YouMed

Tổng hợp đầy đủ thuốc điều trị COVID-19 cần thiết

dược sĩ phan tiểu long
Tác giả: Thạc sĩ, Dược sĩ Phan Tiểu Long
Chuyên khoa: Dược

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, có quá nhiều thuốc được gắn mác là “thuốc điều trị COVID” khiến người bệnh hoang mang khi dùng thuốc. Khi mắc COVID nên lựa chọn thuốc nào? Cách dùng ra sao? Hãy cùng Dược sĩ Phan Tiểu Long tổng hợp lại các thuốc được dùng khi mắc COVID-19 trong bài viết này nhé!

Các loại thuốc điều trị COVID hiện nay

COVID-19 tác động đến mỗi người theo những cách khác nhau. Triệu chứng thường gặp thường liên quan đến sốt và các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, hiện nay các thuốc điều trị COVID thường tập trung vào các triệu chứng này, cụ thể gồm 9 nhóm thuốc trong danh sách sau:1

  1. Các thuốc giảm đau, hạ sốt.
  2. Các thuốc chữa ho.
  3. Các thuốc cầm tiêu chảy.
  4. Dung dịch súc miệng – họng.
  5. Cồn sát trùng.
  6. Thuốc điều trị các bệnh nền.
  7. Các loại thuốc xịt mũi.
  8. Vitamin C, các loại thảo dược xông trị cảm, trị ho.
  9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải.

Cùng tìm hiểu xem những loại thuốc trên được sử dụng như thế nào nhé!

1. Các thuốc giảm đau, hạ sốt

Thuốc chứa hoạt chất paracetamol

Thường thấy trên thị trường có panadol, efferalgan, panactol,…

Thành phần

Thuốc chứa hoạt chất paracetamol.2

Chỉ định

Khi người bệnh đau đầu, đau người ê ẩm kéo dài, sốt cao >38,5°C.

Cách dùng2

  • Đối với người lớn: Dùng mỗi lần 1 viên 500 mg
  • Đối vơi trẻ em: 10 – 15 mg/kg/lần.

Có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ nếu triệu chứng không giảm. Tối đa 4 g/ngày.

Lưu ý khi dùng

  • Thuốc dùng để làm giảm triệu chứng do COVID gây ra. Không có tác dụng chữa bệnh COVID.
  • Khi đã dùng 2 lần thuốc mà khắc phục được triệu chứng sốt phải báo ngay cho cơ sở y tế địa phương.
  • Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có vấn đề về gan.
Thuốc giảm đau, hạ sốt Panadol
Thuốc giảm đau, hạ sốt Panadol dùng trong điều trị COVID.

Thuốc chứa hoạt chất ibuprofen

Nghiên cứu cho thấy thuốc chứa hoạt chất ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt, hỗ trợ điều trị triệu chứng do COVID.Vì vậy nếu người bệnh dị ứng với thuốc có chứa hoạt chất paracetamol có thể sử dụng ibuprofen như liệu pháp thay thế.

Một số thuốc trên thị trường: Ibuprofen STADA, Biraxan, Bidivon, Ibuhadi,…

Thành phần

Hoạt chất ibuprofen với hàm lượng: 200 mg; 400 mg; 600 mg; 800 mg.

Chỉ định

Dùng khi đau ê ẩm, ảnh hưởng hoạt động hằng ngày. Sốt cao > 38,5 độ. Có thể dùng thay thế cho người bị dị ứng paracetamol.

Cách dùng4

Tùy theo đối tượng người dùng, độ tuổi, cân nặng mà có cách dùng thuốc khác nhau.

  • Dùng mỗi lần 1 viên hàm lượng 200 mg hoặc 400 mg cho người lớn. Có thể lặp lại mỗi 4 đến 6 giờ nếu triệu chứng không giảm. Tối đa mỗi ngày 3200 mg.
  • Trẻ em dùng liều theo cân nặng. Phải được bác sĩ hướng dẫn điều trị cụ thể.

Lưu ý

Người bệnh cần phải tuân thủ theo liều lượng mà bác sĩ hướng dẫn sử dụng.

Thận trọng khi cho người cao tuổi sử dụng thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Thận trọng khi dùng thuốc cho người đang có vấn đề gan hoặc suy giảm chức năng thận.

