YouMed

Cường giáp và suy giáp và cách phân biệt: bạn đã biết chưa?

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Bạn có biết, tại cùng một cơ quan, có những rối loạn hoàn toàn trái ngược. Chúng gây ra những bệnh lý đối lập nhau. Nhưng cũng chính vì thế, những bệnh lý này sẽ dẫn đến những dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn. Ắt hẳn, cường giáp và suy giáp cũng là hai căn nguyên như thế. Hãy cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô tổng hợp sự khác biệt giữa suy giáp và cường giáp qua bài viết dưới đây. 

Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp là một trong những cơ quan nội tiết tối quan trọng của cơ thể. Nó có dạng hình cánh bướm, nằm ngay giữa cổ họng. Nhỏ bé là vậy nhưng nó có vai trò vô cùng to lớn: điều hòa thân nhiệt của cơ thể, vận hành trao đổi chất ở các cơ quan: tim, thận, ruột,…

Những rối loạn tác động lên tuyến giáp sẽ gây biến động lượng hormon sản xuất. Nồng độ này khi tăng bất thường sẽ gây cường giáp. Ngược lại, khi nó giảm quá mức sẽ gây suy giáp.

Có bốn nguyên nhân  bệnh lý thường gặp nhất của bướu tuyến giáp. Đó chính là viêm tuyến giáp Hashimoto, bệnh Graves, bướu cổ và tuyến giáp có nhân.

Tổng quan về Cường giáp

Cường giáp là bệnh gì?

Một cách dễ hiểu, khi tuyến giáp tiết quá mức hormone thyroxine, đó chính là cường giáp. Lúc này, quá trình trao đổi chất phát triển nhanh chóng. Mọi hoạt động trong cơ thể và việc hấp dụng dinh dưỡng từ đó cũng trở nên nhanh hơn.

Dấu hiệu bệnh cường giáp và suy giáp có khác nhau?

Các dấu hiệu bệnh cường giáp có lẽ là trở ngại lớn nhất khi chẩn đoán. Bởi nó không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với  những bất thường trong sinh hoạt thường ngày. Những dấu hiệu này ngay cả bệnh nhân cũng không nhận thức được rõ ràng.

Như đã nói ở trên, mọi hoạt động đều sẽ nhanh hơn. Chính vì thế, YouMed xin mách nhỏ với bạn rằng những dấu hiệu bệnh cường giáp cũng sẽ như thế.

  • Sụt cân nghiêm trọng  dù không có kế hoạch giảm cân. Người bệnh thậm chí rất thèm ăn, ăn khá nhiều nhưng cân nặng vẫn không tăng.
  • Nhịp tim nhanh ( nhịp tim bình thường sẽ từ 60 đến 100 lần/ phút)
  • Cảm xúc nhạy cảm hơn. Người bệnh hay cáu gắt, nói nhiều, phàn nàn.
  • Thân nhiệt tăng, hay đổ mồ hôi, thường cảm thấy nóng bức.
  • Ngoài ra, người bệnh sẽ khó ngủ, mệt mỏi thường xuyên.
  • Da mỏng, tóc cũng mỏng và thưa dần.
Người bệnh hay cáu gắt, nói nhiều, phàn nàn.
Người bệnh cường giáp hay cáu gắt, nói nhiều, phàn nàn

Bệnh cường giáp và suy giáp có các đặc điểm về triệu chứng khác nhau. Ở một số người lớn, triệu chứng bệnh có thể không xuất hiện. Nhiều tình huống khác, người bệnh nghĩ là do áp lực từ cuộc sống hay do thói quen sinh hoạt.

Một trong những dấu hiệu tuy ít gặp nhưng khá điển hình là bệnh mắt Graves. Đây là một biểu hiện nhưng cũng là một bệnh lý nhãn khoa do cường giáp. Bởi cường giáp sẽ gây nhãn cầu lồi, mô cơ trong mắt sưng phù. Ngoài ra nó còn có những triệu chứng khác như:

  • Lồi mắt.
  • Mắt khô.
  • Đỏ hoặc sưng mắt.
  • Một hay cả hai mắt sẽ chảy nước mắt nhiều hay khó chịu.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, nhìn mờ.
  • Những cử động tại mắt sẽ đau do sưng viêm.

Tất cả những triệu chứng bệnh nhãn khoa này sẽ biến mất khi cường giáp được điều trị.

Điều trị bệnh cường giáp

Khi có dấu hiệu bệnh, bạn cần đến bệnh viện chuyên khoa Nội tiết khám ngay để được chẩn đoán và chỉ định phương pháp điều trị. Ngày nay việc điều trị bệnh có ba cách chính, tùy theo thể trạng của người bệnh.

Dùng thuốc kháng giáp trạng

Người bệnh chỉ cần uống thuốc để ức chế sự sản xuất quá mức của tuyến giáp đồng thời ức chế miễn dịch. Quá trình điều trị này sẽ duy trì liên tục từ 18 đến 24 tháng. Do đó, bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều dùng. Đây là sự khác biệt trong điều trị cường giáp và suy giáp. Người bệnh không được tự ý ngưng chữa trị ngay cả khi những dấu hiệu của cường giáp đã suy giảm.

