Công dụng của hành tím? Cách trồng hành tím?
Nội dung bài viết
Hành tím không chỉ là một loại gia vị quen thuộc mà còn là một loại thảo dược được sử dụng từ lâu đời. Bên cạnh đó chúng còn có những công dụng nào đối với sức khỏe? YouMed sẽ cùng bạn khám phá những lợi ích đó qua bài viết dưới đây.
1. Cách trồng Hành tím?
- Hành tím là cây thân thảo, thời gian sinh trưởng 55 – 60 ngày, phát triển bằng căn hành.
- Có hai loại: Củ nhỏ dài và củ to tròn. Chúng có vỏ ngoài màu tím, khi cắt đôi bên trong thì xuất hiện từng lớp giống như hành tây. Khi trồng nên chọn củ có màu tím sậm và là củ già (củ ngừng tăng trưởng ) .
- Hành tím có thể trồng trên nhiều loại đất như đất thịt, đất sét pha thịt, đất thịt pha cát,… Tuy nhiên, đất thịt pha cát là thích hợp nhất. Đất trồng hành cần cao ráo, nhiều dinh dưỡng và tơi xốp, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải có nước ngọt để tưới.
2. Thành phần dinh dưỡng trong Hành tím
Hành tím chứa nhiều dưỡng chất như:
- Vitamin C, vitamin B6, biotin, axit folic, chromium
- Canxi
- Chất xơ tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất có hoạt tính cao giúp phòng và chữa nhiều bệnh rất hiệu quả. như
- Các hợp chất sulfuric, chromium, prostaglandin, phenoplast, diallyl sulfide, disulphide, trisulphide, cepaene, quercetin
- Chất Fructo-oligosaccharides…
3. Công dụng Hành tím
3.1. Hành tím giúp sát khuẩn kháng viêm
- Hành tím khi còn tươi có khả năng hấp thụ các vi khuẩn có trong không khí, làm sạch chúng và giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Bên cạnh đó, chúng còn chứa hợp chất sulfuric có tác dụng diệt vi khuẩn
- Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, chúng có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn lây nhiễm như vi khuẩn E.coli, Salmonella, vi khuẩn lao, chống lại nhiễm trùng đường tiểu (viêm bàng quang)
- Tính kháng viêm của hành tím giúp nới lỏng các cơ đường hô hấp, làm giảm các các triệu chứng viêm phế quản và hen suyễn.
- Ngoài ra nó cũng có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa cúm, ho, cảm lạnh, hắt hơi và chảy nước mũi…
3.2. Giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
- Hành tím được chứng minh có tác dụng hỗ trợ tốt trong điều trị và ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Chất chromium trong hành tím giúp cải thiện lượng đường trong máu và giảm lượng insulin. Từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như giúp bệnh không bị nặng thêm.
3.3. Điều trị các bệnh về xoang mũi
- Bụi bẩn và không khí ô nhiễm làm tăng tỉ lệ các bệnh về xoang mũi. Khi mắc bệnh về xoang sẽ khiến có dịch nhầy trong mũi và có cảm giác khó thở. Một số trường hợp không được điều trợ đúng cách và kịp thời khiến bệnh nặng tiến triển thành mủ gây biến chứng rất nguy hiểm.
- Trong hành tím chứa nhiều chất diệt khuẩn và kháng viêm. Do đó, có thể giúp giảm nhanh những triệu chứng khó chịu này. Bệnh nhẹ có thể chữa khỏi hoàn toàn.
4. Chống loãng xương
- Khi qua tuổi 30, quá trình phá hủy xương sẽ diễn ra ngày càng mạnh, đặc biệt là phụ nữ đã qua sinh nở. Khi bị loãng xương sẽ khiến cho sức mạnh của xương giảm sút, nguy cơ gãy xương tăng lên.
- Các hợp chất trong hành tím có thể ngăn ngừa các hoạt động phá hủy xương. Do đó, bên cạnh việc bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa, trứng, hải sản, tôm cá nhỏ… Cũng cần ăn thêm hành tím trong bữa ăn để giúp chống bệnh loãng xương hiệu quả hơn.
3.5. Hành tím giúp tăng cường sức mạnh sinh lý nam
- Một nghiên cứu cho thấy chúng là chất kích thích tình dục cực mạnh.
- Ngoài ra, hợp chất prostaglandin trong hành tím giúp bảo vệ tuyến tiền liệt của nam giới tốt nhất.