Xem thêm: Ibuprofen: thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid

2. Các thuốc chữa ho

Các thuốc trị ho phải dựa theo nhóm nguyên nhân gây ho vì ho là một phản xạ bảo vệ cơ thể nên thường không cắt cơn ho. Cần dùng các thuốc ho sao cho đúng mới đạt hiệu quả trị bệnh. Thuốc chữa ho có thể gặp rất nhiều dạng dùng như viên uống, viên ngậm, siro có nguồn gốc là thuốc hóa dược hoặc dược liệu.

Nguyên nhân gây triệu chứng ho: Một số nghiên cứu cho rằng, ho dai dẳng có thể do nguyên nhân đến từ virus SARS-CoV-2 tác động lên dây thần kinh phế vị – dây thần kinh điều khiển phản xạ ho của cơ thể. Có nghiên cứu khác cho rằng ho là do cách cơ thể đang cố gắng dọn sạch các chất bài tiết dư thừa trong giai đoạn hồi phục hậu COVID.5

Do đó các thuốc chữa ho vừa có tác dụng hỗ trợ trong điều trị triệu chứng do COVID gây ra, vừa giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng ở giai đoạn hậu COVID.

Thuốc chữa ho từ dược liệu

Sirô ho có chứa thảo dược có thể giúp bạn giảm ho, ngoài ra còn giúp làm dịu phản xạ ho do ngứa cổ họng.6 7

Thành phần

Tinh dầu dầu dược liệu: tinh dầu bạch đàn, tinh dầu bạc hà, tinh dầu gừng và tinh dầu tần dày lá,…

Chỉ định

Ho khan, ho có đờm kéo dài nhiều ngày, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Cách dùng

Ngậm 1 viên/lần. Lần dùng tiếp theo cách 2 giờ. Mỗi ngày dùng tối đa không quá 15 viên.

Lưu ý

  • Thuốc được dùng trong hỗ trợ điều trị COVID. Làm dịu đi tình trạng ho do COVID gây ra.
  • Liều tối đa ở mỗi thuốc có sự khác nhau. Người bệnh đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Xem thêm: Những điều cần biết về thuốc ho Eugica

Thuốc ho Eugica giúp hỗ trợ điều trị Covid
Thuốc ho Eugica hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân mắc COVID

Thuốc chứa hoạt chất N-acetylcysteine (NAC)5

Có thể thấy các loại thuốc: Acetylcysteine, Acemuc, Aecysmux, Cadimusol,…

Thành phần

Hoạt chất N-acetyl cysteine hàm lượng 200 mg.

Chỉ định

Ho có đờm nhầy, đờm đặc quánh.

Cách dùng8

Trẻ em (trên 6 tuổi) và người lớn: uống 200 mg (1 viên) x 3 lần/ngày.

Trẻ em (dưới 6 tuổi): uống 200 mg (1 viên) x 2 lần/ngày.

Lưu ý8

  • Chống chỉ định ở người bị dị ứng với thành phần của thuốc. Người bị hen phế quản hoặc có tiền sử co thắt phế quản.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.
  • Không dùng chung với các thuốc trị ho khác hoặc các thuốc làm giảm bài tiết phế quản khi đang sử dụng acetylcysteine.

3. Các thuốc cầm tiêu chảy

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.9

Gồm có các thuốc: Loperamid, Diphenoxylate, Spasmaverine, Bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol),…

Chỉ định

Đi phân lỏng nhiều lần, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Thuốc chứa hoạt chất Loperamide

Tác dụng9

Làm giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa và tăng trương lực cơ co thắt ở hậu môn. Từ đó cầm được cơn tiêu chảy.

Cách dùng10

Khởi đầu uống 2 viên nang (2 mg). Tiếp tục dùng 1 viên mỗi lần đi phân lỏng, đến khi kiểm soát được triệu chứng. Không được quá 8 viên/ngày.

Lưu ý9

  • Thuốc chỉ được dùng để cầm tiêu chảy. Không điều trị được nguyên nhân gây ra tiêu chảy.
  • Sử dụng thuốc quá liều có thể gây kích ứng tiêu hóa, buồn nôn, nôn. Ngoài ra còn bị liệt ruột, co cứng bụng, táo bón.
  • Chống chỉ định dùng thuốc ở người bị táo bón, gan bị tổn thương, viêm đại tràng nặng, hội chứng lỵ.
  • Trẻ em dưới 6 tuổi không được dùng thuốc.
  • Thuốc không được dùng cho trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng.

