YouMed

Chuẩn bị những gì khi đi khám bệnh thủy đậu?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Khi bạn hoặc con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh thủy đậu, hãy đến khám bác sĩ chuyên khoa Truyền Nhiễm ngay. Thế nhưng bạn đã biết những điều cần chuẩn bị trước khi đến gặp bác sĩ khám bệnh thủy đậu chưa? Dưới đây là một số thông tin giúp bạn sẵn sàng cho buổi khám bệnh. Hãy cùng Thác sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tìm hiểu nhé!

Thông tin bạn cần chuẩn bị trước khi khám bệnh thủy đậu

  • Những yêu cầu cần tuân thủ trước khi đến khám bệnh, chẳng hạn như cách ly để không lây nhiễm cho người khác trong thời gian này.
  • Các triệu chứng đã xảy ra với bạn và chúng diễn ra trong bao lâu.
  • Gần đây bạn có tiếp xúc với nguồn lây nhiễm không? Cố gắng nhớ lại, trong vài tuần qua, bạn hoặc con bạn có tiếp xúc với người bị thủy đậu không.
  • Liệt kê các bệnh khác mà bạn hoặc con bạn đang mắc và tất cả các loại thuốc mà bạn hoặc con bạn đang dùng.
  • Chuẩn bị những câu hỏi của bạn để có thể hỏi bác sĩ trong buổi khám bệnh.
Nói với bác sĩ các bệnh và các loại thuốc mà bé đang uống sẽ giúp việc chẩn đoán tốt hơn
Nói với bác sĩ các bệnh và các loại thuốc mà bé đang uống sẽ giúp việc chẩn đoán tốt hơn

Một số câu hỏi để hỏi bác sĩ về bệnh thủy đậu là gì?

  • Nguyên nhân gây ra triệu chứng của tôi là gì?
  • Có nguyên nhân nào khác không?
  • Bác sĩ sẽ điều trị như thế nào?
  • Bao lâu thì các triệu chứng của tôi sẽ cải thiện?
  • Có các phương pháp tự chăm sóc nào giúp làm giảm các triệu chứng không?
  • Tôi hoặc con tôi có khả năng lây bệnh cho người khác không? Bao lâu thì hết lây?
  • Tôi cần làm gì để không lây nhiễm cho người khác?

Đừng ngần ngại đặt câu hỏi khác cho bác sĩ nếu bạn còn thắc mắc bất kỳ điều gì.

Hãy đặt câu hỏi với bác sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất
Hãy đặt câu hỏi với bác sĩ để có phương hướng điều trị tốt nhất

Những câu hỏi mà bác sĩ có thể hỏi bạn

  • Triệu chứng của bạn là gì và chúng xuất hiện lần đầu tiên khi nào?
  • Bạn có tiếp xúc với ai có các dấu hiệu của bệnh thủy đậu trong vài tuần qua không?
  • Bạn hoặc con bạn đã tiêm vắc-xin thủy đậu chưa? Tiêm bao nhiêu mũi?
  • Gần đây bạn hoặc con bạn có đang điều trị bệnh gì khác không?
  • Liệt kê những loại thuốc mà bạn hoặc con bạn hiện đang dùng, bao gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và thực phẩm chức năng.
  • Con bạn có đang đi học hay đi nhà trẻ không?
  • Bạn có đang mang thai hoặc cho con bú không?
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì hãy thông báo ngay với bác sĩ
Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì hãy thông báo ngay với bác sĩ

Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ khám?

Bệnh nhân nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt, tránh tiếp xúc với người xung quanh. Thủy đậu sẽ giảm lây lan khi các tổn thương trên da bị đóng vảy hoàn toàn.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về khám bệnh thủy đậu. Việc chuẩn bị trước buổi khám sẽ giúp quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị tốt nhất cho bạn.

Mời bạn xem thêm:

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Chickenpox (Diagnosis & treatment)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chickenpox/diagnosis-treatment/drc-20351287

    Ngày tham khảo: 28/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người