YouMed

Gạo tím – Gạo của hoàng đế xưa và những công dụng tuyệt vời

Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ Quyên
Tác giả: ThS.BS Nguyễn Thị Lệ Quyên
Chuyên khoa: Y học cổ truyền

Gạo tím quý không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có vị ngọt bùi, màu sắc thu hút, sang trọng. Loại gạo này được tầng lớp quý tộc xưa ưa chuộng có nguồn gốc và lợi ích thế nào? Hãy cùng YouMed tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Gạo tím là gì?

Gạo tím hay gạo tím than, là một loại gạo truyền thống của châu Á. Một số nơi, gạo tím còn được gọi là gạo cấm, gạo cống hay gạo đen. Hạt gạo khi sống có màu đen, hoặc tím đen. Nấu chín, cơm sẽ cho màu tím.

Màu tím đậm của hạt gạo chủ yếu là do hàm lượng anthocyanin.
Hạt gạo khi sống có màu đen, hoặc tím đen

Gạo tím đen là một thể đột biến xa xưa từ các loại gạo thuộc giống Oryza sativa L., Hai giống phổ biến ở Việt Nam hiện nay là Oryza sativa cv. HeugjinjubyeoO. sativa L. Heugkwangbyeo. Giống như các giống lúa khác, gạo này có nguồn gốc từ gạo Nhật Bản. Ước tính gạo tím đen đã được trồng từ 2500 năm trước Công nguyên.

Thời xưa, loại gạo này còn được gọi là gạo hoàng đế vì chỉ hoàng đế mới được sử dụng thứ gạo này. Nguyên nhân là cơm từ gạo có màu tím là màu của sự giàu sang và hạt gạo này rất khó canh tác.

Gạo này có 2 dạng là gạo nếp và gạo tẻ. Cả 2 dạng đều không chứa gluten. Gluten là protein chính có trong lúa mì và nhiều loại ngũ cốc khác nhau. Một số người có thể sẽ không thể sử dụng các sản phẩm có chứa gluten, như những bệnh nhân bệnh celiac, nhạy cảm với gluten mà không phải celiac, thất điều gluten,…

Nhận biết gạo tím

Gạo tím có màu đen, tím sậm. Tuỳ theo là nếp hay tẻ mà có hình dạng hạt khác nhau. Hạt gạo tẻ thì dài và dẹt hơn so với gạo nếp. Hạt gạo sống có vị hơi chát, nhưng khi nấu chín cơm lại có vị ngọt rất đặc trưng.

Giá trị dinh dưỡng

Thành phần dinh dưỡng của gạo này khá tương tự với gạo huyết rồng. Bên cạnh một số điểm khác biệt tạo nên tính độc đáo của gạo tím. Thành phần gạo chứa đầy đủ chất tinh bột, đạm, béo, chất xơ cùng các vitamin và khoáng chất. Một số loại vitamin có hàm lượng cao như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6), E… Các khoáng chất hiện diện phải kể đến như sắt, magie, selen, glutathione (GSH), kali và natri.

Gạo tím quý không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có vị ngọt bùi, màu sắc thu hút, sang trọng.
Gạo đen quý không chỉ bởi hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn có vị ngọt bùi, màu sắc thu hút, sang trọng

Hàm lượng protein, chất béo, chất sắt của gạo tím được đánh giá là cao nhất trong các loại gạo. Gạo chứa chất xơ, chất chống oxy hóa tương đương với quả việt quất hay quả mâm xôi, đặc biệt là nguồn vitamin E phong phú.

Lợi ích đặc biệt cho sức khoẻ

Chống oxy hoá

Màu tím đậm của hạt gạo chủ yếu là do hàm lượng anthocyanin. Cụ thể, tỷ lệ anthocyanin của gạo là cao nhất so với các loại ngũ cốc khác, cao hơn gạo huyết rồng – có tỷ lệ anthocyanin cao gấp 10 lần gạo trắng. Anthocyanin là một chất chống oxy hoá mạnh. Giúp “thu lượm” các gốc tự do, đẩy lùi stress oxy hoá và phòng ngừa bệnh tật. Chúng có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Về lâu dài, anthocyanins giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và béo phì.