Thuốc chứa hoạt chất Diphenoxylate9

Tác dụng

Tương tự như thuốc giảm đau, tuy nhiên lại hoạt động chủ yếu để làm chậm nhu động ruột. Do đó có thể dùng để giảm số lượng và tần suất đại tiện.

Cách dùng11

Dùng 2 viên/lần x 4 lần/ngày cho đến khi kiểm soát được tiêu chảy. Tối đa 8 viên/ngày.

Lưu ý

  • Thuốc dạng viên nén không được áp dụng cho trẻ dưới 13 tuổi.
  • Thuốc không được dùng cho trường hợp tiêu chảy do nhiễm trùng.
  • Thận trọng khi dùng chó các đối tượng đang có vấn đề về gan, suy giảm chức năng thận.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Tác dụng không mong muốn hay gặp bao gồm đau đầu, phát ban, đau dạ dày, khô miệng. Khi quá liều có thể gây co giật, hôn mê, thậm chí tử vong.

Thuốc chứa hoạt chất Spasmaverine9

Tác dụng

Hoạt chất Spasmaverine có tác dụng chống co thắt cơ trơn (ở tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục), làm giảm số lần đi tiêu.

Cách dùng

Uống 1-2 viên/lần x 1-3 lần/ngày đến khi cầm được tiêu chảy.

Lưu ý

  • Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người bị liệt ruột hoặc tắt ruột hoặc mất trương lực đại tràng.
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 12 tuổi.
  • Tác dụng không mong muốn thường gặp: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, các phản ứng dị ứng.
Thuốc cầm tiêu chảy Spasmaverine hỗ trợ điều trị Covid
Thuốc cầm tiêu chảy Spasmaverine hỗ trợ điều trị COVID

4. Dung dịch súc miệng – họng

Nước súc miệng – họng có tác dụng làm sạch khoang miệng và họng. Một cách hữu hiệu ngoài thưc hiện tốt nguyên tắc 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế để ngăn ngừa lây lan COVID.12

Các loại dung dịch dùng để súc họng bao gồm:

  • Nước muối tự pha hoặc nước muối sinh lý (nồng độ 0,9%),
  • Nhóm sát khuẩn súc họng (givalex, chlorhexidine, BBM – muối borat, muối bicarbonat và methol,…),
  • Nhóm kháng sinh súc miệng như tyrothricine,…

Chỉ định

Sau khi tiếp xúc với những người có nguy cơ lây nhiễm cao. Khi cảm thấy khó chịu vùng họng (đau, rát, cộm, vướng,…).

Cách dùng12

Mỗi lần dùng khoảng 5 ml súc miệng trong 2 phút, trong đó có 3 lần đưa dung dịch xuống họng. Đưa dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà có thể chịu đựng được, sau đó khò ngược lên. Sau khi súc xong không cần súc lại bằng nước.

Sử dụng dung dịch súc miệng định kỳ theo thời gian tác dụng của từng loại.

Lưu ý

  • Không được nuốt dung dịch súc miệng.
  • Cần phải đưa dung dịch xuống sâu dưới họng mới có thể làm sạch đầy đủ vùng miệng – họng.
Dùng dung dịch súc miệng để ngăn chặn sự lây lân của Covid
Dùng dung dịch súc miệng để ngăn chặn sự lây lân của COVID

5. Cồn sát trùng

Rửa tay bằng xà phòng với nước là cách hữu hiệu để loại bỏ virus, vi khuẩn. Đảm bảo rửa tay theo 6 bước chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Y tế có thể loại sạch hoàn toàn tác nhân gây bệnh trên da tay trong hầu hết mọi trường hợp. Tuy nhiên nếu không có sẵn xà phòng hoặc nước thì có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn chứa tối thiểu 60% cồn để thay thế.13

Lưu ý

  • Dung dịch sát khuẩn tay có thể gây ngộ độc khi nuốt, uống nhầm.
  • Để xa tầm tay của trẻ em. Giám sát việc sử dụng dung dịch sát khuẩn ở trẻ em.
  • Ưu tiên rửa tay bằng nước với xà phòng khi có thể.
Dung dịch rửa tay cồn sát khuẩn
Dung dịch rửa tay cồn sát khuẩn

6. Thuốc điều trị các bệnh nền

Bệnh nhân đang dùng thuốc điều trị bệnh nền tiếp tục điều trị như bình thường. Cần dự trù thuốc điều trị bệnh nền đủ dùng cho 4 tuần hoặc báo cho cơ sở y tế gần nhất nếu không thể mua thuốc đầy đủ. Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 để hạn chế xảy ra tương tác thuốc.

