YouMed

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu và lời giải thích từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đường trong tiếng anh gọi là Glucose. Đây là từ xuất phát từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là “sự ngọt ngào”. Bạn có bao giờ thắc mắc đường huyết là gì? Đường huyết có chăng là “sự ngọt ngào” của cơ thể? ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ lần lượt bật mí những thông tin về chỉ số đường huyết bình thường cũng như giải đáp đường huyết bao nhiêu là bình thường trong bài viết dưới đây. Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Tổng quan chỉ số đường huyết

Đường có trong những bữa ăn hằng ngày của chúng ta. Thức ăn được hệ tiêu hóa phân hủy thành những phần nhỏ nhờ các axit amin và enzyme. Quá trình này giải phóng đường. Sau đó, nó được ruột hấp thu và đi vào máu. Theo đó, đường huyết chính là lượng đường trong máu.

Đường di chuyển trong máu đến các cơ quan để cung cấp năng lượng. Sự di chuyển của đường trong máu nhờ vào một hoạt chất gọi là insulin. Insulin là một chất tiết ra từ tuyến tụy. Insulin sẽ giúp các tế bào hấp thụ glucose để duy trì hoạt động của các cơ quan. Chính vì vậy, có thể hiểu rằng glucose sau khi được chuyển hóa mới có thể tạo năng lượng cho cơ thể.

Chính vì vậy, có thể hiểu rằng glucose sau khi được chuyển hóa mới có thể tạo năng lượng cho cơ thể. 
Có thể hiểu rằng glucose sau khi được chuyển hóa mới có thể tạo năng lượng cho cơ thể

Các mức chỉ số đường huyết

Đường huyết không cố định trong ngày. Những hoạt động sinh hoạt, lao động trí óc, vui chơi đều cần sử dụng năng lượng từ đường. Nhưng để dễ hiểu, người ta phân ra ba mức đường huyết chính:

Chỉ số đường huyết bình thường

Mức chỉ số này là khảo sát trên người lớn mạnh khỏe, không mắc đái tháo đường. Chỉ số này trong khoảng từ 60 mg/dl đến dưới 140 mg/dl khi đo. Trước bữa ăn, tức khi bụng đói, đường huyết nằm trong khoảng 70 mg/dl đến 80 mg/dl. Ở một số người múc này thậm chí là 90 mg/dl.

Chỉ số đường huyết thấp

Theo khuyến cáo, mức đường huyết thấp là khi dưới 60 mg/dl. Khi ở mức này, cơ thể bạn sẽ bị suy nhược và hoạt động kém hiệu quả. Một số người thậm chí ngất xỉu khi rơi vào tình trạng “tụt đường” này.

Chỉ số đường huyết cao

Các tổ chức Đái Tháo Đường cho biết đường huyết lúc đói từ 100 mg/dl đến 125 mg/dl là mức đường huyết cao. Ngay cả sau khi ăn, đường huyết người khỏe mạnh cũng sẽ không vượt quá 125 mg/dl. Khi đạt mức cao hơn chỉ số đường huyết bình thường, có thể bạn đang có tình trạng tiền đái tháo đường.

Những yếu tố ảnh hưởng

Chỉ số đường huyết là sự phản ánh tình trạng sử dụng năng lượng của các cơ quan. Mọi hoạt động của con người đều cần năng lượng. Do đó, những sinh hoạt thường ngày là yếu tố tác động trực tiếp lên chúng. Bao gồm:

Sự căng thẳng gây tăng chỉ số đường huyết bình thường

Bạn có biết khi bạn căng thẳng, cơ thể sẽ tăng đường huyết. Những cơ quan sẽ tăng tiết các hormon và chất dinh dưỡng bao gồm tăng đường. Điều này giúp cơ thể thích nghi với sự căng thẳng. Nhưng nó không tốt về lâu dài.

Rối loạn giấc ngủ thúc đẩy chỉ số đường huyết bình thường tăng

Thiếu ngủ hay mất ngủ, ngủ chập chờn đều làm tăng đường huyết. Suy giảm chất lượng giấc ngủ này đã được khảo sát ở những bệnh nhân đái tháo đường. Người ta thấy rằng có một mối tương quan giữa lượng đường trong máu cao và rối loạn giấc ngủ. Vì thế chất lượng giấc ngủ kém sẽ thúc đẩy đường huyết tăng lên đáng kể.

