Lời khuyên từ bác sĩ: Báo động mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Có nhiều người tự hỏi mức đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm? Trên thực tế, cơ thể chúng ta tạo ra đường duy trì hoạt động sống. Quá nhiều đường trong máu sẽ gây cản trở hấp thụ. Từ đó, năng lượng được cung cấp sử dụng kém hiệu quả. Trong bài viết sau đây, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ giải thích chi tiết về các vấn đề xoay quanh mức đường huyết. Đồng thời, chỉ ra những lưu ý đối với mức đường huyết nguy hiểm. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Tổng quan về đường huyết
Mỗi cơ quan trong cơ thể có chức năng chuyên biệt. Trong đó, gan, cơ và tụy tham gia sản xuất và điều hòa lượng đường trong máu. Nếu như gan và cơ có thể chuyển hóa đường dự trữ trong cơ thể để sử dụng, thì tụy là cơ quan tạo ra những sản phẩm đó đồng thời giúp gan thực hiện vai trò đó. Để giữ đường huyết ở mức ổn định, tụy tiết insulin để máu có thể tiếp nhận và lưu trữ đường.
Chính vì lẽ đó, đường trong máu chúng ta không cố định nhưng vẫn được duy trì ở mức an toàn nhất. Đường chính là nguồn năng lượng chính yếu của cơ thể nên việc kiểm soát đường huyết luôn là cấp thiết.
Triệu chứng cảnh báo và chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
Dấu hiệu cảnh báo
Có những dấu hiệu ban đầu cảnh báo cho việc bạn đang ở mức đường huyết nguy hiểm. Bao gồm:
- Những biểu hiện ban đầu như là khát nước, uống nhiều nước hơn mức bình thường, khó tập trung, đi tiểu lắt nhắt, thường mệt mỏi, uể oải, sụt cân nhanh.
- Trong một số tình huống, đường huyết sẽ tăng cao: như khi bạn ăn quá nhiều đồ ngọt hay thức ăn nhanh, khi đang gặp căng thẳng, khi bị ốm.
Dù vì bất kỳ nguyên nhân gì, những triệu chứng và tình huống trên kéo dài sẽ gây bệnh lý.
Xem thêm: Chỉ số đường huyết và những thông tin cần biết
Đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm?
Sự nguy hiểm ở đây đến từ hai khía cạnh. Đầu tiên, đường huyết sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe lâu dài của bạn. Nếu đường huyết không được ổn định, nó tiến triển thành bệnh đái tháo đường. Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể đem lại nhiều biến chứng thậm chí là tàn tật. Song song, đường huyết quá cao hay quá thấp sẽ bất tỉnh hoặc gây hôn mê. Bất kỳ tình trạng nào cũng cần xử trí cấp cứu.
Đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Về lâu dài, đường huyết cao sẽ thúc đẩy bệnh lý đái tháo đường. Bên cạnh đó, đường huyết cao ở bệnh nhân đái tháo đường cho thấy điều trị bệnh kém hiệu quả. Theo cập nhật mới nhất:
- Đường huyết lúc đói (không ăn gì ít nhất 8 tiếng) nguy hiểm khi cao hơn 130 mg/dL ở người bệnh tiểu đường và cao hơn 100 mg/dL ở người không mắc bệnh.
- Đường huyết bất kỳ trong ngày nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường.
Việc đường huyết cao chỉ ra rằng bạn đang có một rối loạn chuyển hóa. Đối với người không mắc bệnh tiểu đường, đây là nguy cơ tiến triển bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đường huyết cao nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường trong vòng 5 năm.
Đối với người bệnh tiểu đường, đường huyết cao cho thấy bạn chưa kiểm soát được đường huyết. Ngoài việc điều trị kém hiệu quả, nguyên nhân có thể xuất phát từ chế độ ăn uống, sinh hoạt.
Đồng thời, các chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng nếu đường huyết của bạn trên 250 mg/dL, bạn có thể rơi vào trạng thái hôn mê. Đây là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
Xem thêm: Đường huyết cao có phải bị tiểu đường?
Đường huyết thấp bao nhiêu là nguy hiểm?
Đường huyết thấp cho thấy cơ thể bạn đang thiếu năng lượng. Nếu có những dấu hiệu sau, bạn cần nạp ngay cho mình đồ ăn hay thức uống ngọt đủ để phục hồi:
- Cảm thấy run rẩy hay hạn chế vận động.
- Đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp.
- Cảm thấy đói nhiều.
- Nhịp tim nhanh hay đánh trống ngực.