7. Các loại thuốc xịt mũi

Thuốc xịt mũi ngừa COVID hiện nay đang thử nghiệm trên lâm sàng tại Úc, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Người bệnh mắc COVID có thể dự các loại thuốc xịt mũi, dung dịch nước muối rửa mũi trong hỗ trợ điều trị triệu chứng nghẹt mũi do virus SARS-CoV-2 gây ra.

Một số thuốc xịt mũi, dung dịch rửa mũi hiện nay: Xịt muối biển XISAT, dung dịch nước muối biển vệ sinh mũi Fysoline,…

Lưu ý14

Người bệnh mắc COVID cần xịt/rửa mũi ở phòng vệ sinh riêng, tránh phát tán mầm bệnh khi hỉ mũi sau khi xịt/rửa mũi.

Không lạm dụng thuốc xịt/ rửa mũi vì sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng làm ẩm, sát khuẩn tự nhiên của mũi.

Không dùng chung dụng cụ xịt/rửa mũi.

Cần lau sạch dụng cụ xịt/rửa mũi sau khi dùng, để nơi khô thoáng.

Dung dịch rửa mũi tự pha không được quá mặn, gây tổn hại niêm mạc vùng mũi, họng.

Dung dịch muối biển Xisat rửa mũi
Dung dịch muối biển Xisat rửa mũi

8. Vitamin C, các loại thảo dược xông trị cảm trị ho

Vitamin C15 16

Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người, có vai trò là chất oxy hóa mạnh, trung hòa các chất bất ổn trong cơ thể. Vitamin C còn có tác dụng cải thiện sức đề kháng, giúp cho các triệu chứng ít trầm trọng hơn.

Trái cây, rau củ quả thường có nhiều vitamin C. Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin C bằng thuốc qua các dạng thường thấy trên thị trường như viên nén, viên nang, viên sủi hoặc kẹo ngậm.

Cách dùng

Bổ sung vitamin C nhiều lần trong ngày với liều lượng tối đa không quá 2000 mg/ngày. Sử dụng đến khi test nhanh COVID cho kết quả âm tính (xét nghiệm tại nhà hoặc thông qua các cơ sở y tế).

Lưu ý

  • Lượng thừa vitamin C sẽ không được dự trữ mà được thải ra ngoài qua nước tiểu. Do đó bổ sung càng nhiều không có nghĩa là cơ thể hấp thu được nhiều vitamin C.
  • Ưu tiên bổ sung vitamin C qua thực phẩm hằng ngày như các loại trái cây, rau quả.
  • Không nên dùng vitamin C trong thời gian dài để phòng ngừa và điều trị COVID.
  • Các tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng vitamin C liều cao: gây khó tiêu, ứ sắt trong cơ thể, sỏi thận.
  • Thận trọng ở những người có các tình trạng làm tăng nguy cơ tích tụ sắt trong cơ thể như bệnh huyết sắc tố vì vitamin C tăng hấp thu sắt.
  • Tăng nguy cơ bị sỏi thận khi dùng viamin C liều cao trong nhiều ngày liên tiếp. Hạn chế dùng vitamin C liều cao khi bệnh nhân mắc COVID đã khỏi, thay thế bằng nhiều nguồn đa dạng khác.
Viên sủi bổ sung Vitamin C hỗ trợ điều trị Covid
Viên sủi bổ sung Vitamin C hỗ trợ điều trị COVID

Các loại thảo dược xông trị cảm, trị ho

Xông hơi là phương pháp hãn của Y học cổ truyền, thường dùng khi bị cảm lạnh. Đây là liệu pháp kết hợp giữa nhiệt và các loại dược liệu để thúc đẩy tăng tiết mồ hôi qua lỗ chân lông, kéo theo các tác nhân gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Chỉ định

Người bệnh đang mắc COVID – chỉ áp dụng xông phòng.

Người nhà của bệnh nhân mắc COVID, người khỏe mạnh, người đã khỏi sau khi mắc COVID – áp dụng xông phòng, xông toàn thân để phòng ngừa COVID, cải thiện sức khỏe.

Cách dùng

Mỗi lần dùng một hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200-400 g. Bao gồm: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió,… Đun sôi lửa nhỏ để hơi nước bão hòa tinh dầu khuếch tán ra toàn phòng. Đóng kín cửa phòng, xông toàn phòng trong 20 phút. Ngày xông 2 lần (sáng, chiều).

