Dấu hiệu suy giáp: liệu bạn đã biết những dấu hiệu này?
Nội dung bài viết
Suy giáp là bệnh khá phổ biến ở những nước đang phát triển. Theo khảo sát mỗi năm trên thế giới, trung bình có 3 – 5% dân số mắc bệnh. Dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn đầu thường dễ bị bệnh nhân bỏ qua. Theo thời gian, suy giáp không được điều trị sẽ gây ra hậu quả nguy hiểm. Liệu bạn có đang bị suy giáp? Dấu hiệu suy giáp là gì? ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau.
Tổng quan về bệnh suy giáp
Suy giáp là hiện tượng tuyến giáp kém hoạt động. Từ đó, nó không sản xuất đủ hormone quan trọng cho cơ thể. Những hormone này chính là T3, T4 và TSH. Đáng lưu ý rằng dù ba chất có nồng độ rất ít nhưng lại mang tính sống còn cho các cơ quan.
Suy giáp là một bệnh cần được điều trị sớm. Thế nhưng, những triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Xem thêm: Các loại hormone tuyến giáp
Nhận biết dấu hiệu suy giáp
Bệnh suy giáp có biểu hiện đa dạng, tùy theo độ tuổi mà chia thành 3 nhóm sau.
Dấu hiệu suy giáp thường gặp nhất
Rối loạn tại thể chất: cảm giác ớn lạnh, táo bón, da khô, tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, khàn tiếng, yếu cơ, tăng nồng độ cholesterol trong máu, đau, cứng hoặc sưng cơ, khớp.
Rối loạn tại tâm thể: mệt mỏi, phiền muộn, suy giảm trí nhớ.
Dấu hiệu suy giáp ở trẻ sơ sinh
Dù hiếm, suy giáp vẫn có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, những dấu hiệu suy giáp thường rầm rộ hơn. Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, ba mẹ nên dẫn trẻ đến gặp bác sĩ ngay:
- Vàng da niêm, cụ thể là vàng da, vàng mắt. Hầu hết các trường hợp là do không chuyển hóa bilirubin.
- Lưỡi lớn, hay thè ra.
- Tiếng khóc khàn hơn bình thường.
- Thoát vị rốn.
Lâu dần, trẻ sẽ bỏ bú. Đây là một dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý. Nó có thể làm trẻ suy yếu hoặc chậm phát triển về sau. Ngoài ra các triệu chứng khác cần lưu ý:
- Táo bón.
- Giảm trương lực cơ. Dấu hiệu này dễ phát hiện khi bế trẻ hoặc chơi đùa cùng trẻ.
- Trẻ buồn ngủ hoặc hay ngủ hơn bình thường.
Ba mẹ cần nhận biết và phát hiện kịp thời. Bởi vì điều trị muộn, bệnh gây chậm phát triển thể chất ở trẻ.
Dấu hiệu suy giáp ở trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên
Dấu hiệu suy giáp ở trẻ em và trẻ vị thành niên có nhiều điểm tương đồng với biểu hiện của người lớn. Tuy nhiên, độ tuổi này vẫn có những triệu chứng đặc trưng:
- Tăng trưởng thể trạng kém, chiều cao thấp bé.
- Răng vĩnh viễn phát triển chậm hơn độ tuổi.
- Chậm dậy trì.
- Tinh thần, tư duy kém phát triển hơn bạn cùng trang lứa.
Ở bất kì độ tuổi nào, việc phát hiện sớm bệnh làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Hơn hết, nó sẽ hạn chế tối đa biến chứng nghiêm trọng mà bệnh suy giáp để lại.
Tầm soát ở đâu khi có những dấu hiệu suy giáp?
Đối với trẻ sơ sinh
Nhờ vào Chương trình sàng lọc sơ sinh, trẻ em suy giáp bẩm sinh đã được phát hiện sớm. Chương trình này được triển khai từ những năm 1990.
Tất cả những mẹ bầu nên tham gia chương trình sàng lọc sơ sinh tại bệnh viện phụ sản. Điều này sẽ phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh.
Nếu các bé được sinh tại các bệnh viện chưa có chương trình này, ba mẹ nên cho bé đến khám tại các bệnh viện nhi đồng có chuyên khoa nội tiết nhi để được tầm soát bệnh như:
-
- Hà Nội: Bệnh viện Nhi Trung Ương.
- TPHCM: 3 bệnh viện Nhi đồng; Bệnh viện Nhi Đồng 1 và 2; Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (ở Bình Chánh).
Đối với người lớn
Những chuyên khoa nội tiết của bệnh viện uy tín trên cả nước đều có thể tầm soát suy giáp hiệu quả. YouMed có thể hỗ trợ bạn đặt lịch hẹn tầm soát nhanh chóng. Liên hệ với YouMed để được tư vấn nhé.
Phòng ngừa bệnh suy giáp trước khi có dấu hiệu suy giáp
Bổ sung muối iod
Cách phòng suy giáp dễ phổ cập nhất là cung cấp đủ iod bằng cách cho dùng “muối iod”. Lưu ý rằng: khi đưa muối vào dùng phải cho vào lọ khô, đậy kín, không để nơi quá nóng. Bởi vì muối iod ở gần bếp nóng, không đậy kín, sẽ làm mất iod trong muối.
Tránh ăn rau củ họ bắp cải
Nếu bạn có người thân trong gia đình mắc bệnh về tuyến giáp, bạn không nên ăn bắp cải hay củ cải. Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp sẽ gia tăng nguy cơ bệnh trong tương lai. Trong khi đó, bắp cải lại là thực phẩm gây hại cho tuyến giáp.
Thực hiện lối sống tích cực
Bạn có biết rằng giấc ngủ sẽ tái tạo 80% hoạt động của các cơ quan. Ngủ đủ giấc ngủ không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái về tinh thần mà còn giúp các cơ quan điều hòa hoạt động. Chính vì thể ngủ từ 6 – 8 tiếng/ ngày sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh lý không chỉ bệnh suy giáp.
Bên cạnh đó, bạn nên vận động thể dục phù hợp với độ tuổi. Việc rèn luyện này sẽ giúp cơ thể bạn sản xuất những chất chống oxi hóa, tăng cường miễn dịch. Những môn tập rất tốt cho cơ thể có thể kể đến như chạy bộ, chạy xe đạp, bơi, yoga, đánh cầu lông,… Tùy theo sở thích mà bạn lựa chọn môn tập phù hợp. Để từ đó, việc tập thể dục sẽ không nặng nề mà trở thành thú vui mỗi ngày.
Khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/1 lần
Việc theo dõi sức khỏe đều đặn không chỉ phát hiện sớm bệnh tuyến giáp mà còn nhiều bệnh khác. Đặc biệt là ở người lớn tuổi, người có người thân mắc bệnh ác tính, khám định kỳ nên thực hiện thường xuyên
Giờ đây, suy giáp không còn là bệnh lý dễ bỏ sót nữa. Bởi vì bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh thông qua những dấu hiệu suy giáp. Khi nhận thấy bản thân có những triệu chứng của bệnh; bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và sớm phát hiện bệnh. YouMed hy vọng đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Hypothyroidism (underactive thyroid)https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hypothyroidism/symptoms-causes/syc-20350284
Ngày tham khảo: 22/05/2021
-
12 dấu hiệu của bệnh suy giáphttps://suckhoedoisong.vn/12-dau-hieu-cua-benh-suy-giap-n175152.html
Ngày tham khảo: 22/05/2021