- Đo đường huyết dưới 60 mg/dL.
Đối tượng nguy hiểm nào cần lưu ý chỉ số đường huyết?
Một số cá nhân có thể có nguy cơ bệnh tiểu đường và đường huyết cao hơn bất kỳ ai khác. Nếu bạn là một trong những đối tượng sau, bạn cần lưu ý mức đường huyết của mình hơn bao giờ hết:
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1
Nếu trong gia đình bạn có thành viên mắc bệnh đái tháo đường type 1, thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao gấp đôi. Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa cho biết di truyền là một phần của bệnh lý này. Quỹ nghiên cứu bệnh tiểu đường vị thành niên đã chỉ ra chúng ta không thể làm gì để ngăn ngừa bệnh tiểu đường type 1. Bệnh thường bắt đầu khi còn nhỏ hay giai đoạn trưởng thành.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2
Bên cạnh yếu tố nguy cơ của tiểu đường type 1, còn có nguy cơ của tiểu đường type 2. Như là:
- Thừa cân – béo phì, kém hoạt động thể chất.
- Có người thân trực hệ mắc đái tháo đường type 2.
- Trên 45 tuổi.
- Đang có bệnh tăng huyết áp hay huyết áp trên 140/90 mmHg.
- Có rối loạn mỡ máu.
Giảm thiểu nguy hiểm từ chỉ số đường huyết cao
Từ những thông tin trên, chúng ta đã nhận thức được đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm. Vì thế, việc đẩy lùi sự tăng cao của đường huyết chính là cách giảm thiểu những mối nguy hiểm của chúng. Tùy theo thể trạng, ThS.BS Vũ Thành Đô sẽ đưa ra những giải pháp như sau:
Dành cho người không mắc bệnh tiểu đường
Nhận biết dấu hiệu đe dọa hôn mê của hiện tượng nhiễm toan ceton
Đây là rối loạn do mức insulin quá thấp – đường huyết quá cao. Các dấu chứng cần lưu ý là: khó thở, miệng khô, hơi thở có mùi trái cây, ói hay nôn nhiều. Khi có bất kỳ biểu hiện nào, bạn cần đo đường và lập tức đến bệnh viện gần nhất.
Sử dụng insulin bổ sung
Lượng đường cao cho thấy bạn sử dụng quá ít insulin hoặc dùng không đúng cách. Bạn cần sự hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng hiệu quả insulin ngay khi đường huyết cao. Bạn nên đo đường 15 – 30 phút sau khi dùng insulin để đảm bảo rằng đường đã hạ thấp.
Cân bằng lối sống
Người bệnh đái tháo đường không nhất thiết phải kiêng khem quá mức. Bạn chỉ cần thay thế những loại thức ăn tinh bột bằng rau và chất xơ. Điều này đảm bảo cơ thể đủ năng lượng và không tăng đường.
Dành cho người không mắc bệnh tiểu đường
Uống nước hay ăn một bữa ăn nhẹ giàu protein
Nhiều nghiên cứu cho thấy giải pháp này sẽ giúp bạn pha loãng đường trong máu. Nếu có máy đo đường tại nhà, bạn nên đo đường sau khi ăn và uống.
Thay đổi lối sống
Trên thực tế, đa số đường huyết cao là hệ quả của chế độ ăn mất cân đối và lối sống thụ động. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát mức đường huyết bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống. Đồng thời, tăng cường hoạt động thể lực để loại bỏ năng lượng dư thừa của đường trong cơ thể.
Tầm soát nguy cơ bệnh tiểu đường
Như đã nói, bệnh đái tháo đường type 1 là bệnh di truyền. Vì thế, bạn cần tầm soát xem mình và người thân có nguy cơ mắc bệnh này hay không và phòng tránh sớm.
Vậy là chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm. Hy vọng bạn nhận biết được những triệu chứng cảnh báo về chỉ số đường huyết cao. Đồng thời, hiểu đúng về nhóm đối tượng nguy cơ để có thể lên chiến lược bảo vệ sức khỏe cho gia đình và chính bản thân.
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
High Blood Sugar and Diabeteshttps://www.webmd.com/diabetes/guide/diabetes-hyperglycemia
Ngày tham khảo: 26/07/2021
-
How does high blood sugar (hyperglycemia) feel?https://www.medicalnewstoday.com/articles/313138
Ngày tham khảo: 26/07/2021
-
Emergency Highs: How to Lower Blood Sugar Quicklyhttps://www.healthline.com/health/diabetes/how-to-lower-blood-sugar-quickly-emergency
Ngày tham khảo: 26/07/2021