Có thể dùng 2-4 ml tinh dầu các loại dược liệu (đã được Bộ Y tế cấp phép) hòa cùng cồn 75%. Sau đó cho vào bình phun sương, xịt khắp phòng. Đóng kín cửa phòng trong 20 phút, xịt 2-3 lần/ngày.

Lưu ý

  • Không được xông trực tiếp vào người đối với bệnh nhân đang mắc COVID.
  • Không xông trong phòng ngủ có trẻ em dưới 30 tháng tuổi, người có tiền sử động kinh, co giật khi sốt cao hoặc có dị ứng với tinh dầu.
  • Cần thông gió hằng ngày trong phòng, đảm bảo không có vi khuẩn, virus tù đọng lại trong phòng.
Nấu thuốc xông giúp hỗ trợ điều trị Covid
Nấu thuốc xông hơi giúp hỗ trợ điều trị COVID

9. Nước uống thông thường, nước bù điện giải

Bệnh nhân mắc COVID thường xảy ra tình trạng mất nước do triệu chứng của bệnh như sốt cao, tiêu chảy cấp. Hoặc có thể do điều trị sai cách như lạm dụng liệu pháp xông hơi. Bù nước là điều cần thiết giúp cơ thể lấy lại cân bằng, cải thiện sức khỏe giúp chống chọi COVID. Có thể bù nước bằng cách tích cực uống nước, bổ sung bằng dung dịch điện giải oresol, hoặc dùng nước dừa.

Nước uống thông thường

Một nguyên chung là người khỏe mạnh cần uống đủ nước dựa trên cân nặng (25-30 ml/kg). Như vậy một người khỏe mạnh nặng 60 kg cần uống tối thiểu 1,5 lít nước (2 lít nước đối với người 80 kg).

Cách dùng

Uống thêm 500 ml nước mỗi ngày khi gặp triệu chứng sốt. Nếu nôn hay tiêu chảy cấp cần bù lại lượng nước ước chừng đã mất.

Lưu ý

  • Ưu tiên nước lọc để bù lượng nước đã mất. Không nên dùng đồ uống có đường như soda, nước tăng lực, cà phê,….
  • Lượng nước uống nên chia đều nhiều lần trong ngày, không uống lượng lớn nước trong một lần.
  • Uống dư lượng nước cơ thể cần gây ngộ độc nước (mệt mỏi, chóng mặt, chuột rút, kích động, buồn nôn, nôn mửa,…)
Người bệnh mắc Covid nên uống nhiều nước
Người bệnh mắc COVID nên uống nhiều nước

Thuốc Oresol bù nước và điện giải17

Thành phần của oresol: glucose khan, natri clorid, natri bicarbonat, kali clorid.

Tác dụng

Kích thích hấp thu nước và các chất điện giải. Bù lại an toàn lượng điện giải thiếu hụt. Có tác dụng kiềm hóa khắc phục tình trạng nhiễm toan do mất nước.

Chỉ định

Cần bù nước và điện giải nhanh trong vòng 3-4 giờ.

Cách dùng

Pha đúng một lần với lượng nước đúng theo hướng dẫn trên bao bì. Thường uống 200-400 ml dung dịch pha sau 1 lần mất nước (do sốt, nôn ói, tiêu chảy). Sau khi bù lần đầu cần đánh giá tình trạng của bệnh nhân, tiếp tục dùng khi còn thiếu nước.

Lưu ý

  • Khi pha dùng nước đun sôi để nguội, không dùng nước khoáng.
  • Thuốc đã pha chỉ được dùng trong vòng 24 giờ.
  • Lượng uống cụ thể tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng khi dùng cho trẻ em. Khi dùng cần uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần.
  • Thận trọng khi dùng thuốc ở người bị suy thận nặng, xơ gan, suy tim hoặc phù.
Thuốc Oresol bù nước, điện giải giúp hỗ trợ điều trị Covid
Thuốc Oresol bù nước, điện giải giúp hỗ trợ điều trị COVID

Nước dừa bù nước và cân bằng điện giải

Nước dừa được biết đến thường ngày như loại nước giải khát, bổ dưỡng. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy trong nước dừa có hàm lượng chất khoáng phong phú, lượng vitamin dồi dào, nhiều dinh dưỡng. Do đó nước dừa hiện nay thường được dùng để bù nước bù khoáng, bồi bổ cho người bị mắc COVID một cách hiệu quả.

