viết trên đã gửi đến bạn đọc thông tin hữu ích về cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp các bé dễ chịu hơn khi bị tay chân miệng và hỗ trợ mau lành bệnh.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Hand-foot-and-mouth disease - Symptoms and Causehttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/symptoms-causes/syc-20353035

    Ngày tham khảo: 15/06/2023

  2. Hand-foot-and-mouth disease - Diagnosis and Treatmenthttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hand-foot-and-mouth-disease/diagnosis-treatment/drc-20353041

    Ngày tham khảo: 15/06/2023

  3. How to Treat Hand, Foot, and Mouth Diseasehttps://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/treatment.html

    Ngày tham khảo: 15/06/2023

  4. Những điều phụ huynh cần nhớ khi có trẻ mắc bệnh Tay chân miệnghttps://trungtamytephunhuan.medinet.gov.vn/chuyen-muc/nhung-dieu-phu-huynh-can-nho-khi-co-tre-mac-benh-tay-chan-mieng-c14660-61930.aspx

    Ngày tham khảo: 15/06/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người