YouMed

Các phương pháp điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn

Thạc sĩ, Bác sĩ TRẦN QUỐC PHONG
Tác giả: ThS.BS Trần Quốc Phong
Chuyên khoa: Ngoại tiết niệu

Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần. Sau khi nhiễm vi rút và khởi bệnh có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn. Để tránh tình trạng tiến triển nặng, bạn cần phát hiện sớm và điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn hiệu quả. Hãy cùng Youmed tìm hiểu về biến chứng này qua bài viết dưới đây của ThS.BS Trần Quốc Phong. 

Biến chứng viêm tinh hoàn quai bị là gì?

Định nghĩa

Quai bị là bệnh truyền nhiễm khá lành tính gây ra bởi vi rút quai bị (vi rút mumsp). Bệnh có thể gặp bất kỳ thời điểm nào, kể cả nam lẫn nữ. Song vi rút thường phát triển mạnh làm bùng dịch vào mùa đông xuân. Vi rút quai bị lây chủ yếu qua đường hô hấp. Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ phát triển nhanh tại tỵ hầu và hạch bạch huyết. Chính điều này, biểu hiện viêm tuyến mang tai gây sưng đau là triệu chứng thường gặp. Bên cạnh đó, nhễm vi rút quai bị có thể gây ra các triệu chứng khác như viêm tinh hoàn, viêm vòi trứng, viêm màng não,…

Đặc biệt, nếu người bệnh có sức đề kháng kém, vi rút không bị tiêu diệt hết. Khi đó, chúng sẽ tiếp tục phát triển và di chuyển đến nơi khác như tinh hoàn, tụy,…

Trong đó, viêm tinh hoàn biến chứng quai bị thường biểu hiện khoảng 1 tuần sau khi bắt đầu bị viêm tuyến mang tai. Khoảng 30% trường hợp viêm tinh hoàn do quai bị mắc ở nam giới sau tuổi dậy thì. Ngoài ra, viêm tinh hoàn do quai bị có thể dẫn đến xơ hóa tế bào làm mất khả năng sinh tinh.

điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Biến chứng viêm tinh hoàn quai bị là gì?

Dấu hiệu

Bệnh nhân bị viêm tinh hoàn quai bị cấp tính sẽ có thể xuất hiện nhiều biểu hiện. Có thể kể đến như tinh hoàn sưng to (gấp 2 – 3 lần bình thường), đau vùng bìu,da bìu căng, sốt cao, mệt mỏi, phù nề. Nếu tình trạng cấp tính này không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ trở thành bệnh mãn tính rất cao. Khi đó, cơn đau kéo dài lan ra các nơi xung quanh như bụng, đùi,…

Có đến 30% bệnh nhân bị teo tinh hoàn sau biến chứng viêm tinh hoàn quai bị. Tùy vào trường hợp bệnh mà bệnh nhân có thể bị teo một bên hay cả hai bên tinh hoàn. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và số lượng tinh trùng, làm người bệnh tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn. Vì vây khi mắc quai bị, người bệnh cần nhanh chóng điều trị, tránh dẫn đến biến chứng xấu.

Các phương pháp điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn

Hiện nay, viêm tinh hoàn quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, việc điều trị chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng. Theo dõi tiến độ điều trị cho bệnh nhân bằng các xét nghiệm nồng độ hormone và tinh dịch đồ.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng đau. Trong thời gian điều trị, bạn nên mặc quần rộng rãi, hạn chế di chuyển. Kết hợp uống thuốc giảm đau, kháng viêm đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp, bệnh tiến triển đến mức tinh hoàn mất khả năng sinh tinh, bệnh nhân có thể đến cơ sở y tế chuyên về nam khoa. Để được điều trị vô sinh hoặc lưu trữ tinh trùng nếu cần thiết.

Hầu hết người bệnh điều trị viêm tinh hoàn biến chứng quai bị sớm và đúng cách, giảm nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Do đó, người bệnh không nên chủ quan, hãy đến cơ sở y tế để được tư vấn.

Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng đau
Bệnh nhân nên nghỉ ngơi khi tinh hoàn còn sưng đau

Phòng ngừa quai bị viêm tinh hoàn bằng cách nào?

Nguyên nhân dẫn đến viêm tinh hoàn biến chứng quai bị dễ gặp ở người có sức đề kháng kém. Chính vì vậy việc chủ động phòng ngừa biến chứng viêm tinh hoàn quai bị đặc biệt quan trọng. Bạn có thể xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học:

  • Ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ: rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đeo khẩu trang,… để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh.
  • Nâng cao sức đề kháng: ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tập luyện thể thao hằng ngày.
điều trị quai bị biến chứng viêm tinh hoàn
Tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh quai bị cho trẻ

Đối với trẻ em, thanh thiếu niên, người trưởng thành chưa có miễn dịch cần được tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh quai bị. Hiện nay, tại Việt Nam lưu hành rộng rãi vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ) và MMR (Ấn Độ) phòng ngừa bệnh Sởi – Quai bị – Rubella. Vắc xin phối hợp sợi, quai bị, rubella được khuyến cáo:

  • Đối với người lớn: chỉ cần một liều 0.5 ml tiêm bắp tay.
  • Đối với trẻ em tiêm 2 liều: liều thứ nhất lúc trẻ 12 – 18 tháng tuổi, liều thứ hai tiêm lúc trẻ từ 4 – 6 tuổi hoặc trước khi đi trẻ. Hai liều này cách nhau tối thiểu 1 tháng.

Trong trường hợp, bạn thấy bất kỳ dấu hiệu liên quan, đặc biệt cơn đau xảy ra đột ngột, hãy đến cơ sở y tế để được khám – chữa trị kịp thời.

Đến nay phác đồ điều trị đặc hiệu viêm tinh hoàn biến chứng quai bị vẫn chưa có. Vì vậy, hệ miễn dịch khỏe mạnh chính là chìa khóa giúp cơ thể chống lại với tác nhân gây bệnh. Các bậc phụ huynh của trẻ nên chú ý đến các dấu hiệu của bộ phận sinh sản. Khi phát hiện bìu sưng to, căng, đau, nhức,… hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

ThS. BS. CKI. Trần Quốc Phong

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Mumps Orchitis: Clinical Aspects and Mechanismshttps://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fimmu.2021.582946/full#B3

    Ngày tham khảo: 17/08/2021

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người