Chăm sóc da bằng dầu dừa như thế nào cho phù hợp?
Nội dung bài viết
Chăm sóc da bằng dầu dừa là một trong những bí quyết làm đẹp đang rất được chú ý. Cách chăm sóc da này hoàn toàn từ thiên nhiên nên rất lành tính và ít tác dụng phụ. Vậy dầu dừa có chứa thành phần gì mà có thể giúp dưỡng da và chăm sóc làn da? Chúng ta phải sử dụng dầu dừa để dưỡng da như thế nào cho đúng? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo giải đáp qua bài viết sau đây.
Dầu dừa là gì?
Trước khi tham khảo cách chăm sóc da bằng dầu dừa thì chúng ta nên biết dầu dừa là gì. Dầu dừa được mọi người biết đến là một loại dầu thực vật. Dầu này được chiết xuất từ những quả dừa già. Đây là một chất lỏng, nhưng nó rất dễ chuyển thành trạng thái rắn.
Dầu dừa sẽ tồn tại trạng thái lỏng khi nhiệt độ của nó cao hơn 25ºC, và sẽ trở thành trạng thái rắn khi nhiệt độ dưới 25 độ C. Và khi dầu dừa ở trạng thái rắn thì chúng ta có thể tạo thành trạng thái lỏng bằng cách nung nóng nó lên.
Bạn vừa trải qua chín tháng mười ngày thay đổi. Cơ thể của bạn đã làm những điều bạn không bao giờ nghĩ là có thể. Tất cả đều mang tên tình yêu. Làn da của bạn đã và đang trải qua hàng loạt các thay đổi do rối loạn cân bằng hormone.
Theo bản chất hóa học, dầu dừa có chứa các axit béo cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, phần lớn các axit béo trong dầu dừa là ở dạng bão hoà. Đó chính là những phân tử axit béo có kích thước trung bình.
Thành phần hóa học của dầu dừa
Biết được những thành phần hóa học có trong dầu dừa, chúng ta sẽ hiểu vì sao chăm sóc da bằng dầu dừa sẽ rất tốt. Những chất chính tồn tại trong dầu dừa bao gồm:
Các axit béo bão hòa
- Lauric acid: C12H24O2 (45%-52%).
- Myristic acid: C14H28O2 (16%-21%).
- Caprylic acid: C8H16O2 (5%-10%).
- Capric acid: C10H20O2 (4%-8%).
- Caproic acid: C6H12O2 (0.5%-1%).
- Palmitic acid: C16H32O2 (7%-10%).
- Stearic acid: C18H36O2 (2%-4%).
Các axit béo chưa bão hòa
- Oleic acid: C18H34O2 (5%-8%).
- Linoleic acid: C18H32O2 (1%-3%).
- Linolenic acid: C18H30O2 (0-0.2%).
Các vitamin
Các chất khoáng vi lượng
- Sắt.
- Canxi.
- Magie.
Những công dụng chính của dầu dừa
Dầu dừa có những công dụng chính sau đây:
Thích hợp cho người kiêng chất béo
Dầu dừa cung cấp ít năng lượng hơn so với những loại dầu thực vật khác. Mỗi gram dầu dừa cung cấp ít hơn 8,6 Kcal so với hầu hết các loại dầu thực vật. Các axit béo trong dầu dừa rất phù hợp cho những ai đang ăn kiêng và có mong muốn giảm cân.
Rất tốt đối với hệ tiêu hóa của con người
Dầu dừa có công dụng kích thích tiêu hoá. Đối với những người mới bắt đầu ăn dầu dừa sẽ thường bị tiêu chảy. Hoặc cũng có thể do dị ứng với dầu dừa. Còn lại hầu hết mọi người đều dung nạp tốt với dầu dừa. Vì vậy, dầu dừa kích thích sự tiết ra các men tiêu hóa giúp cho quá trình tiêu hóa thuận lợi hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính
Dầu dừa có công dụng làm giảm cholesterol xấu trong máu, đồng thời làm tăng cholesterol tốt. Chính vì thế, dầu dừa giúp hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính. Chẳng hạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh thận mạn,…
Rất tốt cho xương của con người
Dầu dừa có chứa những khoáng chất rất tốt cho xương như canxi, magie. Chính vì vậy, bổ sung dầu dừa trong giai đoạn sau gãy xương sẽ giúp xương hồi phục rất nhanh. Những người bị loãng xương khi ăn dầu dừa sẽ hạn chế mức độ trầm trọng của bệnh.
