YouMed

Cách tính chỉ số đường huyết đơn giản: ai cũng có thể tính

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Trong cuộc sống hiện đại, các chỉ số về sức khỏe ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Ngày càng có nhiều thiết bị sức khỏe có thể đo tại nhà, trong đó có máy đo đường huyết. Dẫu vậy, những nhà sản xuất khác nhau sẽ có những đơn vị đo chỉ số đường huyết khác nhau. Nhưng không phải ai cũng biết được sự khác biệt này. Trong bài viết ngay sau đây, YouMed sẽ giúp bạn chỉ ra cách tính chỉ số đường huyết đơn giản mà lại chính xác. 

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết thể hiện kết quả chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Chỉ số này không cố định và phụ thuộc nhiều yếu tố. Thời gian trong ngày, bữa ăn, hoạt động thể chất, stress đều tác động ít nhiều đến chỉ số đường huyết. Trong mọi hoàn cảnh và thể trạng nhất định, sẽ có một ngưỡng an toàn khác nhau.

Các bữa ăn ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết
Các bữa ăn ảnh hưởng trực tiếp đến đường huyết

Hiện nay tại Hoa Kỳ, có 86 triệu người mắc bệnh tiểu đường, ⅕ trong số họ không biết tình trạng bệnh. Điều này cho thấy, hiểu biết về cách tính chỉ số đường huyết là vô cùng cần thiết.

Các xét nghiệm và cách tính chỉ số đường huyết hiện nay

Xét nghiệm đo đường huyết

Ngày nay, có bốn thông số xét nghiệm đường huyết chính:

  • Xét nghiệm đường huyết khi đói. Để thực hiện, bạn nhịn ăn ít nhất 8 tiếng trước khi đo.
  • Xét đường huyết ngẫu nhiên. Chỉ số này có thể thực hiện bất kì lúc nào mà không cần phải nhịn ăn.
  • Xét nghiệm HbA1c máu. Đây là chỉ số thực hiện tại cơ sở y tế.
  • Nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống. Đây cũng là chỉ số thực hiện tại cơ sở y tế.
Xét nghiệm HbA1c máu là một phương pháp phổ biến để kiểm tra lượng đường huyết
Xét nghiệm HbA1c máu là một phương pháp phổ biến để kiểm tra lượng đường huyết

Diễn giải cách tính chỉ số đường huyết

Đối với người khỏe mạnh

  • Đường huyết được đo bất kỳ thời điểm trong ngày: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau nhịn ăn ít nhất 8h: 72 – 99 mg/dL (4 – 5.4 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L).
  • HbA1c < 6% (< 42 mmol/mol).

Đối với bệnh nhân đái tháo đường

Ở bệnh nhân tiểu đường, các chỉ số này có phần cao hơn một chút nhưng vẫn cần đảm bảo:

  • Đường huyết được đo bất kỳ trong ngày: < 200 mg/dL (< 11.1 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau nhịn ăn ít nhất 8h: 72 – 126 mg/dL (4 – 7 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 1.5h: 90 – 162 mg/dL (5 – 9 mmol/L).
  • Đường huyết được đo sau bữa ăn 2h: < 140 mg/dL (< 7.8 mmol/L).
  • HbA1c < 48 mmol/mol (< 6.5%).

Cách tính chỉ số đường huyết chính xác

Sự khác biệt giữa đơn vị mmol/L và mg/dL là gì?

Bật mí với bạn rằng: cả hai đơn vị này đều được sử dụng để đo nồng độ glucose máu. mmol/L là đơn vị nồng độ mol, cho biết số phân tử của một chất trong một thể tích xác định. Trong trường hợp này là 1 lít. mmol/L là đơn vị được sử dụng nhiều nhất ở Anh. Trong khi đó, mg/dL cho biết nồng độ theo tỷ lệ của trọng lượng và thể tích. Theo đó, chính là miligam trên decilit. Đơn vị này được sử dụng ở Hoa Kỳ và các nước Châu Âu.

Cách tính chỉ số đường huyết

Vậy nên công thức tính của hai đơn vị này như sau:

  • Quy đổi từ mg/ dl sang mmol/l: mmol/ l  = mg/ dl : 18.
  • Quy đổi từ mmol/ l sang mg/dl: mg/ dl =  mmol/ l x 18.

