YouMed

Lịch tiêm viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ em và người lớn

BS Tô Hồng Phương Thanh
Tác giả: Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh
Chuyên khoa: Truyền nhiễm

Viêm não Nhật Bản là một trong những bệnh lý có thể gây biến chứng thần kinh nghiêm trọng. Việc tiêm ngừa vắc-xin sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm bệnh. Vậy lịch tiêm viêm não Nhật Bản đầy đủ cho trẻ em và người lớn như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Bác sĩ Tô Hồng Phương Thanh nhé!

Tổng quan về viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản là bệnh lý virus do muỗi Culex làm vectơ lây truyền. Virus gây bệnh là virus thuộc họ flavivirus. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây viêm não do virus ở Châu Á.

Viêm não là tình trạng viêm não gây sốt, đau đầu, buồn nôn, nôn, lú lẫn, co giật,…Những triệu chứng của bệnh sẽ xuất hiện vào ngày 5 đến 15 kể từ lúc nhiễm virus. Khoảng 1% người nhiễm virus xuất hiện triệu chứng. Tuy nhiên theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nó có thể gây tử vong ở 30% những bệnh nhân phát triển triệu chứng.1

Đáng lưu ý là bệnh có thể gây biến chứng thần kinh suốt đời như là hôn mê, co giật ở trẻ em, điếc, mất kiểm soát hành vi của cơ thể.1

Viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng hôn mê, co giật, điếc,... ở trẻ em
Viêm não Nhật Bản có thể gây biến chứng hôn mê, co giật, điếc,… ở trẻ em

Tầm quan trọng của vắc-xin viêm não Nhật Bản

Bệnh lý gây ảnh hưởng cực kỳ nguy hiểm đến người bệnh, đặc biệt là ở thần kinh. Một số nước phát triển ở Châu Á như Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc,… đã có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh bằng giải pháp tiêm chủng. Do đó, hiện nay, vắc-xin viêm não Nhật Bản đã có thể giúp phòng bệnh một cách cần thiết.1

Vắc-xin viêm não Nhật Bản là vắc-xin virus sống giảm độc lực được bào chế dựa trên nguyên lý thay đổi cấu trúc protein của virus. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ tác động tạo ra các kháng thể trung hòa. Nhờ vậy, phản ứng miễn dịch hình thành qua trung gian tế bào đặc hiệu với virus viêm não Nhật Bản. Khi đó, vắc xin bắt đầu phát huy tác dụng và đạt mức kháng thể bảo vệ sau 14 ngày tiêm chủng.

Lịch tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản

Hiện nay có nhiều loại vắc-xin viêm não Nhật Bản, trong đó vắc-xin ImojevJevax là những loại vắc xin thường được sử dụng tại nước ta.Việc nắm rõ lịch tiêm vô cùng cần thiết. Tùy theo từng độ tuổi mà vắc xin có chỉ định tiêm khác nhau. Vậy vắc xin viêm não Nhật Bản tiêm khi nào?

Lịch tiêm vắc-xin Imojev

1. Tiêm tổng cộng bao nhiêu mũi?

Imojev được chỉ định để dự phòng bệnh viêm não Nhật Bản đối với trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên và người lớn. Tuỳ theo độ tuổi mà số mũi tiêm sẽ thay đổi khác nhau.

Imojev là vắc-xin dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn
Imojev là vắc-xin dành cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn

2. Lịch tiêm từng mũi đối với trẻ em và người lớn

Trẻ từ 9 tháng tuổi đến dưới 18 tuổi (chưa tiêm vắc xin Jevax lần nào) có lịch tiêm 2 mũi:

  • Mũi 1: Là mũi tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: Liều nhắc lại nên được tiêm tốt nhất là 1 năm sau lần tiêm vắc xin đầu tiên hoặc có thể sau 2 năm.

Với người trưởng thành, từ 18 tuổi trở lên: Tiêm 1 mũi duy nhất.

3. Đối tượng chống chỉ định.

