YouMed

Esha là thuốc gì? Công dụng, cách dùng và lưu ý khi sử dụng

Dược sĩ Trần Việt Linh
Tác giả: Dược sĩ Trần Việt Linh
Chuyên khoa: Dược

Esha là thuốc gì? Thuốc có thành phần ra sao? Và công dụng của thuốc Esha như thế nào? Người dùng cần lưu ý gì khi sử dụng? Dược sĩ Trần Việt Linh sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về thuốc Esha trong bài viết sau. Hãy cùng theo dõi nhé!

Hoạt chất trong Esha: Bạch chỉ, Kim ngân hoa, Bạc hà, Tân di hoa, Phòng phong, Hoàng kỳ, Thương nhĩ tử, Bạch truật.

Esha là thuốc gì?

Esha là một loại thuốc được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp. Thuốc được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex.

Esha được bào chế dưới dạng viên nén với hai dạng quy cách đóng gói chính là vỉ và lọ. Mỗi lọ gồm 50 viên, vỉ có 2 dạng là 3 vỉ x 10 viên hoặc 10 vỉ x 10 viên.

Esha là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex
Esha là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược Trung ương Mediplantex

Thành phần

Mỗi viên chứa:1

  • Bạch chỉ: 320mg.
  • Kim ngân hoa: 250mg.
  • Bạc hà: 120mg.
  • Tân di hoa: 350mg.
  • Phòng phong: 250mg.
  • Hoàng kỳ: 620mg.
  • Thương nhĩ tử: 500mg.
  • Bạch truật: 350mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên: Talc, magnesi stearat.

Công dụng của từng thành phần

Bạch chỉ có công năng giải biểu, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết tống mủ ra, sinh cơ chi đau. Được dùng để chủ trị cảm mạo phong hàn, nhức đầu vùng trán, ngạt mũi, chảy nước mũi do viêm xoang, đau răng, đau xương lông mày, mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ, ngứa ở các bộ phận trong người.2

Bạc hà có công dụng sơ phong thanh nhiệt, thấu chẩn, sơ can giải uất. Chủ trị Cảm mạo phong nhiệt, đau đầu, đau mắt đỏ; thúc đẩy sợi đậu mọc; can uất ngực sườn căng tức.3

Kim ngân hoa có công năng thanh nhiệt, giải độc, tán phong nhiệt. Chủ trị: Ung nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, cảm mạo phong nhiệt, ôn bệnh phát nhiệt, nhiệt độc huyết lị.4

Phòng phong: giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thấp. Phòng phong được dùng để chủ trị: Đau đầu do hàn, mày đay, phong thấp tê đau, uốn ván.5

Hoàng kỳ có công năng lợi tiểu, trừ mủ, sinh cơ, bổ khí cố biểu, dùng chủ trị khí hư mệt mỏi, kém ăn; trung khí hạ hãm, tiêu chảy lâu ngày, sa tạng phủ, tiện huyết, rong huyết; ra mồ hôi; nhợt độc khó vờ; nội nhiệt tiêu khát; viêm thận mạn.6

Thương nhĩ tử (ké đầu ngựa): trừ phong thấp, tiêu độc, tán phong thông khiếu. Dùng chủ trị đau khớp, chân tay tê dại co rút, viêm mũi, viêm xoang, mụn nhọt, mẩn ngứa.7

Bạch truật: Kiện tỳ ích khí, táo thấp, lợi thủy, cổ biểu liễm hàn, an thai. Bạch truật thường được dùng chủ trị tiêu hóa kém, bụng trướng tiêu chảy, phù thũng, tự hãn, động thai.8

Tân di hoa: dùng để điều trị đau đầu, tắc ngạt mũi, chảy nước mũi, đau răng, viêm xoang mũi má cấp hoặc mạn tính.9

Tác dụng thuốc Esha

Với sự kết hợp của các thành phần trên, Esha có tác dụng tiêu viêm, thông mũi và làm dịu các triệu chứng đau nhức. Cụ thể, Esha được chỉ định trong các bệnh viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm xoang cấp tínhviêm xoang mạn tính.1

Esha có tác dụng thông mũi và làm dịu triệu chứng đau mũi
Esha có tác dụng thông mũi và làm dịu triệu chứng đau mũi

Cách dùng và liều dùng Esha

Esha được điều chế dưới dạng viên nang, dùng đường uống. Người dùng có thể uống thuốc với một lượng nước vừa đủ.