Rất tốt cho quá trình mang thai
Dầu dừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho thai phụ trong suốt quá trình mang thai. Đồng thời hạn chế tình trạng thiếu canxi trong thai kỳ. Bên cạnh đó, dầu dừa giúp hệ xương của thai nhi hình thành và phát triển ổn định.
Thư giãn tinh thần
Những axit béo trong dầu dừa có tác dụng giúp giảm căng thẳng đầu óc. Đồng thời giúp cho chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn. Hạn chế được tình trạng lo âu, stress.
Chăm sóc răng miệng
Dầu dừa giúp hạn chế tối đa sự tích tụ vi khuẩn trong miệng. Nhờ vậy, giúp bảo vệ răng, giúp chúng ta có hàm răng chắc khỏe. Hơn nữa, dầu dừa còn giúp phòng các bệnh viêm nướu răng, nhiệt miệng, chảy máu nướu răng,…
Công dụng làm đẹp
Bên cạnh công dụng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, dầu dừa còn có công dụng làm đẹp. Trong dầu dừa có các axit béo chuỗi trung bình giúp kháng khuẩn và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn trứng cá.
Ngoài ra, dầu dừa còn có công dụng dưỡng ẩm, tẩy những tế bào chết trên mặt. Giúp dưỡng tóc, mát xa thư giãn các cơ bắp, giúp cho phái đẹp có một vóc dáng thon gọn.
Ngoài ra, dầu dừa còn giúp:
- Xóa mờ các vết thâm nám.
- Tẩy trang.
- Dưỡng trắng da hiệu quả.
- Điều trị nám và tàn nhang.
- Chống lão hóa da.
- Xóa mờ các nếp nhăn.
Chăm sóc da bằng dầu dừa như thế nào cho phù hợp?
Chăm sóc da bằng dầu dừa tại nhà bao gồm những biện pháp sau:
Chăm sóc da khô
Khi thời tiết khô hanh, da thường bị khô, mất nước, dễ bong tróc. Mỗi tuần, các bạn nên dùng dầu dừa dưỡng ẩm cho da từ 1 đến 2 lần. Cách thực hiện: Thoa đều dầu dừa lên mặt, mát xa nhẹ nhàng. Để yên trong 15 đến 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Bên cạnh đó, dầu dừa còn giúp kích thích sự hình thành da mới. Giúp thay thế những tế bào da đã lão hóa, làm trẻ hóa làn da. Dầu dừa còn kích thích da hấp thu các chất dưỡng ẩm và vitamin tốt hơn.
Chăm sóc da bằng dầu dừa đối với da bị mụn
Các chị em phụ nữ có thể chăm sóc da mụn bằng cách chấm dầu dừa lên những nốt mụn. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dầu dừa với chanh, mật ong để thoa lên da mụn.
Cách làm đơn giản nhất đó là: Bạn hãy trộn 1 thìa cà phê dầu dừa với một ít nước cốt chanh và mật ong. Sau đó dùng tăm bông chấm lên những nốt mụn. 15 phút sau hãy rửa sạch bằng nước ấm.
Chăm sóc da bị sẹo thâm, sẹo rỗ
Đây là một trong những cách chăm sóc da bằng dầu dừa rất được chú ý. Khi da bị mụn, nếu không được điều trị đúng cách, mụn sẽ lan rộng và ăn sâu vào da. Từ đó, các vết sẹo thâm, sẹo rỗ do mụn sẽ hình thành gây mất thẩm mỹ.