Cách dùng

Mỗi ngày uống 1-2 cốc nước dừa (500 ml) tương đương 1-2 trái dừa mỗi ngày.

Lưu ý

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng nước dừa thường xuyên cho người bị hạ huyết áp, đái tháo đường, suy thận hoặc rối loạn điện giải.
  • Không được dùng nước dừa cho người bị mắc COVID có triệu chứng như hạ huyết áp, tay chân lạnh, đang sốt cao tự nhiên ra nhiều mồ hôi, đầy bụng khó tiêu, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió,…
  • Người hư nhược, già yếu không nên dùng nước dừa.
  • Không nên uống nước dừa quá nhiều mỗi ngày.
Nước dừa bù nước, bù khoáng cho bệnh nhân mắc Covid
Nước dừa bù nước, bù khoáng cho bệnh nhân mắc COVID

Hy vọng với bài tổng hợp các thuốc điều trị COVID trên đây sẽ giúp cho bạn đọc trang bị cho mình những “vũ khí” thích hợp để có thể chống chọi lại virus SARS-CoV-2.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 9 loại thuốc và 6 thiết bị F0 cần chuẩn bị để cách ly, điều trị tại nhàhttps://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/9-loai-thuoc-va-6-thiet-bi-f0-can-chuan-bi-e-cach-ly-ieu-tri-tai-nha

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  2. 9 hướng dẫn F0 điều trị tại nhà cần biếthttps://suckhoedoisong.vn/9-huong-dan-f0-dieu-tri-tai-nha-can-biet-169220219174125748.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  3. Can pain medications help prevent contracting the new coronavirus?https://www.medicalnewstoday.com/articles/pain-medications-and-coronavirus

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  4. What to know about ibuprofenhttps://www.medicalnewstoday.com/articles/161071#dosage

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  5. F0 bị ho có đờm, dùng thuốc trị ho nào?https://suckhoedoisong.vn/f0-bi-ho-co-dom-dung-thuoc-tri-ho-nao-169220312001824918.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  6. Cách chữa viêm họng từ A-Z an toàn hiệu quảhttps://suckhoedoisong.vn/cach-chua-viem-hong-tu-a-z-an-toan-hieu-qua-16921102511421351.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  7. 10 cách chữa dứt ho dai dẳng tại nhà sau mắc COVID-19https://suckhoedoisong.vn/10-cach-chua-dut-ho-dai-dang-tai-nha-sau-mac-covid-19-169220401002252703.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  8. Tờ hướng dẫn sử dụng N-acetylcysteinehttps://drugbank.vn/thuoc/Acetylcysteine-200mg&VD-20019-13

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  9. Dùng thuốc trị tiêu chảy hậu COVID-19https://suckhoedoisong.vn/dung-thuoc-tri-tieu-chay-hau-covid-19-169220307211158273.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  10. Loperamide Dosagehttps://www.drugs.com/dosage/loperamide.html

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  11. Atropine / Diphenoxylate Dosagehttps://www.drugs.com/dosage/atropine-diphenoxylate.html

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  12. Chuyên gia chỉ cách súc họng đúng giúp ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19https://suckhoedoisong.vn/chuyen-gia-chi-cach-suc-hong-dung-giup-ngan-ngua-lay-nhiem-covid-19-169220228174159904.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  13. Rửa tay đúng cách là biện pháp hàng đầu ngừa COVID-19https://suckhoedoisong.vn/rua-tay-dung-cach-la-bien-phap-hang-dau-ngua-covid-19-169178942.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  14. Vệ sinh tai mũi họng mùa COVID-19 như thế nào là đúng cách?https://suckhoedoisong.vn/ve-sinh-tai-mui-hong-mua-covid-19-nhu-the-nao-la-dung-cach-169220310091843572.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  15. Vitamin C có thể bảo vệ bạn trước COVID-19 không?https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/vitamin-c-co-the-bao-ve-ban-truoc-covid-19-khong-

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  16. Bổ sung vitamin C liều cao phòng COVID-19, nên hay không?https://suckhoedoisong.vn/bo-sung-vitamin-c-lieu-cao-phong-covid-19-nen-hay-khong-169210815204137547.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

  17. Sử dụng oresol khi mắc COVID-19 thế nào cho đúng?https://suckhoedoisong.vn/su-dung-oresol-khi-mac-covid-19-the-nao-cho-dung-169220307221616351.htm

    Ngày tham khảo: 17/04/2022

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người