Liều dùng:1

  • Người lớn: uống 2 viên/lần, 2-3 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 5 tuổi trở lên: uống 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày.

Tác dụng phụ của Esha

Hiện tại, không có tác dụng phụ nào được ghi nhận với thuốc Esha. Tuy nhiên, nếu xảy ra tình trạng phản ứng phụ, người sử dụng cần ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tương tác thuốc

Hiện tại, không có tương tác thuốc nào được ghi nhận với thuốc Esha. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng Esha.

Đối tượng chống chỉ

Không dùng Esha cho:1

  • Người có tiền sử mẫn cảm/dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
Trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng Esha
Trẻ em dưới 5 tuổi không được sử dụng Esha

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Esha?

Dùng được cho phụ nữ có thai và cho con bú. Nhưng phải thận trọng vì hiện tại, chưa có thông tin chính thức về việc sử dụng Esha cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Do đó, người sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.1

Đối tượng thận trọng

Nhà sản xuất chưa cập nhật thông tin về những đối tượng cần thận trọng khi sử dụng Esha.

Xử lý khi quá liều Esha

Nếu quá liều Esha, người sử dụng cần ngừng ngay lập tức và tham khảo ý kiến của bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Trường hợp quên liều Esha

Uống thuốc đúng liều và đúng thời điểm mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong trường hợp bạn quên liều thì uống liều đã quên càng sớm càng tốt.

Nếu gần tới liều tiếp theo thì uống liều tiếp theo như thường lệ và bỏ qua liều cũ. Lưu ý không được tự uống gấp đôi liều để bù lại liều đã quên.

Lưu ý gì khi sử dụng

Trong quá trình điều trị, không nên ngừng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu có ngưng thuốc để đổi thuốc sang thuốc mới hoặc đổi hoạt chất khác thì bác sĩ  sẽ cho bạn ngưng thuốc từ từ trong ít nhất 1 tuần.

Không sử dụng thuốc sau ngày hết hạn ghi trên bao bì.

Cách bảo quản

  • Tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Để thuốc nơi khô ráo, tránh ánh sáng, nhiệt độ không quá 30°C.

Esha giá bao nhiêu?

Trên thị trường, giá của Esha thường dao động từ 40.000 – 70.000 VNĐ/vỉ hoặc từ 100.000 đến 150.000 VNĐ/lọ. Lưu ý rằng đây chỉ là giá cả tham khảo, giá của sản phẩm còn phụ thuộc vào cơ sở bán, nơi phân phối thuốc, mức giá vận chuyển và mức giá chiết  khấu của công ty.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Esha. Người sử dụng cần tuân thủ đúng liều lượng và các hướng dẫn sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu có bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào xảy ra, người sử dụng cần ngưng sử dụng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Eshahttps://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/2023/07/to-huong-dan-su-dung-thuoc-esha.jpg

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  2. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1070 – 1072.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=92

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  3. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1067 – 1066.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=88

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  4. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1221 – 1222.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=245

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  5. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1289 – 1291.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=313

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  6. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1188 – 1190.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=211

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  7. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1210 – 1211.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=234

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  8. Bộ Y tế (2017). Dược điển Việt Nam (tập 2). NXB Y học Hà Nội. Trang 1077 – 1078.https://youmed.vn/tin-tuc/wp-content/uploads/docs/d%C6%B0%E1%BB%A3c%20%C4%91i%E1%BB%83n%20vi%E1%BB%87t%20nam%205%20t%E1%BA%ADp%202%202017.pdf#page=99

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

  9. Chromatographic Fingerprint Analysis of Herbal Medicines - Flos Magnoliae (Xinyi)https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-7091-0763-8_60

    Ngày tham khảo: 24/07/2023

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người