Tóm lại, mmol/l là đơn vị tiêu chuẩn quốc tế để đo nồng độ glucose trong máu. Bên cạnh đó, mg/ dL là đơn vị đo nồng độ glucose trong máu tại Hoa Kỳ.  Đường huyết bình thường sẽ dao động từ 4 đến 6 mmol/L ở người khỏe mạnh.

Các yếu tố ảnh hưởng cách tính chỉ số đường huyết

Có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng chỉ số đường huyết:

Các bữa ăn trong ngày

Những thực phẩm có nhiều carbohydrate (tinh bột), chất béo, protein cũng sẽ làm tăng đường huyết. Bên cạnh đó, chất caffein, cồn, rượu bia,… cũng thúc đẩy như vậy. Vì thế khi vừa ăn bất kì đồ ăn gì, bạn không nên đo đường huyết.

Sinh hoạt

Lối sống thiếu khoa học làm chỉ số đường cao đáng kể. Bao gồm: ngủ ít, công việc căng thẳng, tâm trạng lo âu, dị ứng, hút thuốc lá,…

Thuốc

Một số thước sẽ có tác dụng phụ là mức đường vượt hơn mức bình thường. Những thuốc này là: thuốc an thần, thuốc steroid, niacin (vitamin B3).

Hoạt động thể chất

Một điều đáng lưu ý là khi vận động quá sức cũng có thể gia tăng mức đường huyết. Nhưng sau đó, đường huyết sẽ dần ổn định. Vì thế, tập thể dục đều đặn giúp kiểm soát đường huyết tốt.

Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng đến chất lượng kết quả. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên đo ngay khi ngủ dậy hay trước khi đi ngủ. Khi đó, hệ tiêu hóa đang trống, không có thức ăn đồng thời tinh thần thoải mái. Nhờ đó, cách tính chỉ số đường huyết này sẽ chính xác hơn.

Làm gì để đảm bảo cách tính chỉ số đường huyết là chính xác?

Để đảm bảo cách tính đường huyết là chính xác tại nhà, trước tiên bạn cần đo đường huyết đúng cách. Có nhiều vấn đề phát sinh khi đo không đúng cách như: quá ít máu chấm vào máy, tay không đảm bảo vệ sinh, máy không thể hiện được thông số,…

Nếu bạn không quen với việc xét nghiệm ở đầu ngón tay, YouMed xin gợi ý một vào mẹo nhỏ cho bạn. Những mẹo này sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện hơn.

  • Vệ sinh tay bằng xà bông và để khô trước khi đo.
  • Bạn hãy để tay thõng xuống dưới thắt lưng từ một đến hai phút trước khi xét nghiệm
  • Hay cũng có thể đặt tay vào chậu nước ấm và xoa hai tay vào nhau.
  • Nắm chặt vùng da cần chích và bóp nhẹ trong vòng 3 giây.
  • Đặt tay lên bàn hay bề mặt cố định để tránh di chuyển khi thực hiện.
Khi lấy máu để xét nghiệm, bạn cần nắm chặt vùng da cần chích và bóp nhẹ trong vòng 3 giây
Khi lấy máu để xét nghiệm, bạn cần nắm chặt vùng da cần chích và bóp nhẹ trong vòng 3 giây

Cách tính chỉ số đường huyết khá đơn giản. Cần đảm bảo đo đường huyết đúng cách để có được chỉ số chính xác nhất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo. Vì thế bạn cần lựa chọn thời điểm đo thích hợp. Bên cạnh đó, bạn cần giữ tinh thần thoải mái và thể chất ổn định để chỉ số đường huyết không tăng cao.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. High Blood Sugar, Diabetes, and Your Bodyhttps://www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes 

    Ngày tham khảo: 10/07/2021

  2. Blood Sugar Converterhttps://www.diabetes.co.uk/blood-sugar-converter.html 

    Ngày tham khảo: 10/07/2021

  3. Blood Glucose Monitoringhttps://www.healthline.com/health/blood-glucose-monitoring

    Ngày tham khảo: 10/07/2021

  4. 42 Factors That Affect Blood Glucose?! A Surprising Updatehttps://diatribe.org/42factors 

    Ngày tham khảo: 10/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người