YouMed

Những điều bạn cần biết về điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý nam khoa khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể gây vô sinh ở nam giới vì làm giảm khả năng di động của tinh trùng. Ngoài ra còn có một số vấn đề khác đi kèm như biến dạng tinh trùng, giảm kích thước tinh hoàn. Bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong sẽ giải đáp một số thông tin về căn bệnh này và cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. 

Tổng quan về giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trước khi tìm hiểu về cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, bạn cần tìm hiểu tổng quan về bệnh lý này.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh gì?

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng đám rối tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh trong bị giãn. Điều này làm suy giảm chức năng của tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh nam khoa rất phổ biến hiện nay. Bệnh gặp ở 10 – 15% nam giới sau dậy thì. Tỷ lệ này lên đến 40% ở bệnh nhân nam vô sinh.

Tĩnh mạch thừng tinh bình thường và giãn
Tĩnh mạch thừng tinh ở trạng thái bình thường và trạng thái giãn

Nguyên nhân

Việc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh phụ thuộc nhiều vào nguyên nhân gây bệnh. Do đó việc tìm hiểu nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh là điều cần thiết.

Dây thừng tinh mang máu đến và đi từ tinh hoàn. Nguyên nhân gây giãn thừng tinh vẫn còn chưa được biết rõ. Nhưng nhiều nghiên cứu cho rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh hình thành khi các van bên trong tĩnh mạch của thừng tinh ngăn cản máu lưu thông. Kết quả là các tĩnh mạch bị mở rộng (giãn ra).

Triệu chứng

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thường ít biểu hiện các triệu chứng. Hiếm khi bệnh có thể gây đau. Nếu có, cơn đau có thể:

  • Thay đổi từ khó chịu rõ ràng đến mơ hồ.
  • Đau tăng khi đứng hoặc gắng sức, và kéo dài.
  • Cơn đau ngày càng trầm trọng hơn trong ngày.

Theo thời gian, các sợi giãn tĩnh mạch có thể to ra và dễ dàng nhận thấy hơn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh được mô tả là giống như một “túi giun”. Tình trạng này làm tinh hoàn bị sưng, và thường xảy ra ở bên trái.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh?

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh ra sao?

Để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh, cần có các bước chẩn đoán trên lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để có thể phát hiện ra một khối u ẩn phía trên tinh hoàn gần giống như một túi giun. Nếu búi này đủ to, bác sĩ sẽ dễ dàng sờ thấy.

Nếu búi tĩnh mạch giãn nhỏ và không sờ thấy trên lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đứng, hít sâu trong khi bạn cúi xuống. Thuật ngữ y khoa gọi phương pháp này được gọi là nghiệm pháp Valsalva. Nghiệm pháp này giúp bác sĩ phát hiện các tĩnh mạch bị giãn.

Nếu khám lâm sàng không thể xác định, bác sĩ có thể yêu cầu siêu âm bìu. Xét nghiệm này, sử dụng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chính xác của các cấu trúc bên trong cơ thể. Và vì sử dụng sóng âm nên chúng an toàn và chi phí thực hiện cũng rẻ nên hiện nay được sử dụng rộng rãi.

Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị chụp thêm các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ví dụ như khối u chèn ép tĩnh mạch thừng tinh.

Bác sĩ thường chỉ định siêu âm tinh hoàn để chẩn đoán bệnh
Bác sĩ thường chỉ định siêu âm tinh hoàn để chẩn đoán bệnh

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Chỉ định điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể không cần thiết. Nhiều nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn có khả năng làm cha mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh gây đau, teo tinh hoàn hoặc vô sinh thì cần phải điều trị.

Mục đích của phẫu thuật là để bịt tĩnh mạch bị ảnh hưởng và chuyển hướng dòng máu vào các tĩnh mạch bình thường. Các chỉ định rõ ràng để chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm:

  • Teo tinh hoàn tiến triển
  • Đau tinh hoàn.
  • Kết quả phân tích tinh dịch của bệnh nhân có bất thường.

Việc chữa trị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể có một số rủi ro như:

  • Tụ dịch xung quanh tinh hoàn (hydrocele).
  • Giãn tĩnh mạch tái phát
  • Nhiễm trùng.
  • Tổn thương động mạch.

Một số phương pháp chữa giãn tĩnh mạch tinh là:

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh – Phẫu thuật mở

Phương pháp này thường được thực ở bệnh nhân ngoại trú. Bạn có thể trở lại các hoạt động bình thường sau 2 – 3 ngày. Các hoạt động gắng sức hơn, chẳng hạn như tập thể dục có thể thực hiện được sau 2 tuần.

Đau do phẫu thuật trị giãn tĩnh mạch thừng tinh này thường nhẹ. Vì vậy bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau trong một thời gian giới hạn sau khi phẫu thuật. Không nên quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian sau phẫu thuật. Vì cần khoảng ba tháng để tinh trùng phát triển lại bình thường.

Phẫu thuật mở sử dụng kính hiển vi và tiếp cận dưới hậu môn có tỷ lệ thành công cao nhất so với các phương pháp phẫu thuật khác.

điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng mổ mở

Trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật nội soi

Phẫu thuật nội soi là rạch một đường nhỏ trên bụng và đưa một dụng cụ nhỏ qua vết mổ để xem và sửa chữa tĩnh mạch bị giãn. Phương pháp này yêu cầu gây mê toàn thân.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể khỏi hoàn toàn không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được điều trị thành công. Hơn nữa độ an toàn và hiệu quả cũng rất cao.

Để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh hiệu quả, nam giới cần kịp thời phát hiện sớm bệnh và chữa trị sớm. Bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau điều trị phẫu thuật. Để tránh tái phát người bệnh cần:

  • Tái khám định kỳ.
  • Tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
  • Tránh các hoạt động dùng sức quá mạnh, đứng lâu, ngồi lâu một tư thế.
  • Không tắm nước nóng quá lâu.

Trên đây là bài viết của YouMed về điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh và một số vấn đề liên quan khác. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế bất kỳ chỉ định nào của bác sĩ. Nếu thấy có bất thường bạn nên đi khám để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Varicocele - Symptoms & causeshttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicocele/symptoms-causes/syc-20378771

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

  2. Varicocele - Diagnosis & treatmenthttps://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/varicocele/diagnosis-treatment/drc-20378772

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người