YouMed

Những cách chữa trẻ bị ho tại nhà dành cho bố mẹ

thạc sĩ bác sĩ lê chí hiếu
Tác giả: ThS.BS Lê Chí Hiếu
Chuyên khoa: Nhi khoa

Ho rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Thông thường, bạn không nên dùng thuốc mà chỉ cần giúp trẻ giảm triệu chứng tại nhà. Để biết được những cách chữa trẻ bị ho tại nhà và các dấu hiệu nguy hiểm liên quan đến ho, hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Chí Hiếu tìm hiểu ngay nhé!

Các cách chữa trẻ bị ho tại nhà

Phần lớn các cơn ho là do nhiễm trùng và thường sẽ tự khỏi sau hai tuần. Do đó, bạn không cần cho trẻ dùng thuốc. Đây cũng là cơ hội để trẻ phát triển hệ miễn dịch. Việc bạn cần làm là giúp con bạn kiểm soát các triệu chứng, để chúng cảm thấy thoải mái và nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là các cách chữa trẻ bị ho tại nhà dành cho bố mẹ:

Ho là vấn đề thường gặp ở trẻ em
Ho là vấn đề thường gặp ở trẻ em

Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi

Bạn có thể tự mua những loại thuốc nhỏ mũi này ở hiệu thuốc. Chúng có thể làm mềm chất nhầy ở cổ và loại bỏ nó. Hãy làm theo hướng dẫn của sản phẩm để nhỏ mũi một cách an toàn. Bạn có thể nhỏ nước muối sinh lý cho bé trước khi đi ngủ hoặc vào lúc nửa đêm trong trường hợp cơn ho làm trẻ thức giấc.

Nếu không muốn dùng thuốc nhỏ mũi, bạn có thể cho trẻ ngồi trong bồn nước ấm để hơi ẩm làm thông mũi và mềm chất nhầy. Điều này giúp ngăn ngừa tình trạng chảy nước mũi.

Bổ sung đủ nước

Việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là đặc biệt quan trọng khi con bạn bị ốm. Nước giúp cơ thể chống lại bệnh tật và giữ cho đường hô hấp luôn ẩm và khỏe mạnh.

Nếu trẻ ít uống sữa, hoặc không ăn nhiều, chúng có thể cần bổ sung nhiều nước hơn. Tuy nhiên, đừng bắt ép trẻ uống nước, hãy để chúng uống nước một cách tự nguyện (ít nhất một hoặc hai giờ một lần).

Uống mật ong

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Mật ong cũng có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, mật ong không an toàn cho trẻ em dưới một tuổi vì có nguy cơ gây ngộ độc.

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng
Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên có thể giúp làm dịu cơn đau họng

Đối với trẻ từ một tuổi trở lên, bạn có thể cho bé uống mỗi lần một thìa mật ong, bao nhiêu lần trong ngày tùy thích. Nhưng hãy để ý về lượng đường có trong mật ong bạn nhé. Bạn cũng có thể thử pha mật ong với nước ấm để bé uống dễ dàng hơn. Điều này cũng có thêm lợi ích là giúp con bạn bổ sung nhiều nước hơn.

Nâng cao đầu của trẻ khi ngủ

Để giảm các cơn ho cho trẻ khi ngủ, hãy kê gối cao cho trẻ. Tuy nhiên, việc này có vẻ khó, đặc biệt nếu con bạn có xu hướng di chuyển nhiều trong khi chúng đang ngủ.

Một lựa chọn khác ngoài việc sử dụng gối là: hãy thử nâng một đầu của nệm. Bạn có thể làm điều này bằng cách đặt một chiếc khăn đã cuộn lại ở dưới nệm, nơi đầu nằm của con. Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nhi khoa trước khi thực hiện cách chữa trẻ bị ho này.

Sử dụng máy tạo độ ẩm

Tăng độ ẩm trong không khí giúp đường thở của trẻ không bị khô và làm lỏng chất nhầy. Điều này có thể làm dịu các triệu chứng cho trẻ bị ho kèm nghẹt mũi.

Hãy mở máy tạo độ ẩm suốt đêm, ở trong phòng nơi trẻ ngủ. Trong ngày, hãy đặt máy ở những nơi mà trẻ ở nhiều nhất. Nếu không có máy tạo độ ẩm, bạn có thể cùng trẻ xông hơi trong phòng tắm bằng cách mở vòi sen nước ấm và đóng kín phòng.

