YouMed

Dậy thì sớm: Chế độ dinh dưỡng và vận động

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Việc trẻ bước vào giai đoạn dậy thì ở độ tuổi nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giới tính (nữ dậy thì sớm hơn nam), mức độ hoạt động thể chất (trẻ béo phì dậy thì sớm hơn các bạn thể trạng bình thường), hàm lượng các hormone sinh dục ngoại lai đưa vào cơ thể… Ngoài điều trị bằng thuốc, việc xây dựng chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt hợp lý cũng giúp rất nhiều trong việc trì hoãn dậy thì sớm ở trẻ.

1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng có ảnh hưởng đến thời điểm dậy thì?

Một số nghiên cứu đã gợi ý mối liên quan đáng chú ý giữa chế độ ăn uống và thời gian dậy thì. Trẻ em có lượng đạm thực vật cao nhất bước vào giai đoạn dậy thì 7 tháng sau đó. Trong khi, những trẻ có lượng đạm động vật cao nhất đã trải qua 7 tháng trước đó. Độ tuổi mãn kinh muộn hơn ở những phụ nữ từng sử dụng lượng chất xơ cao hơn từ nhỏ.

Đối với trẻ em, béo phì là vấn đề đáng được quan tâm vì có xu hướng ngày càng tăng. Béo phì có liên quan đến sự tăng trưởng xương cao hơn (ví dụ trẻ 7 tuổi có hình ảnh xương phát triển của trẻ 12 tuổi). Điều này khiến trẻ có nguy cơ thấp hơn chiều cao dự tính của trẻ khi trưởng thành. Béo phì cũng làm tăng sự phát triển của lông mu và lông nách hay các đặc tính sinh dục khác của dậy thì.

Chế độ ăn uống ảnh hưởng thiếu khoa học có thể dẫn đến tình trạng dậy thì sớm
Chế độ ăn uống ảnh hưởng thiếu khoa học có thể dẫn đến tình trạng dậy thì sớm

Tuy nhiên, chế độ ăn ở trẻ em là một yếu tố có thể thay đổi. Vậy nên, nếu kiểm soát được chúng, thời điểm khởi phát tuổi dậy thì có thể xảy ra muộn hơn.

Có rất nhiều yếu tố nguy cơ khiến trẻ dậy thì sớm. Bạn có thể tham khảo bài: Dậy thì sớm: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, tác hại.

2. Nên cho trẻ ăn uống như thế nào khi dậy thì sớm?

Một phần của việc cân bằng lượng là cung cấp cho trẻ thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng và một lượng calo thích hợp. Bạn có thể giúp trẻ học cách nhận thức những gì chúng ăn bằng cách hướng dẫn thói quen ăn uống lành mạnh, tìm cách làm phong phú các món ăn ít calo trở thành món ăn yêu thích của trẻ.

Cung cấp bữa ăn với nhiều trái cây, rau quả giàu vitamin và các sản phẩm ngũ cốc. Nên chuẩn bị những bữa ăn gia đình thay vì mua thức ăn từ ngoài. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm không uy tín, thực phẩm chứa hormone tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.

Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, phô mai, thức ăn nhanh như gà rán, hamburger, khoai tây chiên… Đối với các sản phẩm từ sữa, chọn cho trẻ loại ít béo hoặc không béo. Tránh những thức ăn nhiều đường như bánh kẹo, kem, nước ngọt. Tuy nhiên, bạn có thể cho trẻ những thức ăn trên với các phần nhỏ ở mức hợp lý.

Không để tivi trong phòng ngủ của trẻ. Không riêng gì với trẻ dậy thì sớm, hãy giới hạn thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình, bao gồm cả máy tính và trò chơi điện tử, không quá 1 đến 2 giờ.

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất phù hợp với lứa tuổi và thú vị trong khoảng 30 phút đến 1 giờ mỗi ngày. Có thể kết hợp hay thay đổi nhiều hoạt động mang lại sự đa dạng, giúp trẻ hứng thú hơn. Cách tốt nhất là bạn hãy dành thời gian tham gia những hoạt động ngoài trời cùng với trẻ.

Dạy trẻ những hoạt động thể lực phù hợp với từng độ tuổi giúp giảm nguy cơ dậy thì sớm
Dạy trẻ những hoạt động thể lực phù hợp với từng độ tuổi giúp giảm nguy cơ dậy thì sớm

Ngủ sớm và đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Trong độ tuổi dậy thì, trẻ được khuyến cáo nên ngủ từ 9 đến 12 giờ mỗi ngày.                       

3. Sữa công thức có là yếu tố gây dậy thì sớm ở trẻ?

Sữa công thức trên thị trường hiện nay đa số là từ sữa bò. Các hormone tăng trưởng trong sữa có cấu tạo phù hợp cho sự phát triển của bò. Thế nên, khi trẻ uống sữa công thức, hormone tăng trưởng ấy không có tác dụng.

Sữa công thức hay sữa tươi không phải là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm. Nhiều cha mẹ không cho trẻ uống sữa công thức vì lo lắng về điều này, khiến trẻ chậm tăng trưởng hơn so với bạn cùng trang lứa.

Trong giai đoạn dậy thì, chế độ dinh dưỡng hợp lý và tăng cường vận động không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn có ích cho việc trau dồi kỹ năng sống sau này. Bên cạnh đó, việc tuân thủ những liệu pháp điều trị sẽ giúp trẻ cải thiện triệu chứng và ổn định về mặt tâm lý.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Middle Childhood (9-11 years of age)https://www.cdc.gov/ncbddd/childdevelopment/positiveparenting/middle2.html

    Ngày tham khảo: 13/10/2019

  2. Tips for Parents–Ideas to Help Children Maintain a Healthy Weighthttps://www.cdc.gov/healthyweight/children/index.html

    Ngày tham khảo: 13/10/2019

  3. Association between Dietary Patterns and Precocious Puberty in Children: A Population-Based Studyhttps://www.hindawi.com/journals/ije/2018/4528704/

    Ngày tham khảo: 13/10/2019

  4. Drinking milk not linked to early pubertyhttps://www.nbcnews.com/health/health-news/drinking-milk-not-linked-early-puberty-study-suggests-flna1b5478286

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người