YouMed

Giấm táo và những điều bạn cần biết

dược sĩ nguyễn hoàng bảo duy
Tác giả: Dược sĩ Nguyễn Hoàng Bảo Duy
Chuyên khoa: Dược

Giấm táo rất tốt cho sức khỏe nhờ vào thành phần chứa 4-8% axit axetic. Đồng thời, đây còn là một phương pháp giảm cân được lưu truyền từ lâu tại các nước Tây Âu. Hãy cùng YouMed tìm hiểu những công dụng nổi bật của loại nguyên liệu này nhé.

1. Nguồn gốc của giấm táo

Giấm táo (còn được gọi là Apple Cider Vinegar) rất phổ biến ở những quốc gia châu Âu. Tuy là giấm nhưng vị của nó không quá chua, thường được sử dụng làm hương thơm tự nhiên, làm nước sốt trong những món salad, thịt nướng,…

Bảng thành phần chứa nhiều acid acetic, protein, enzyme, chất chống oxy hóa, acid amin, vitamin… và nhiều lợi khuẩn cho cơ thể.

Hiện nay, trên thị trường có hai loại giấm táo:

  • Loại tự nhiên dạng nước.
  • Dạng bột tinh chất.
Giấm táo dạng bột và dạng nước
Giấm táo dạng bột và dạng nước

So với giấm táo dạng nước, dạng bột có thời gian sử dụng dài hơn, dễ sử dụng và bảo quản hơn. Đồng thời, dạng bột cũng thích ứng với cơ thể tốt hơn. Đặc biệt, với dạng bột, việc ước lượng liều dùng sẽ chính xác hơn, tránh xảy ra trường hợp sử dụng quá liều, gây hại cho sức khỏe.

2. Công dụng của giấm táo

Ngày nay, giấm táo dạng bột được sử dụng rộng rãi hơn do đặc tính không gây xót dạ dày, giúp giảm cân, tăng khả năng chuyển hóa, giải độc thận và kháng khuẩn. Đây được xem như một loại thuốc bổ rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt tốt với bệnh nhân tiểu đường, ung thư, bệnh tim, mỡ máu, bệnh tiêu hóa…

Dưới đây là một số công dụng cụ thể:

2.1. Giảm cân

Giấm táo giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ trong cơ thể và gan, giảm lượng calo đưa vào cơ thể mỗi ngày. Ngoài ra, nó còn giúp ngăn ngừa hội chứng rối loạn chuyển hóa. Từ đó, giúp giảm mỡ và giảm cân mà không gây tác dụng phụ.

2.2. Giảm đau dạ dày

Một trong những công dụng phổ biến nhất của giấm táo là làm dịu dạ dày. Đặc biệt, dạng tinh bột còn giúp cân bằng mức axit dạ dày và giúp cơ thể tránh bị ợ nóng, ợ chua.

Với tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn, giấm táo với khả năng kháng sinh sẽ làm giảm cảm giác khó chịu dạ dày.

2.3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Giấm táo có tác dụng tương tự như các dược chất giúp chống bệnh tiểu đường như carbose hoặc metformin. Bởi vì axit axetic có tác dụng ức chế hoạt động thủy phân đường đôi thành đường đơn. Đối với tiểu đường type 1, giấm táo giúp giảm chứng tăng đường huyết sau khi ăn. Đối với type 2 hoặc kháng insulin, nó giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chỉ số đường huyết.

Đối với người bình thường, giấm táo giúp giảm và ổn định chỉ số đường huyết khi đói và sau khi ăn.

2.4. Làm đẹp

Một số tác động của giám táo lên làn da bao gồm:

  • Giúp cân bằng độ pH cho da và có tác dụng làm sáng da.
  • Giúp vùng da bị cháy nắng bớt bị kích ứng và mau lành hơn, đồng thời ngăn ngừa phồng rộp và bong tróc da.
  • Nuôi dưỡng tóc bên trong, giúp tóc óng ả, suôn mềm.
  • Giúp giảm các vết ố vàng trên răng.

2.5. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về da

Giấm táo là giải pháp cho tình trạng da khô, bệnh chàm giúp tái tạo hàng rào bảo vệ da, cân bằng độ pH. Da có tính axít nhẹ tự nhiên.

Mặt khác, xà phòng kiềm và chất tẩy rửa có thể gây kích ứng bệnh chàm, làm cho các triệu chứng tồi tệ hơn. Về đặc tính kháng khuẩn của nó, giấm táo có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng da liên quan đến bệnh chàm và các tình trạng da khác.

2.6. Giảm hàm lượng cholesterol, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch

Một số thí nghiệm cho thấy giấm táo có thể làm giảm cholesterol và triglyceride; giảm huyết áp ở người huyết áp cao. Một nghiên cứu từ Harvard cho thấy rằng những phụ nữ ăn salad với giấm táo hiếm khi mắc các bệnh tim mạch.

3. Cách dùng giấm táo

  • Để giảm béo, trị đau dạ dày: Sử dụng mỗi ngày 1 muỗng canh. Bạn có thể uống trực tiếp hoặc pha loãng với nước.
  • Giảm lượng đường huyết và chống tiểu đường type 2: uống 2 muỗng canh với nước lọc trước khi ngủ. Lưu ý, không dùng chung với thuốc hạ đường huyết, Digoxin (Lanoxin), thuốc lợi tiểu vì có thể gây hạ kali huyết đột ngột. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Làm đẹp da: thoa giấm táo pha loãng theo tỉ lệ 1:2 trên da để cân bằng độ pH, trị mụn.
  • Giảm mỡ máu: uống 15 ml giấm táo mỗi ngày giúp làm giảm cholesterol.

4. Lưu ý khi sử dụng giấm táo

Mặc dù giấm táo rất tốt cho cơ thể nhưng nếu bạn lạm dụng, chúng sẽ gây một số tác hại như sau:

  • Gây khó chịu đường tiêu hóa, do acid acetic có thể làm giảm sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no đầy làm giảm lượng calo cần thiết.
  • Giảm nồng độ kali và gây loãng xương.
  • Làm hỏng men răng.
  • Rát niêm mạc cuống họng.
  • Người loét dạ dày không nên dùng.
  • Giấm táo có thể gây chứng liệt dạ dày, khiến dạ dày khó tiêu hóa và hấp thu thức ăn.
  • Không dùng chung với thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc điều trị tiểu đường và bệnh tim.

Một số khuyến cáo sử dụng giấm táo để có tác dụng hiệu quả:

  • Đối với giấm táo dạng lỏng: dùng 15 ml giấm (750 mg axit axetic) mỗi ngày là liều lượng thích hợp để đạt được những hiệu quả từ giấm táo.
  • Đối với giấm táo dạng bột: mỗi ngày chỉ nên sử dụng khoảng dưới 2 gram (2.000 mg) để đảm bảo về mặt sức khỏe.
  • Sử dụng 2 muỗng nhỏ giấm táo (tương đương 2 viên giấm táo dạng bột tinh chất) đều đặn trước bữa ăn để có một cơ thể khỏe mạnh.

Qua bài viết trên, YouMed đã cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích, công dụng và một số điều lưu ý khi sử dụng giấm táo. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến sức khỏe, bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng giải quyết nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người