YouMed

Đổ mồ hôi tay là bệnh gì? Hướng dẫn cách khắc phục từ bác sĩ

bác sĩ vũ thành đô
Tác giả: ThS.BS Vũ Thành Đô
Chuyên khoa: Tim - Thận - Khớp - Nội tiết

Đổ mồ hôi tay đa số là tình trạng sinh lý bình thường. Ra mồ hôi là cách cơ thể điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên, khi ra mồ hôi quá mức có thể khiến bạn gặp rắc rối. Đặc biệt là mồ hôi tay ra nhiều khiến bạn tư ti, ngại giao tiếp. Vậy đây là tình trạng bệnh lý gì? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Thành Đô.

Tại sao tay đổ mồ hôi?

Ở lòng bàn tay có nhiều các tuyến mồ hôi. Khi nhiệt độ cao hoặc hoạt động thể chất có thể kích thích các tuyến này hoạt động và bài tiết mồ hôi. Khi tình trạng đổ mồ hôi tay của bạn không liên quan đến nhiệt độ hay các hoạt động thể chất, đó có thể là dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn, chẳng hạn như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Thời kỳ mãn kinh.
  • Hạ đường huyết.
  • Cường giáp.
  • Bệnh lý tim mạch.
  • Rối loạn hệ thần kinh thực vật.
  • Bệnh lý nhiễm trùng.

Khi lòng bàn tay ra mồ hôi nhiều vì các bệnh lý trên, bạn có thể thấy đi kèm với các triệu chứng khác. Hãy đến gặp bác sĩ nếu đổ mồ hôi kèm theo ớn lạnh, đau ngực, buồn nôn, choáng váng hoặc sốt.

Ngoài ra di truyền có thể là nguyên nhân tay ra mồ hôi quá mức. Nếu trong gia đình có người đổ mồ hôi tay quá nhiều hoặc mắc chứng tăng tiết mồ hôi thì nguy cơ bạn gặp tình trạng tương tự cao hơn người bình thường.

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân thứ phát khiến lòng bàn tay hay ra mồ hôi

Triệu chứng tay đổ mồ hôi nhiều

Những người mắc bệnh này sẽ ra mồ hôi vào bất kỳ mùa nào, không chỉ là mùa xuân hay mùa hè.

Lòng bàn tay có thể bị nhão hoặc ẩm ướt, khiến người bệnh cảm thấy không thoải mái khi giao tiếp, bắt tay. Hay như trong công việc phải sử dụng tay nhiều như gõ bàn phím.

Các triệu chứng này thường tăng lên nếu căng thẳng hoặc lo lắng. Người bệnh có thể nhận thấy các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay sớm khi còn nhỏ. Các triệu chứng sẽ tăng lên khi bạn bước vào tuổi dậy thì.

Khi ở khoảng 40 – 50 tuổi, các triệu chứng đổ mồ hôi lòng bàn tay thường giảm. Tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi nguyên nhân của nó không phải do các bệnh lý tiềm ẩn gây ra.

Mồ hôi tay có thể khiến người bệnh tự ti, ngại giao tiếp

Chẩn đoán chứng đổ mồ hôi tay

Bác sĩ sẽ xem xét kiểu đổ mồ hôi tay, thời gian cũng như các triệu chứng đi kèm khác như sốt, đau ngực, sụt cân để loại trừ tay ra mồ hôi bởi các bệnh lý nêu trên.

Nếu không phải các nguyên nhân thứ phát, bác sĩ thường thực hiện hai loại xét nghiệm để chẩn đoán đổ mồ hôi tay. Bao gồm:

  • Thử nghiệm tinh bột – iot. Dung dịch iốt được bôi lên lòng bàn tay. Sau khi khô, rắc tinh bột lên. Ở những vùng da tiết nhiều mồ hôi, dung dịch i-ốt và tinh bột sẽ làm lòng bàn tay chuyển sang màu xanh đen.
  • Test giấy (paper test): Bác sĩ đặt một loại giấy đặc biệt lên lòng bàn tay để thấm mồ hôi. Sau đó, tờ giấy sẽ được cân để lượng mồ hôi đã tích tụ trên lòng bàn tay.

Để chẩn đoán người bị ra mồ hôi lòng bàn tay thì mồ hôi phải ra nhiều và kéo dài từ 6 tháng trở lên mà không rõ nguyên nhân. Các yếu tố khác góp phần vào chẩn đoán bao gồm:

  • Tần suất đổ mồ hôi (có ít nhất một đợt đổ mồ hôi mỗi tuần).
  • Tuổi (vì nó phổ biến ở độ tuổi dưới 25).
  • Tiền sử gia đình.
  • Đổ mồ hôi ở cả 2 tay và không bị đổ mồ hôi trong khi ngủ.

Cách khắc phục đổ mồ hôi tay tại nhà

Chất chống mồ hôi

Thoa chất chống mồ hôi lên tay có thể giảm độ ẩm ướt và dính. Tốt nhất nên thoa vào ban đêm vì lúc đó bàn tay có nhiều thời gian hơn để hấp thụ. Các sản phẩm này hoạt động bằng cách báo hiệu cho cơ thể ngừng tiết mồ hôi. Hãy bắt đầu bằng các loại chống mồ hôi không cần kê đơn. Nếu không hiệu quả, hãy gặp bác sĩ để tư vấn về loại chống mồ hôi theo đơn.

Baking soda

Sửu dụng baking soda là cách nhanh chóng và ít tốn kém để giảm đổ mồ hôi tay. Hiệu quả của baking soda trong việc làm sạch và làm trắng răng đã được nhiều người biết đến. Và chúng cũng hoạt động như một chất chống mồ hôi và khử mùi. Bởi baking soda có tính kiềm nên nó có thể làm giảm tiết mồ hôi và khiến mồ hôi bốc hơi nhanh chóng.

Bạn có thể thực hiện bằng cách trộn một vài thìa cà phê baking soda với nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên tay trong khoảng 5 phút và sau đó rửa sạch.

Giấm táo

Giấm táo có thể giữ cho lòng bàn tay khô ráo bằng cách cân bằng nồng độ pH trong cơ thể. Bạn có thể thực hiện bằng cách lau tay bằng giấm táo. Để qua đêm sẽ có hiệu quả tốt nhất. Cách khác là bạn hãy thêm giấm táo vào chế độ ăn hàng ngày.

Sử dụng giấm táo có thể khắc phục tình trạng ra mồ hôi tay

Những cách trên đơn giản và dễ thực hiện. Nhưng nếu bạn bị đổ mồ hôi quá nhiều hãy đến gặp bác sĩ. Họ sẽ cho bạn một biện pháp khắc phục khác tốt hơn các biện pháp khắc phục tại nhà.

Lòng bàn tay trơn trượt, ướt nhẹp cả ngày do ra mồ hôi không chỉ cản trở đến công việc mà còn có thể khiến người bệnh có tâm lý e ngại, xấu hổ.  Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có câu trả lời vì sao tay đổ mồ hôi và cách khắc phục đổ mồ hôi tay. Nếu các triệu chứng kéo dài và kèm theo sốt, đau ngực,… bạn nên đến gặp bác sĩ để được phát hiện sớm nguyên nhân chính xác.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người