YouMed

Chảy máu chân răng: Một dấu hiệu xấu của sức khỏe răng miệng

Bác sĩ NGUYỄN THỊ THANH NGỌC
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Ngọc
Chuyên khoa: Răng - Hàm - Mặt

Chảy máu chân răng là một trong những vấn đề răng miệng thường gặp. Có rất nhiều vấn đề có thể liên quan hoặc là nguyên nhân của tình trạng này.

Tổng quát về chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng là hiện tượng chảy máu ở vùng viền nướu. Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nướu răng. Nhưng nó cũng có thể chỉ ra các vấn đề sức khỏe khác.

Chảy máu chân răng thông thường có thể xuất hiện khi chúng ta chải răng ở vùng nướu bị viêm hoặc đeo răng giả không phù hợp. Tuy nhiên, chảy máu nướu thường xuyên cũng có thể chỉ ra các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Viêm nha chu (một dạng bệnh nướu tiến triển).
  • Bệnh bạch cầu (ung thư máu).
  • Thiếu các loại vitamin.
  • Các bệnh rối loạn đông máu.

Tình trạng răng miệng có thể gây chảy máu nướu răng

Các vấn đề nha khoa là nguyên nhân chính của chảy máu chân răng. Trong đó, viêm nướu và viêm nha chu là hai nguyên nhân chính khiến cho nướu nhạy cảm và dễ bị chảy máu.

1. Viêm nướu

Hầu hết mọi người bị viêm nướu khi mảng bám hoặc cao răng ở trên nướu quá lâu. Mảng bám chính là màng sinh học bao gồm các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bám vào răng.

Chải răng giúp loại bỏ một phần mảng bám và có thể ngăn sự phát triển sâu răng. Nhưng mảng bám vẫn có thể tồn tại và tăng thêm nếu bạn không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.

Nếu mảng bám không bị loại bỏ, nó có thể cứng lại thành cao răng, làm tăng chảy máu. Sự tích tụ mảng bám gần nướu của bạn cũng có thể gây viêm nướu.

Viêm nướu có thể dẫn đến chảy máu chân răng
Viêm nướu có thể dẫn đến chảy máu chân răng

Các triệu chứng của viêm nướu bao gồm:

  • Sưng nướu.
  • Đau nhức trong miệng và xung quanh nướu (có thể có).
  • Chảy máu nướu răng.
  • Hơi thở có mùi hôi.

2. Viêm nha chu

Các bệnh nha chu (đặc biệt là viêm nha chu) có thể xảy ra khi viêm nướu tiến triển. Bệnh nha chu là một bệnh nhiễm trùng nướu, xương ổ răng, các mô liên kết xung quanh răng và nướu. Viêm nha chu có thể làm cho răng lung lay và rụng đi.

3. Thiếu vitamin

Sự thiếu hụt vitamin C và vitamin K cũng có thể khiến nướu dễ bị chảy máu.

Hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra mức vitamin C và K của mình nếu bạn bị chảy máu nướu răng do việc chăm sóc răng miệng không đúng cách. Ngoài ra, hãy thực hiện chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo bạn có thể nhận được vitamin cần thiết để giữ sức khỏe.

Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:

  • Trái cây và nước ép cam quýt.
  • Bông cải xanh.
  • Dâu tây.
  • Cà chua.
  • Khoai tây.
  • Ớt chuông.

Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:

  • Cải xoong
  • Cải xoăn.
  • Rau diếp.
  • Đậu nành.
  • Dầu ô liu.
Một số nguồn bổ sung vitamin K từ thiên nhiên
Một số nguồn bổ sung vitamin K từ thiên nhiên

Các nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng

Những người đeo hàm giả đôi khi cũng có thể bị chảy máu chân răng. Điều này có nhiều khả năng là do các móc trên hàm giả bám vào răng quá chặt và dễ dính thức ăn.

Hãy trao đổi với bác sĩ nha khoa tổng quát hoặc bác sĩ chỉnh nha nếu hàm giả hoặc các khí cụ chỉnh răng làm cho nướu của bạn bị chảy máu. Họ có thể cần phải lấy dấu để làm lại một hàm giả và khí cụ phù hợp hơn.

Nên báo nha sĩ/bác sĩ nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do hàm giả
Nên báo nha sĩ/bác sĩ nếu nguyên nhân gây chảy máu chân răng là do hàm giả

Mang thai cũng là nguyên nhân gây chảy máu nướu. Bởi sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thai kỳ có thể khiến nướu nhạy cảm hơn.

Rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Nướu có thể bị chảy máu thường xuyên hơn nếu bạn dùng thuốc chống đông máu. Các loại thuốc trong nhóm này bao gồm warfarin, aspirin và heparin.

Điều trị chảy máu chân răng

Vệ sinh răng miệng tốt là bước đầu tiên để kiểm soát chảy máu chân răng.

1. Khám nha khoa định kỳ

Khám nha khoa định kỳ hai lần mỗi năm để bác sĩ vệ sinh, làm sạch răng và nướu. Các bác sĩ sẽ cho biết nếu bạn bị viêm nướu và hướng dẫn lại cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể loại bỏ mảng bám từ nướu và giảm nguy cơ phát triển bệnh nha chu.

Hãy lựa chọn thăm khám tại các cơ sở y tế về răng uy tín. Tham khảo thêm: Xua tan nỗi lo răng miệng khi đi khám tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt TPHCM!

2. Sử dụng các dụng cụ vệ sinh răng miệng

Bác sĩ cũng có thể chỉ cho bạn cách sử dụng nước súc miệng thích hợp để giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng. Súc miệng sạch với nước muối ấm có thể giúp làm dịu nướu bị sưng, dễ chảy máu.

Sử dụng bàn chải răng mềm. Khi đó, bàn chải sẽ nhẹ nhàng len vào vùng nướu bị viêm, đặc biệt là nếu bạn bị chảy máu khi đánh răng. Lông chải cứng vừa hoặc quá cứng có thể mài mòn răng và không hề tốt cho nướu.

Bạn cũng có thể cân nhắc sử dụng bàn chải răng chạy điện. Khi đó, đầu bàn chải được thiết kế đặc biệt có thể giúp bạn làm sạch đường viền nướu dễ dàng hơn so với chải răng bằng tay.

Hãy chọn loại bàn chải phù hợp với bạn
Hãy chọn loại bàn chải phù hợp với bạn

Hãy sắp xếp một cuộc hẹn với các cơ sở y tế, phòng khám, bệnh viện để xác định xem sức khỏe răng miệng của bạn có tốt không. Có vấn đề tiềm ẩn nào gây ra chảy máu nướu hay không. Hãy kiểm tra đầy đủ trình trạng cơ thể. Các thăm dò, xét nghiệm máu có thể giúp xác định nguyên nhân chảy máu chân răng. Khi đó, điều trị sẽ thay đổi tùy theo tình trạng và giúp chấm dứt vấn đề chảy máu chân răng này.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What You Need to Know About Bleeding Gumshttps://www.healthline.com/health/bleeding-gums

    Ngày tham khảo: 03/08/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người