Hãy đặt máy tạo độ ẩm ở những nơi mà trẻ ở nhiều nhất
Hãy đặt máy tạo độ ẩm ở những nơi mà trẻ ở nhiều nhất

Sử dụng tinh dầu

Các sản phẩm thảo dược này đang trở nên phổ biến. Một số có thể có tác dụng làm dịu cơn ho hoặc đau nhức cơ. Chúng tồn tại ở dạng bôi ngoài da hoặc khuếch tán vào không khí. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu. Không phải tất cả các loại dầu đều an toàn cho trẻ nhỏ và liều lượng vẫn chưa được quy định.

Trẻ bị ho là triệu thường gặp và có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, ho được xem là một phản xạ tốt giúp tống xuất các chất bẩn và vi trùng ra khỏi đường thở. Tìm hiểu ngay bài viết của bác sĩ về nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị ho.

Thuốc điều trị ho và lời khuyên từ bác sĩ

Trong một số trường hợp, bạn có thể phải đến gặp bác sĩ khi trẻ bị ho và cách điều trị có thể tùy thuộc vào từng nguyên nhân.

Nếu con bạn bị mắc bệnh viêm thanh khí phế quản, bác sĩ nhi khoa có thể kê toa một loại steroid để giảm viêm. Bệnh này đặc trưng bởi những cơn ho khan “ông ổng”, có thể kèm theo sốt.

Nếu con bạn bị ho do vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là bạn không được dừng thuốc kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Bạn phải cho trẻ dùng đúng theo số ngày bác sĩ kê đơn.

FDA không khuyến khích việc sử dụng thuốc ho cho trẻ dưới 4 tuổi. Cách chữa trẻ bị ho này không an toàn cho trẻ sơ sinh bị ho và thường không hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng của chúng. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các thuốc kết hợp nhiều hoạt chất để điều trị nhiều hơn một triệu chứng ở trẻ. Chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ hơn và làm tăng nguy cơ quá liều. Đối với trẻ trên một tuổi, bạn có thể thử công thức trị ho tự pha gồm: mật ong hòa tan trong nước ấm và nước cốt chanh.

Ho là một triệu thường gặp ở trẻ và có thể khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, ho được xem là một phản xạ tốt vì giúp tống xuất các chất bẩn và vi trùng ra khỏi đường thở. Tìm hiểu ngay nguyên nhân, các kiểu ho thường gặp và cách xử trí khi trẻ bị ho.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Hen suyễn và dị ứng có thể gây ho mãn tính và cần được bác sĩ điều trị. Nếu bạn cho rằng cơn ho của trẻ là do hen suyễn hoặc dị ứng, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được thăm khám bạn nhé.

Ngoài ra, bạn cũng nên dắt trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu trẻ:

  • Trẻ bị ho lâu ngày (hơn 10 ngày);
  • Sốt trên 38˚C trong hơn 3 ngày;
  • Thở gấp, tức ngực;
  • Xuất hiện âm thanh lạ khi hít vào hoặc thở ra;
  • Trẻ hay ngoáy tai, đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng tai.

Trẻ em luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc làm cha, làm mẹ. Khi thời tiết thay đổi thất thường, trẻ em với sức đề kháng yếu sẽ dễ bị mắc bệnh. Chia sẻ nỗi lo đó cùng các bậc phụ huynh, xin gửi đến mọi người danh sách các bệnh viện, phòng khám Nhi uy tín, chất lượng trên địa bàn TPHCM.

Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên dắt trẻ đến khám bác sĩ
Nếu trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn nên dắt trẻ đến khám bác sĩ

Lúc này, bác sĩ sẽ quan sát nhịp thở của con bạn. Trong một số trường hợp, có thể chụp X-quang để chẩn đoán. Ngoài ra, bạn nên học các cách xử lý khi trẻ bị sốt và ho. Bởi vì đây là những tình trạng hay gặp ở trẻ.

Hãy dẫn bé đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu con bạn:

  • Hôn mê hoặc ốm nặng;
  • Xuất hiện các dấu hiệu mất nước. Chúng bao gồm: khô miệng, mắt trũng sâu, khóc ít hoặc không có nước mắt, đi tiểu ít thường xuyên hơn;
  • Thở nhanh hoặc không thở được;
  • Da, môi hoặc móng tay có màu xanh lam (đó là dấu hiệu của việc thiếu oxy).

Tóm lại, những cơn ho có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, nếu con bạn không có các triệu chứng bất thường như trên, bạn có thể dùng các cách chữa trẻ bị ho tại nhà. Hãy nhớ rằng, ho không phải là chuyện xấu, nó chỉ là phản ứng sinh lý bình thường, giúp tống các tác nhân lạ ra khỏi đường thở mà thôi.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. How to Treat a Cough in Toddlers at Homehttps://www.healthline.com/health/parenting/toddler-cough-remedy

    Ngày tham khảo: 04/04/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người