Song song đó, việc dùng thuốc cần có sự theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Bởi lẽ, những thuốc dùng trong điều trị cường giáp sẽ gây những biến chứng nguy hiểm. Như là giảm bạch cầu hạt và gây nhiễm độc gan.

Dùng iod phóng xạ

Khi bệnh cường giáp tiến triển nặng dần, hay tái phát hoặc không điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng, thì sẽ cần dùng iod phóng xạ. Cơ chế của thuốc phóng xạ sẽ giúp phá hủy các tế bào của tuyến giáp. Khi đó, nó sẽ bất hoạt việc sản sinh ra những hormon. Liệu pháp này sẽ có những ưu điểm và nhược điểm nhất định.

Khi bệnh cường giáp tiến triển nặng dần, hay tái phát hoặc không điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng, thì sẽ cần dùng iod phóng xạ.
Khi bệnh cường giáp tiến triển nặng dần, hay tái phát hoặc không điều trị được bằng thuốc kháng giáp trạng, thì sẽ cần dùng iod phóng xạ

Về ưu điểm, phương thức này sẽ tránh được những tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng. Đồng thời, bệnh nhân cũng không phải điều trị phẫu thuật.

Về nhược điểm, tia phóng xạ này về lâu dài sẽ làm suy giảm hormon này vĩnh viễn và làm trầm trọng thêm bệnh nhãn khoa Graves.

Phương thức phẫu thuật – phương pháp điều trị cường giáp không có ở suy giáp

Đây là phương pháp dành cho người có tuyến giáp lớn, có u giáp, hay ung thư tuyến giáp,… Phẫu thuật có thể kèm những kết quả không mong muốn. Như là suy giáp, suy tuyến cận giáp, giảm canxi máu,…

Tổng quan về Suy giáp

Suy giáp là bệnh gì?

Trái ngược với cường giáp, suy giáp là hiện tượng tuyến giáp sản sinh không đủ lượng hormone. Vì vậy mà mọi hoạt động chức năng của cơ thể đều trì trệ hơn. Sự điều hành tại não bộ ngưng trệ. Tim đập chậm hơn. Hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém chất lượng…

Dấu hiệu bệnh suy giáp và cường giáp có khác nhau?

Điểm chung duy nhất là các triệu chứng bệnh suy giáp cũng khá mơ hồ. Về mặt sinh lý học, mọi hoạt động chức năng đều sẽ chậm chạp hơn.

  • Tăng cân dù không ăn gì. Người bệnh thậm chí kiêng ăn nhưng cân nặng vẫn tăng.
  • Nhịp tim chậm (nhịp tim sẽ dưới 60 lần/ phút).
  • Tinh thần của người bệnh không ổn định, hay lo âu.
  • Thân nhiệt giảm, thường thấy lạnh.
  • Ngoài ra, người bệnh sẽ ngủ nhiều, hạn chế vận động.
  • Da mỏng, tóc cũng mỏng và thưa dần (điểm này khá tương đồng với cường giáp).

Điều trị bệnh suy giáp

Cường giáp và suy giáp có cơ chế bệnh học khác nhau. Vì thế việc điều trị cũng sẽ thay đổi. Đối với bệnh suy giáp, việc bổ sung hormon giáp là lựa chọn khôn ngoan. Bởi nó sẽ giúp bạn duy trì lượng cần thiết để ổn định các hoạt động. Thông thường, bác sĩ sẽ cho bạn dùng các loại hormon tuyến giáp tổng hợp. Liều thuốc này được uống mỗi ngày.

Song song đó, bạn sẽ được theo dõi chức năng tuyến giáp cho tới khi ổn định bình giáp. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ giám sát các chỉ số cơ thể của bạn để tránh việc lạm dụng thuốc.

Bác sĩ cũng sẽ giám sát các chỉ số cơ thể của bạn để tránh việc lạm dụng thuốc.
Bác sĩ cũng sẽ giám sát các chỉ số cơ thể của bạn để tránh việc lạm dụng thuốc

Quả đúng như vậy, bệnh suy giáp và cường giáp cùng là bệnh nội tiết ở tuyến giáp song chúng có những điểm khá đối lập. Chính vì thế, hai bệnh này dễ gây nhầm lẫn khi nhận biết, khiến người bệnh hoang mang, lo sợ. Mỗi cá nhân có thể ý thức được nguy cơ mắc bệnh và phòng tránh kịp thời bằng cách thường xuyên tầm soát bệnh và đi khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường trên cơ thể.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Dấu hiệu sớm của bệnh cường giáp https://suckhoedoisong.vn/dau-hieu-som-cua-benh-cuong-giap-n185485.html

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

  2. Hyperthyroidism https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hyperthyroidism/symptoms-causes/syc-20373659

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

  3. Hypothyroidism underactive thyroid symptoms causes treatmentshttps://www.webmd.com/women/hypothyroidism-underactive-thyroid-symptoms-causes-treatments

    Ngày tham khảo: 13/06/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người