YouMed

Đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường và thông điệp từ chuyên gia y tế

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đường huyết hay glucose huyết cho thấy nồng độ lượng đường trong máu. Chẩn đoán rối loạn đường huyết có nhiều cách thức khác nhau; một trong số đó là đo đường huyết sau ăn. Vậy đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường? ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giải đáp câu hỏi trên cho bạn qua bài viết dưới đây.

Đường huyết là gì?

Đường là chất dinh dưỡng cần thiết tạo ra năng lượng cho cơ thể sử dụng. Trong đó, nhiều cơ quan sử dụng đường như là nguồn duy nhất để duy trì hoạt động bình thường của chúng như não, hồng cầu,… Tụy là cơ quan bài tiết các hormone kiểm soát đường huyết insulin và glucagon quan trọng.

Đường có nhiều trong thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày, đặc biệt là tinh bột. Cơm, bánh mì, khoai, bánh kẹo, sữa, mật ong… là những thực phẩm giàu glucose có thể kể tới. Ngoài glucose, còn rất nhiều loại đường khác trong cơ thể nhưng chúng không được đo lường để đánh giá lượng đường máu.

Đường huyết không ổn định trong máu mà luôn thay đổi theo thời gian trong ngày, chế độ ăn uống, vận động của mỗi người. Song, giới hạn bình thường cũng được quy định riêng cho từng trường hợp tương ứng. Khi đo đường huyết, các giá trị sau thường được sử dụng là:

  •  Đường huyết được đo bất kỳ thời điểm: > 70 mg/dl và < 200 mg/dl.
  •  Đường huyết sau nhịn ăn 8h: > 70 mg/dl và < 126 mg/dl.
  • HbA1c < 42 mmol/mol (< 6%).

    Đường máu bất kỳ > 200 mg/dl là một trong những bất thường cần chú ý
    Đường máu bất kỳ > 200 mg/dl là một trong những bất thường cần chú ý

Người bệnh có thể tự theo dõi tại nhà hoặc tại bệnh viện tùy chỉ định ban đầu của bác sĩ. Đôi khi, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp đo đường huyết khác để đánh giá kỹ hơn tình trạng người bệnh. Đo đường huyết sau ăn là một trong số các phương tiện mà bệnh nhân có thể tự làm với các công cụ cá nhân hoặc tại bệnh viện.

Đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường?

Đường huyết sau ăn cũng có thể được đo tại nhiều thời điểm khác nhau, với mỗi thời điểm lại có những mức bình thường tương ứng.

Nhìn chung, khi đo đường máu sau ăn, các chỉ số sau sẽ được chú ý:

  • Đường huyết được đo 1.5h sau bữa ăn: 90 – 162 mg/dL.
  • Đường huyết được đo 2h sau khi ăn: < 140 mg/dL.

Nếu đường huyết cao hơn hay thấp hơn các mức này, người bệnh nên nghi ngờ có bất thường. Các rối loạn đường huyết này xảy ra thường xuyên và dai dẳng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý.

Các yếu tố tác động

Sau khi hiểu đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường, bạn cần biết đến những yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến giá trị này.

  • Ăn quá nhiều có thể làm đường tăng cao hơn; ngược lại, ăn ít, bỏ bữa ăn làm đường thấp.
  •  Người ít vận động, đường huyết có xu hướng cao hơn; nhưng vận động quá sức có thể làm giảm thấp lượng đường.
  • Một số thuốc có thể ảnh hưởng tới đường huyết như thuốc hormone tổng hợp, thuốc điều trị tâm thần,…
  • Stress làm đường máu tăng cao hơn.
  • Uống bia rượu nhiều làm đường máu giảm thấp.
  • Người mắc các bệnh nặng, bị đau nhiều có đường máu tăng cao.
  • Chu kỳ kinh nguyệt cũng làm thay đổi mức đường huyết.
  • Người mắc bệnh và đang điều trị thuốc tiểu đường có mức đường huyết rất dao động.
Uống bia rượu nhiều có thể làm đường máu thấp hơn bình thường
Uống bia rượu nhiều có thể làm đường máu thấp hơn bình thường

Biết được các yếu tố này, người bệnh và bác sĩ sẽ theo dõi bệnh đơn giản và chính xác hơn. Hơn nữa, còn giúp người bệnh có thêm thông tin để cải thiện các thói quen của mình.