Vì vậy, bạn hãy chăm sóc da bằng dầu dừa thông qua các bước sau:
- Làm sạch mặt, cho dầu dừa vào 2 lòng bàn tay rồi xoa đều.
- Tiếp theo, dùng tay mát xa toàn bộ da mặt một cách nhẹ nhàng.
- Sau cùng, lấy khăn ấm sạch đắp lên mặt, lau sạch những nốt dầu còn bám trên da.
- Nếu kiên trì áp dụng cách này kết hợp với mặt nạ dưỡng da, sữa rửa mặt,… các vết thâm, sẹo rỗ sẽ giảm rõ rệt.
Chăm sóc da nám
Bên cạnh công dụng chăm sóc da mụn, da thâm, dầu dừa còn có tác dụng rất tốt đối với da nám. Da rất dễ mất độ ẩm và khô xạm, bị nám do thời tiết khô nóng. Bạn có thể mát xa da mặt bị nám bằng dầu dừa, kết hợp với sữa chua, sữa rửa mặt,…
Dầu dừa sẽ hỗ trợ lấy đi các tế bào da chết, da thâm nám. Sau đó, kích thích sự phát triển của những tế bào da mới. Nhờ vậy, làn da trở nên trẻ hóa hơn, sáng mịn hơn.
Chăm sóc da có nếp nhăn
Da xuất hiện những nếp nhăn do quá trình lão hóa. Vị trí mà nếp nhăn thường xuất hiện đó là đuôi mắt, khóe miệng, rãnh mũi má. Vì vậy, chị em hãy kiên trì xoa da mặt thường xuyên bằng dầu dừa hàng ngày.
Bên cạnh dầu dừa, chị em có thể linh hoạt kết hợp với sữa rửa mặt, sữa dưỡng ẩm, mặt nạ dưỡng da. Nhất định, làn da của bạn sẽ giảm hẳn những nếp nhăn sau vài tháng.
Chăm sóc da nhờn
Da nhờn rất dễ bị viêm và nổi mụn. Vì vậy, bạn hãy trộn dầu dừa với một ít muối và nước cốt chanh. Sau đó thoa đều lên da. Để yên trong vòng 15 phút rồi rửa lại với nước ấm sạch.
Một số lưu ý trong vấn đề chăm sóc da bằng dầu dừa
Khi sử dụng dầu dừa để chăm sóc da, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Không quá lạm dụng dầu dừa.
- Mát xa da bằng dầu dừa chỉ nên tối đa 2 lần mỗi tuần.
- Không sử dụng dầu dừa khi nó đã bị hỏng, bị đông đặc.
- Sau khi thoa dầu dừa lên da, cần phải rửa thật sạch. Mục đích là để dầu không còn lưu lại trên da gây bít tắt lỗ chân lông.
Hy vọng qua bài viết này, chị em sẽ biết được những công dụng của dầu dừa, cũng như cách chăm sóc da bằng dầu dừa. Từ đó, các bạn hãy áp dụng một cách khoa học, phù hợp nhất để có được một làn da khỏe mạnh, sáng mịn, trẻ trung nhé! Chăm sóc da đúng cách là một trong những yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn đẩy lùi các vấn đề về da. Chăm sóc da mặt thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu trở nên tốt hơn và cải thiện các tình trạng như mụn trứng cá, lão hóa sớm, nám da, sạm da, da khô mất nước…
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
The Chemistry of Coconut Oil
https://www.chemistryislife.com/the-chemistry-of-coconut
Ngày tham khảo: 16/01/2019
-
29 Clever Uses for Coconut Oilhttps://www.healthline.com/nutrition/coconut-oil-uses
Ngày tham khảo: 16/01/2019
-
How to Use Coconut Oil on Your Face Overnighthttps://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/coconut-oil-on-face-overnight
Ngày tham khảo: 16/01/2019
-
Is Coconut Oil Good for Your Skin?https://www.healthline.com/nutrition/coconut-oil-and-skin
Ngày tham khảo: 16/01/2019