Ngoài ra, tác dụng chống oxy hoá của gạo tím còn do hàm lượng polyphenol và flavonoid tự do tương đối cao. Theo đó, trong phần cám có chứa 98,5 và 81,0 mg polyphenol và 19,8 và 15,1 mg flavonoid. Hàm lượng polyphenol và flavonoid liên kết thấp được tìm thấy trong cả phần cám và phần nội nhũ. Cám gạo tím chứa hầu hết các hợp chất chống oxy hóa, bao gồm axit phytic, γ-oryzanol, anthocyanins và các chất đồng đẳng của vitamin E.

Nguồn cung cấp đạm thực vật dồi dào

So với gạo trắng, loại gạo này chứa hàm lượng protein cao hơn 6,8% và chất béo cao hơn 20%. Do đó, nó là nguồn cung cấp chất đạm tuyệt vời cho nhóm người ăn chay.

Bên cạnh đó, nó còn chứa tới tám loại axit amin cùng carotene và các nguyên tố vi lượng cần thiết.

Chất đạm trong gạo tím giúp giảm tình trạng mất cơ bắp, giúp cơ thể tái tạo các mô cơ. Nó cũng giúp kích thích tăng trưởng tế bào và giữ cho xương chắc khỏe.

Bổ sung chất sắt

Gạo tím thường có hàm lượng chất sắt cao hơn gạo huyết rồng và gạo lứt. Sắt là một khoáng chất cần thiết để sản xuất các tế bào hồng cầu và vận chuyển oxy. Chất sắt cũng hỗ trợ cho việc truyền dẫn các xung thần kinh, điều khiển các chuyển động của cơ thể. Thiếu sắt có thể gây thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc.

Cách sử dụng gạo tím

Từ xa xưa, loại gạo này được dùng để chế biến nhiều loại món ăn như xôi, cháo, bánh gạo tím, bánh nếp, mì sợi,… Các món ăn theo dân gian rất tốt cho máu huyết, tim mạch. Rượu nếp than (rượu nếp than) có vị ngọt cay, đậm đà rất thích hợp để khai vị.

Từ xa xưa, gạo đen được dùng để chế biến nhiều loại món ăn
Từ xa xưa, gạo đen được dùng để chế biến nhiều loại món ăn

Theo kinh nghiệm dân gian, để hấp thu tốt nhất nguồn dinh dưỡng từ gạo tím, cần ngâm gạo trước ít nhất 30 phút. Vo gạo 3 – 4 lần với nước. Ngoài ra, có thể nấu cơm bằng nước luộc gà, nước luộc rau hoặc thậm chí là nước dừa để có vị ngọt hơn. Trong quá trình đảo cơm, có thể thêm 1 thìa dầu oliu và chút muối để tăng hương vị cho cơm nấu từ gạo tím.

Lưu ý khi dùng

Với hàm lượng protein thực vật cao, gạo tím đen phù hợp với đối tượng ăn chay. Mặc dù chưa có ghi nhận về tác dụng phụ của loại gạo này. Song người dùng cũng cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng và tránh lạm dụng.

Tất cả các loại gạo đều giàu carbohydrate. Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm có nguồn chất xơ cao hơn để làm giảm tác động của carbohydrate đối với lượng đường trong máu. Gạo lứt và gạo tím đen có lượng chất xơ cao và tương đương nhau. Cả hai loại được xếp vào nhóm có chỉ số đường huyết thấp hoặc trung bình tuỳ vùng canh tác. Tuy nhiên, các bệnh nhân đái tháo đường cũng cần sử dụng với một chế độ tiết chế.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Kong, Suhyun, and Junsoo Lee. "Antioxidants in milling fractions of black rice cultivars." Food chemistry 120.1 (2010): 278-281.

  2. Carney, Judith Ann. Black rice. Harvard University Press, 2001.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người