YouMed

Khi nào cần cho trẻ dùng kháng sinh? (Phần 2)

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Thuốc kháng sinh là loại thuốc mạnh có thể tiêu diệt vi khuẩn. Thuốc kháng sinh đã cứu nhiều trẻ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm và ngăn ngừa nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy khi nào cần cho trẻ dùng kháng sinh? Cùng YouMed tìm hiểu kỹ hơn về loại thuốc này trong bài viết dưới đây.

1. Nhiễm siêu vi (virus)

Một trong những trường hợp nên cho trẻ dùng kháng sinh là khi trẻ nhiễm siêu vi (Virus). Virus là tác nhân gây ra hầu hết các bệnh nhiễm trùng thường gặp ở trẻ em như:

  • Cảm lạnh
  • Viêm phế quản
  • 90% của các triệu chứng sốt
  • Viêm họng
  • Tiêu chảy
  • Nôn ói
trẻ dùng kháng sinh
Trường hợp trẻ bị sốt siêu vi thường được cha mẹ cho sử dụng thuốc kháng sinh

2. Nhiễm vi khuẩn

Nhiễm vi khuẩn là trường hợp thứ 2 nên cho trẻ dùng kháng sinh. Nhiễm vi khuẩn xảy ra ít hơn so với nhiễm virus. Các bệnh lí thường gặp do vi khuẩn như: nhiễm trùng tai, 10% viêm họng (do liên cầu khuẩn), ho gà, viêm phổi,…

3. Một số sai lầm liên quan đến các triệu chứng của trẻ

Những triệu chứng dưới đây đôi khi bị nhầm tưởng như là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn. Khi có hiểu nhầm, rất có thể bạn sẽ cho trẻ dùng kháng sinh không đúng với trường hợp bệnh.

  • Trẻ chảy nước mũi màu vàng. Dịch tiết màu vàng từ mũi có nhiều khả năng là dấu hiệu bình thường của sự hồi phục sau cảm lạnh hơn là triệu chứng viêm mũi
  • Trẻ ho đàm vàng. Đây là một trong những triệu chứng bình thường của viêm phế quản do virus hoặc viêm tiểu phế quản. Không nhất thiết là dấu hiệu của viêm phổi.
  • Sốt cao. Sốt trong giai đoạn đầu của bệnh có thể do virus hoặc vi khuẩn.
Trẻ ra nước mũi màu vàng, sốt cao,… thường bị nhầm tưởng là dấu hiệu của nhiễm vi khuẩn

4. Những lý do không nên lạm dụng kháng sinh

Một số cha mẹ cho rằng khi cảm lạnh cần cho trẻ dùng kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng tai hoặc nhiễm trùng xoang. Sau khi bị cảm, khoảng 10% trẻ em sẽ bị nhiễm trùng tai và 1% sẽ bị nhiễm trùng xoang.

Vậy nên, khi cho trẻ dùng kháng sinh. 89% trẻ không cần thuốc có thể khiến vi khuẩn trở nên đề kháng với thuốc hơn. Đôi khi trẻ lại có tác dụng phụ không mong muốn. Tốt hơn là dùng thuốc kháng sinh cho những trẻ thực sự bị nhiễm vi khuẩn.

Nếu trẻ bị nhiễm siêu vi, việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh sẽ không rút ngắn diễn tiến của bệnh, trẻ không giảm sốt, ho hay các triệu chứng khác.

Nếu dùng thuốc kháng sinh không hợp lí, trẻ có thể bị tác dụng phụ từ kháng sinh. Khi đó trẻ sẽ cảm thấy tồi tệ hơn thay vì tốt hơn.

Hãy dùng thuốc kháng sinh hợp lý để trẻ không gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm từ loại thuốc này
  • Tình trạng đề kháng vi khuẩn

Khi vi khuẩn bắt đầu đề kháng với thuốc kháng sinh. Loại thuốc đó không còn khả năng tiêu diệt nhóm vi khuẩn. Cho trẻ dùng kháng sinh càng nhiều, vi khuẩn càng trở nên dễ kháng thuốc hơn.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng một nửa số đơn thuốc cho kháng sinh là không cần thiết. Điều này làm cho việc điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai trở nên khó khăn hơn.

  • Phản ứng phụ

Tất cả các loại kháng sinh đều có tác dụng phụ. Một số trẻ sau khi dùng kháng sinh có thể bị tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc phát ban.

Tiêu chảy gây ra bởi vì thuốc kháng sinh sẽ khiến trẻ mất đi một số vi khuẩn đường ruột có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Nếu con bạn bị phát ban, cần đưa trẻ đến gặp Bác sĩ để xem liệu có phải là phản ứng dị ứng với thuốc hay không. Nếu trẻ thật sự dị ứng với một nhóm kháng sinh nào đó. Bạn cần ghi lại tên kháng sinh đó để trẻ tránh dùng chúng về sau.

  • Không nên lạm dụng trong mọi trường hợp

Khi trẻ bị sổ mũi hay ho đàm ra dịch tiết màu vàng, sốt cao và các triệu chứng thông thường khác liên quan đến ho và cảm lạnh. Hãy điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc không kê đơn hoặc các biện pháp khắc phục tại nhà như: uống thuốc ho thảo dược, hạ sốt, nhỏ mũi với nước muối sinh lý,…

Không nên lạm dụng dùng thuốc kháng sinh cho trẻ trong mọi trường hợp

Hãy chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi thật sự có nhiễm trùng. Đồng thời, sử dụng kháng sinh đúng và đủ thời gian quy định sẽ giúp hạn chế được sự phát triển của các vi khuẩn kháng thuốc.

Khi đứa con bé bỏng của bạn sinh ra không bao lâu đột nhiên nổi mụn li ti trên mặt khiến bạn lo sợ. Thoạt nhìn, chúng có vẻ giống như mụn trứng cá. Tại sao trẻ sơ sinh  lại có mụn trứng cá? Liệu chúng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Tìm hiểu ngay: Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: Vấn đề hay gặp nhưng ít ai biết

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_antiprev_hhg.htm

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người