Dị hóa là gì? Có vai trò như thế nào?
Nội dung bài viết
Dị hóa là gì chính là một trong những thắc mắc rất thường gặp. Khi nói về quá trình trao đổi chất ở các cơ thể sống, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ đồng hóa và dị hóa. Đây là hai quá trình cần thiết để giúp một cơ thể sống có thể hoạt động được. Vậy chúng ta nên hiểu dị hóa như thế nào? Có vai trò ra sao? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.
1. Dị hóa là gì?
Dị hóa là một khái niệm thể hiện sự tập hợp nhiều chuỗi phản ứng chuyển hóa. Có tác dụng phân hủy những phân tử lớn thành các đơn vị nhỏ hơn. Hoặc trải qua quá trình oxy hóa để giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, sản phẩm của quá trình dị hóa còn được sử dụng cho các phản ứng đồng hóa khác.
Trong quá trình dị hóa, các phân tử lớn như polisaccarit, lipid, acid nucleic và protein sẽ bị phá vỡ thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn. Chẳng hạn như monosaccarid, các axit béo, các nucleotide và các axit amin.
2. Vai trò của dị hóa là gì?
Năng lượng được tích lũy trong quá trình đồng hóa sẽ được phóng thích trong quá trình dị hóa. Với mục đích là để cung cấp lại cho quá trình tổng hợp của đồng hóa.
Hai quá trình đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng có sự hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa. Và ngược lại, không có dị hóa thì sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình đồng hóa.
Nói một cách đơn giản hơn, dị hóa kết hợp với đồng hóa tạo nên một tổng thể quá trình trao đổi chất cho cơ thể sống. Trong đó, con người là một cơ thể sống nên cơ thể người luôn diễn ra song song hai quá trình đồng hóa và dị hóa. Nhờ có dị hóa mới có năng lượng cho cơ thể hoạt động, cũng như có nguyên liệu cho những quá trình đồng hóa tiếp theo.
3. Những hormon chính của quá trình dị hóa là gì?
Các hormon chính của quá trình dị hóa bao gồm:
3.1. Hormon Epinephrine và Norepinephrine
Còn có tên gọi khác tương ứng là Adrenalin và Noradrenalin. Đây là hai loại hormon chính tác động lên hệ thần kinh giao cảm. Hai hormon này có tác dụng giúp tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim. Trên phổi, hai hormon này kích thích sự giãn của phế quản để tăng cường trao đổi khí.
Hormon Adrenalin và Noradrenalin được gọi chung là Catecholamin. Chúng được sinh tổng hợp từ Tyrosin dưới tác dụng của một vài enzym trong các tế bào ưa crôm nằm ở tuỷ thượng thận. Những hormon này còn có công dụng tăng đường huyết để tạo năng lượng. Đồng thời tăng đáp ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress.
3.2. Hormon Cortisol
Hormone Cortisol cũng được tuyến thượng thận sản xuất. Đây được gọi là hormone căng thẳng. Cortisol được giải phóng khi chúng ta hoảng sợ, hồi hộp, lo âu hoặc có cảm giác khó chịu. Hormone này sẽ làm tăng huyết áp, tăng đường huyết và ức chế quá trình viêm trong cơ thể.
>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho phổi mà bạn cần biết.
3.3. Hormon Cytokin
Cytokin có bản chất là một loại protein nhỏ. Với vai trò điều chỉnh sự giao tiếp và liên hệ giữa các tế bào trong cơ thể. Cytokine sẽ được sản xuất và phân hủy trong cơ thể một cách liên tục. Các axit amin của chúng sẽ được tái sử dụng cho những quá trình cần thiết khác.
Interleukin và lymphokine chính là hai hóa chất điển hình của Cytokin. Chúng thường được giải phóng với tác dụng đáp ứng miễn dịch. Nhằm bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của vi khuẩn, virus, khối u hoặc các chấn thương.
3.4. Hormon Glucagon
Glucagon là một hormon được sản xuất từ tế bào Alpha của tuyến tụy nội tiết. Hormon này có tác dụng kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được dự trữ trong các tế bào gan. Khi cơ thể thiếu Glucose, cần nhiều năng lượng hơn, glucagon sẽ kích thích gan dị hóa glycogen. Sản phẩm sau cùng và cần thiết chính là Glucose.
>> Tham khảo thêm: Thuốc bổ não Tanakan: Những điều cần biết
4. Sự ảnh hưởng đến cân nặng của dị hóa là gì?
Khi cơ thể ở trạng thái đồng hóa, chúng ta sẽ được xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp của bản thân. Khi cơ thể đang ở trạng thái dị hóa, bạn sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, kể cả mỡ và cơ bắp.
Bạn có thể điều chỉnh khối lượng cơ thể thông qua việc hiểu các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cũng như quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể. Cả quá trình đồng hóa và dị hóa đều gây ra tình trạng giảm hoặc mất chất béo theo thời gian.
5. Những bài tập liên quan đến dị hóa là gì?
Những bài tập dị hóa hầu hết là aerobic, có nghĩa là các bài tập tiêu thụ oxy. Các bài tập này có tác dụng đốt cháy năng lượng và chất béo. Việc sử dụng oxy là yếu tố chủ đạo trong quá trình dị hóa. Bởi vì oxy là chất khử trong hầu hết các phản ứng hóa học.
Các bài tập dị hóa phổ biến nhất là chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe. Hoặc có thể là bất cứ hoạt động thể chất nào được thực hiện tối thiểu 20 phút ở cường độ vừa. Yếu tố chủ đạo để đạt được kết quả mong muốn chính là thời gian. Bởi vì sau ít nhất 20 phút, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để duy trì nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm dị hóa là gì. Đồng thời, các bạn sẽ biết cách xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập một cách khoa học. Mục đích là để duy trì sức khỏe của cơ thể ổn định từ trong ra ngoài.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
Catabolism vs. Anabolism: What’s the Difference?https://www.healthline.com/health/catabolism-vs-anabolism
Ngày tham khảo: 21/07/2020
-
Catabolismhttps://biologydictionary.net/catabolism/
Ngày tham khảo: 21/07/2020