- Do vậy, nên sử dụng loại thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày để nâng cao chất lượng tình dục
3.6. Làm giảm mỡ máu
- Trong hành tím có chứa chất diallyl sulfide có tác dụng làm giảm mỡ máu, giúp phòng ngừa động mạch xơ vữa, là thức ăn lý tưởng phòng ngừa bệnh tim mạch
- Cho nên, việc thêm 1 củ hành tím vào bữa ăn hàng ngày sẽ giúp điều trị được loại bệnh này một cách hiệu quả.
3.7. Có thể giúp chống ung thư
- Các nghiên cứu cho thấy, các chất hóa học thực vật disulphide, trisulphide, cepaene, quercetin trong hành tím có tác dụng làm giảm viêm và phòng ngừa ung thư.
- Ngoài ra, chất Fructo-oligosaccharides có trong hành tím còn có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết, giúp giảm nguy cơ phát triển các khối u ở ruột kết.
3.8. Tăng cường sức khỏe tim mạch
- Trong hành tím có chứa chất quercetin giúp loại bỏ hình thành mảng bám và làm giảm nguy cơ đau tim, giúp ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Lưu ý, hợp chất chứa lưu huỳnh trong hành tím có tác dụng chống máu vón cục.
- Các nghiên cứu cho thấy, ăn hành tím giúp giảm triglyceride và cholesterol. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
3.9. Cải thiện các bệnh về hô hấp
- Nhờ tính kháng viêm mạnh của hành tím nên ăn chúng sẽ giúp nới lỏng các đường cơ hô hấp, giảm tình trạng hen suyễn, các chứng ho, hắt hơi, đờm, sổ mũi…
3.10. Kiểm soát bệnh huyết áp
- Chúng có hàm lượng calo thấp, ít natri và không chứa chất béo.
- Vì vậy ăn hành tím giúp tăng độ đàn hồi của mạch máu và có hiệu quả trong việc làm giảm huyết áp.
4. Cách sử dụng Hành tím
Khi chọn hành tím, mọi người nên tìm những củ khô và chắc, ít hoặc không có mùi thơm rồi mới bóc vỏ.
Bao gồm hành tây trong món ăn là một cách tuyệt vời để tăng hương vị mà không cần thêm calo, chất béo hoặc natri.
Hành tây là một thực phẩm chủ yếu trong nhiều nhà bếp và bổ sung cho hầu hết các món ăn. Mọi người có thể sử dụng hành tây băm nhỏ trong nhân bánh sandwich hoặc làm lớp phủ salad. Loại rau này cũng là một món ăn ngon bổ sung cho món salsas và nước chấm.
Các công thức nấu ăn lành mạnh bao gồm hành tây làm nguyên liệu chính bao gồm
- Hành tây ngâm
- Trứng tráng khoai tây và hành tím
- Bò nhúng hành tím
- Có thể làm món xào, quay, nướng hoặc làm caramen.
Mặc dù hành tây là một bổ sung tuyệt vời cho một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh, nhưng mọi người nên ăn nhiều loại thực phẩm hơn là tập trung vào các lựa chọn riêng lẻ.
5. Những điểm cần lưu ý khi dùng
- Hành tím luôn xuất hiện trong các bữa ăn của người dân Việt Nam. Để tăng cường sức khỏe nên ăn trung bình 1 củ hành tím/ ngày qua các món ăn như xào, rang với thịt…
- Đối với mục đích trị bệnh có thể ăn 1-2 củ/ ngày với nhiều cách chế biến khác nhau tùy vào yêu cầu của bệnh. Tuy nhiên, không được ăn quá số lượng khuyến cáo bởi hành tím có tính nóng, ăn nhiều rất dễ gây mọc mụn, nóng trong, khó chịu trong người…
Hành tím có nhiều lợi ích khá ấn tượng đối với sức khỏe. Chúng chứa các hợp chất mạnh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và một số bệnh ung thư. Chúng còn có đặc tính kháng khuẩn và thúc đẩy sức khỏe tiêu hóa, có thể cải thiện chức năng miễn dịch. Nhìn chung, hành tím có thể thêm vài các món ăn một cách linh hoạt, giúp bạn ngon miệng, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe.
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Cẩm Tiên
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
Hành tím
https://www.healthline.com/nutrition/onion-benefits
Ngày truy cập 25/10/2020.
Hành tím
https://www.medicalnewstoday.com/articles/276714
Ngày truy cập 25/10/2020.