YouMed

Gây mê có ảnh hưởng gì cho trẻ không?

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Bất cứ khi nào trẻ được đề nghị phải nhập viện, điều này có thể gây lo lắng cho cả cha mẹ và chính trẻ. Đặc biệt khi trẻ cần chuẩn bị làm phẫu thuật hay xét nghiệm liên quan đến gây mê.

1. Gây mê là gì?

Đây là một phương pháp cho phép phẫu thuật, xét nghiệm hoặc điều trị được thực hiện mà không khiến trẻ đau đớn. Gây mê sẽ tạm thời đưa con bạn vào giấc ngủ. Loại gây mê được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe hay thủ tục cần thiết theo từng vấn đề đặc biệt của con bạn.

Để con bạn được thoải mái và an toàn nhất là điều rất quan trọng. Vì thế, thời điểm trước, trong cũng như sau khi gây mê, con bạn sẽ được theo dõi sát những dấu hiệu quan trọng. Bao gồm nhịp tim, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ và lượng oxy trong máu. Trẻ sẽ vẫn còn ngủ vài tiếng sau khi kết thúc liệu trình điều trị. Bởi vì tác dụng của thuốc vẫn còn. Việc thực hiện gây mê sẽ do bác sĩ  nhi khoa tiến hành.

ây là một phương pháp cho phép phẫu thuật, xét nghiệm
Đây là một phương pháp cho phép phẫu thuật, xét nghiệm

2. Con bạn cần chuẩn bị những gì trước khi gây mê?

Trước khi gây mê, con bạn sẽ cần kiểm tra tổng quát sức khỏe. Tại thời điểm này, Bác sĩ sẽ xem xét quá trình bệnh sử từ nhỏ và tình trạng sức khỏe hiện tại của con bạn. Điều này có thể diễn ra ngay trước hoặc vào ngày trẻ cần phẫu thuật, xét nghiệm hoặc điều trị. Điều quan trọng là bạn nên nói với Bác sĩ về bất kỳ điều nào sau đây nếu con bạn có chúng:

  • Dị ứng với thực phẩm, thuốc hoặc cao su.
  • Tất cả các loại thuốc con bạn đang sử dụng.
  • Các vấn đề về hô hấp. Bao gồm suyễn, viêm thanh khí phế quản hoặc khò khè. Ngoài ra, cũng nên thông báo nếu trẻ ngáy hoặc cơn ngưng thở trong khi ngủ.
  • Những bệnh trẻ mắc phải gần đây, đặc biệt là cảm lạnh hoặc sốt.
  • Các vấn đề mà con bạn gặp phải khi mới sinh. Ví dụ sinh non, ở trong phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh hoặc dị tật bẩm sinh.
  • Bệnh lí về tim. 
  • Các vấn đề y tế khác mà con bạn đã từng mắc phải. Đặc biệt là nếu trẻ cần phải đến Bác sĩ hoặc nằm viện.
  • Trẻ đã được sử dụng thuốc mê cho một phẫu thuật hoặc xét nghiệm trước đây. Những triệu chứng liên quan với gây mê hoặc phẫu thuật như khó thở hoặc buồn nôn và nôn
  • Tiền căn gia đình có vấn đề bệnh lí dễ chảy máu. 
  • Nếu con bạn có răng bị lung lay. Đôi khi, răng lung lay phải được loại bỏ trong quá trình gây mê. Việc này nhằm đảm bảo an toàn cho con bạn.
  • Nếu con bạn đang mang thai.

3. Những rủi ro khi gây mê cho con bạn là gì?

Bác sĩ nhi khoa được đào tạo để giúp đảm bảo quá trình phẫu thuật, xét nghiệm hoặc điều trị thành công cho con bạn. Nhiều trẻ em cần phẫu thuật sẽ có các rối loạn bất thường phức tạp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Bác sĩ gây mê sẽ là người đánh giá các vấn đề phức tạp này. Sau đó, Bác sĩ sẽ lên kế hoạch gây mê an toàn cho từng trẻ.

Gây mê hiện nay với sự theo dõi sát của Bác sĩ và thiết bị y tế hiện đại nên rất an toàn. Nhưng luôn có rủi ro đối với bất kỳ loại thuốc lạ nào đưa vào cơ thể. Tác dụng phụ nhẹ như đau họng, buồn nôn và nôn, có thể phổ biến. Biến chứng chính từ gây mê là rất hiếm. Điều này còn liên quan đến tình trạng bệnh của từng trẻ. Nếu bạn lo lắng, hãy hỏi Bác sĩ gây mê của con bạn để được tư vấn cụ thể nhé.

4. Bạn cần nói gì với trẻ về việc gây mê?

Trẻ em nếu hiểu được những gì đang xảy ra sẽ có thái độ tích cực khi ở bệnh viện hơn. Điều quan trọng là nên trung thực với con của bạn. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý đến tuổi và mức độ trưởng thành của con bạn. Việc này sẽ giúp bạn sử dụng những từ mà con bạn có thể hiểu. Ví dụ “Nếu con được gây mê, con chỉ đau một xíu. Sau đó ngủ một giấc ngắn giống ngủ trưa ở nhà vậy.”

Bạn có thể nói về việc trẻ cần nhập trước 5 đến 6 ngày đối với trẻ lớn và trước 2 hoặc 3 ngày cho trẻ nhỏ. Trẻ em từ 3 đến 12 tuổi có thể chưa sẵn sàng để nghe và hiểu về những rủi ro của phẫu thuật hoặc gây mê. Thường thì trẻ để phản ứng sợ hãi hơn là yên tâm. Nếu trẻ lo lắng khi bạn nói sẽ như thế nào, hãy giải thích rằng việc trẻ sợ hãi là hoàn toàn bình thường. Bác sĩ  sẽ chăm sóc cho trẻ để trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái. Bác sĩ sẽ ở bên cạnh con bạn trong suốt thời gian trẻ được gây mê.  

5. Điều gì xảy ra nếu con bạn bị ốm ngay trước thời gian dự kiến gây mê?

Thông báo cho Bác sĩ  gây mê của con bạn nếu trẻ bị bệnh gần thời gian dự kiến ​​làm phẫu thuật hay xét nghiệm. Nếu con bạn bị cảm lạnh hoặc bệnh khác, phẫu thuật, xét nghiệm cần gây mê có thể phải được hoãn lại. Bởi vì nguy cơ rủi ro có thể tăng lên. 

Tại các bệnh viện và trung tâm phẫu thuật ngày nay, các chuyên gia được đào tạo chuyên nghiệp về việc sử dụng nhiều loại thuốc hiện đại và an toàn khi gây mê. Hơn nữa, với các thiết bị máy móc theo dõi sẽ đảm bảo con bạn được ổn định và thoải mái nhất có thể khi làm phẫu thuật hay xét nghiệm.

Bác sĩ : Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm

Có thể bạn quan tâm :

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

1. American Academy of Pediatrics, Anesthesia and Your Child: Information for Parents, accessed on 25 February 2020,

https://www.pedsinbrevard.com/Resources/Medical-Conditions/Anesthesia-and-Your-Child.

2. The Nemours Foundation, Anesthesia – What to Expect, accessed on 25 February 2020, https://kidshealth.org/en/parents/anesthesia.html.

 

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người