Nhiễm trùng làm giảm chỉ số đường huyết bình thường

Tình trạng mắc bệnh cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm dễ khiến người ta hạ đường huyết. Bởi lẽ tình trạng mệt mỏi làm người bệnh chán ăn. Vì thế chỉ số đường huyết sẽ suy giảm do thiếu dinh dưỡng.

Tình trạng mắc bệnh cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm dễ khiến người ta hạ đường huyết.
Tình trạng mắc bệnh cảm cúm hay những bệnh truyền nhiễm dễ làm hạ đường huyết

Thuốc làm tăng đường huyết

Có nhiều loại thuốc điều trị bệnh làm tăng đường huyết. Dù không phải điều trị đái tháo đường nhưng chúng vẫn làm tăng đường trong máu. Một số thuốc lợi tiểu điều trị bệnh tăng huyết áp có cơ chế bài xuất kali khi tiểu. Cũng vì thế mà nó làm tăng lượng đường huyết. Ngoài ra còn có một số thuốc gây tăng đường như: thuốc an thần, thuốc kháng histamin, corticosteroid,…

Những thói quen sống giúp ổn định chỉ số đường huyết bình thường

Hiểu được nhân tố ảnh hưởng đến đường huyết, chúng ta sẽ hình thành những thói quen tốt cho chỉ số đường huyết. Có thể kể đến như:

Thư giãn

YouMed xin trích dẫn câu nói nổi tiếng của Giám đốc Viện nghiên cứu Đái tháo đường về kiểm soát đường huyết Linda M. Siminerio. Cô ấy đã nói: “ Hãy dành thời gian cho riêng bạn. Đi bộ, chạy xe đạp, nghỉ giải lao thường xuyên để thư giãn”.

Đồng thời, chúng ta cũng cần nâng cao chất lượng giấc ngủ. Bằng cách duy trì nhịp sinh học đều đặn, đúng giờ, chúng ta có thể ngủ ngon hơn. Từ đó, tinh thần thoải mái hơn. Đường huyết cũng sẽ không tăng cao do những căng thẳng đã được đẩy lùi.

Tiêm vacxin phòng bệnh

Có thể bạn sẽ bất ngờ về cách kiểm soát đường huyết này. Tuy nhiên chúng ta hãy phòng tránh bệnh tật ngay từ đầu, đặc biệt đối với người cao tuổi và béo phì. Nhiều bác sĩ trên thế giới khuyên rằng: “Nên tiêm vacxin phòng ngừa cho các bệnh cúm, viêm phổi, viêm gan B và bệnh zona.” Đây là cách hiệu quả phòng những bệnh truyền nhiễm. Cũng chính nhờ đó, chúng ta khỏe mạnh và duy trì đường huyết ổn định.

Nên tiêm vacxin phòng ngừa cho các bệnh cúm, viêm phổi, viêm gan B và bệnh zona
Nên tiêm vacxin phòng ngừa cho các bệnh cúm, viêm phổi, viêm gan B và bệnh zona

Cân bằng dinh dưỡng

Một chế độ ăn khoa học sẽ duy trì chỉ số đường huyết bình thường hiệu quả. Cân bằng các nhóm dinh dưỡng: đạm, đường và béo đảm bảo năng lượng và vi chất cho cơ thế, hạn chế ăn khuya. Đồng thời hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, thức ăn nhanh, bánh kẹo,… Lượng đường tạo ra từ những thực phẩm nhân tạo này khó được kiểm soát khi vào cơ thể.

Chỉ số đường huyết bình thường là nhân tố góp phần cho một cơ thể khỏe mạnh. Những mức đường quá thấp hay quá cao đều không tốt cho cơ thể. Hiểu rõ nguyên nhân ảnh hưởng mức đường huyết, chúng ta sẽ có một phòng ngừa bệnh tật tốt hơn.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 4 Surprising Reasons for Blood Sugar Swingshttps://www.webmd.com/diabetes/features/surprising-blood-sugar-swings

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

  2. How sugar affects diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/how-sugar-affects-diabetes

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

  3. Glycemic indexhttps://www.healthline.com/nutrition/glycemic-index#low-glycemic-diet

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

  4. Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/glucose-diabetes

    Ngày tham khảo: 21/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người