Không nên sử dụng vắc-xin Jevax với:2

  • Người có tiền sử phản ứng mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào của Imojev.
  • Người suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải vấn đề làm suy yếu miễn dịch tế bào.
  • Người nhiễm HIV có triệu chứng hoặc bằng chứng suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.

Lịch tiêm vắc-xin Jevax

1. Tiêm tổng cộng bao nhiêu mũi?

Đối với vắc xin Jevax cần tiêm đủ 3 mũi để đảo bảo tạo đủ lượng kháng thể. Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người trưởng thành.

2. Lịch tiêm từng mũi đối với trẻ em và người lớn

Lịch tiêm 3 mũi:

  • Mũi 1: lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1-2 tuần sau mũi 1.
  • Mũi 3: 1 năm sau mũi 2.

Lưu ý rằng, sau 3 năm bạn có thể tiêm nhắc lại một liều để duy trì miễn dịch. Hoặc những người có thể trạng miễn dịch tốt thì cũng có thể tiêm nhắc lại trước khi có dịch viêm não xảy ra.

3. Đối tượng chống chỉ định

Chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.3

Jevax chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tháng tuổi
Jevax chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tháng tuổi

Các phản ứng phụ có thể xảy ra sau khi tiêm phòng viêm não Nhật Bản

Một số người tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản có thể  gặp phải các tác dụng phụ nhẹ và ngắn. Bao gồm:4

  • Sưng đỏ, đau nhức tại vị trí tiêm.
  • Nhức đầu.
  • Đau cơ.
  • Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như phát ban đỏ nổi lên, ngứa (nổi mề đay), sưng mặt và khó thở, rất hiếm gặp.

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào sau khi tiêm phòng, hãy liên hệ với cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt hoặc gọi 115 để được tư vấn.

Sau tiêm phòng viêm não Nhật Bản có thể nhức đầu, đau cơ,...
Sau tiêm phòng viêm não Nhật Bản có thể nhức đầu, đau cơ,…

Quên tiêm vắc-xin viêm não Nhật Bản có sao không?

Một số trường hợp các mũi tiêm vắc-xin trễ hơn lịch. Vậy thì điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả không? Trên thực tế, tiêm đủ và đúng lịch sẽ giúp có thể giúp cơ thể tạo miễn dịch hiệu quả nhất. Khi tiêm trễ, vắc-xin không phát huy được 100% tác dụng và khả năng nhiễm bệnh vẫn cao.

Để rõ hơn về vấn đề quên tiêm, tiêm trễ có sao không, có thể tham khảo bài viết Tiêm ngừa viêm não Nhật Bản trễ có sao không?

Hiện nay, vắc-xin được xem là 1 trong những giải pháp ngăn ngừa bệnh viêm não Nhật Bản. Có 2 vắc-xin được dùng phổ biến tại Việt Nam là Imojev và JEVAX. Mỗi loại thuốc vắc xin có chống chỉ định khác nhau, cần hết sức lưu ý. Việc tuân thủ đúng và đủ theo lịch tiêm viêm não Nhật Bản sẽ giúp phát huy tác dụng tối đa của vắc xin.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. What's to know about Japanese encephalitis?https://www.medicalnewstoday.com/articles/181418

    Ngày tham khảo: 07/02/2023

  2. Hướng dẫn sử dụng vắc-xin Imojevhttps://www.nps.org.au/assets/medicines/b847af49-9cb8-48f1-bd5e-a53300ff84e0.pdf

    Ngày tham khảo: 07/02/2023

  3. Japanese encephalitis virus (JEV) vaccineshttps://www.health.gov.au/health-alerts/japanese-encephalitis-virus-jev/japanese-encephalitis-virus-jev-vaccines

    Ngày tham khảo: 07/02/2023

  4. Prevention - Japanese encephalitishttps://www.nhs.uk/conditions/japanese-encephalitis/prevention/

    Ngày tham khảo: 07/02/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người