Mối liên hệ giữa các chỉ số đường huyết

Nếu bạn còn băn khoăn đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường và có liên quan gì đến các xét nghiệm khác, phần sau đây sẽ giải đáp cho bạn. Để chẩn đoán chính xác rối loạn đường huyết, cần phối hợp nhiều xét nghiệm và nhiều lần kiểm tra. Trừ phi bạn đang mắc các biến chứng của bệnh, chẩn đoán chỉ cần dựa trên một kết quả phù hợp nhất.

Đường huyết có thể được theo dõi bằng đo đường bằng công cụ, HbA1c, các nghiệm pháp đặc biệt. Người bệnh được chẩn đoán rối loạn đường huyết khi có hai xét nghiệm phù hợp hoặc một xét nghiệm được đo hai lần khác nhau. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác và được tư vấn rõ ràng.

Các xét nghiệm được đo đúng quy trình và được xem xét trong điều kiện hợp lý. Ví dụ, người bệnh nặng nên được tầm soát đái tháo đường sau khi đã điều trị bệnh đang mắc. Đường huyết được đo khi này thường cao hơn ngưỡng bình thường của người bệnh.

Những ai nên kiểm tra đường huyết sau ăn?

Không phải ai cũng cần phải theo dõi đường huyết liên tục. Đường máu được đo trong mỗi lần khám bệnh định kỳ của người bệnh như là xét nghiệm thường quy. Thời gian mỗi lần tái khám tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, bệnh nền và khả năng của mỗi người.

Tuy nhiên, những đối tượng đặc biệt cần có chế độ kiểm tra sát sao hơn như:

  • Người có tiền căn gia đình có nhiều người bị đái tháo đường.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Người đã từng được chẩn đoán tiền đái tháo đường.
  • Người > 45 tuổi.
  • Phụ nữ từng mắc đái tháo đường thai kỳ hay sinh con nặng cân.
  • Người ít vận động.
  • Người mắc một số bệnh đặc biệt như buồng trứng đa nang, ngưng thở khi ngủ,…
  • Một số chủng tộc đặc biệt.
Người bị béo phì là yếu tố nguy cơ cao của bệnh
Người bị béo phì là yếu tố nguy cơ cao của bệnh

Những người này có nguy cơ xuất hiện bệnh sớm, do đó cần phải theo dõi sát. Điều này giúp phát hiện, chẩn đoán và điều trị kịp thời bệnh, tránh các biến cố về sau.

Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản bạn cần biết. Hy vọng bạn đã hiểu rõ về đường huyết sau ăn bao nhiêu là bình thường. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng quên gặp bác sĩ để được tư vấn và chăm sóc tốt nhất.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What Is Glucose? https://www.webmd.com/diabetes/glucose-diabetes

    Ngày tham khảo: 26/07/2021

  2. Factors Affecting Blood Glucosehttps://sci-hub.se/https://dx.doi.org/10.2337%2Fcd18-0012 

    Ngày tham khảo: 26/07/2021

  3. Diabetes Risk Factorshttps://www.cdc.gov/diabetes/basics/risk-factors.html

    Ngày tham khảo: 26/07/2021

  4. Sources and types of carbohydrates and sugar

    https://www.sugarnutritionresource.org/the-basics/sources-and-types-of-carbohydrates-and-sugar

    Ngày tham khảo: 26/07/2021

  5. Blood Sugar Level Rangeshttps://www.diabetes.co.uk/diabetes_care/blood-sugar-level-ranges.html

    Ngày tham khảo: 26/07/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người