Trẻ bú bình: Mẹ cần làm gì cho đúng?
Nội dung bài viết
Bạn quay trở lại làm việc và quyết định cho bé yêu của bạn bú bình? Bạn quá bận rộn không thể cho bé bú mẹ trong thời gian bạn đang làm việc? Bạn lo lắng trẻ bú bình có thể không có lợi ích tốt nhất cho bé? Bạn phải làm thế nào để cho trẻ bú bình đúng cách và hiệu quả nhất? Đừng quá lo lắng, hãy theo dõi bài viết này để tìm ra cách thức tốt nhất cho bé yêu của bạn nhé!
1. Chọn sữa gì cho bé?
1.1 Sữa mẹ
Bạn hoàn toàn có thể dùng chính sữa mẹ, vắt ra, cho vào bình và cho bé bú. Sữa mẹ vẫn tối ưu hơn các loại sữa khác mà không cần bàn cãi. Điều bạn cần nhớ là bạn càng vắt sữa nhiều, thì cơ thể bạn càng tiết ra được nhiều sữa hơn, thuận lợi cho nhu cầu của bé.
>> Có thể bạn quan tâm:
Khi đến giai đoạn mẹ không thể cho trẻ bú sữa mẹ trực tiếp. Trẻ phải dần làm bạn với chiếc bình sữa. Chính điều này đôi khi tạo nên thói quen lúc nào cũng cần có bình sữa bên cạnh. Liệu thói quen bú bình có phải nguyên nhân gây ra sâu răng cho trẻ? Lời giải đáp được thông tin chi tiết trong bài viết “Cho trẻ bú bình có phải là nguyên nhân sâu răng? Tìm hiểu ngay” nhé!
1.2 Sữa công thức
Sữa công thức phù hợp với lứa tuổi của bé. Khi bé trên 1 tuổi, bạn có thể cho trẻ dùng sữa tươi (đương nhiên cần kết hợp chất dinh dưỡng từ các nguồn thức ăn khác phù hợp lứa tuổi của trẻ).
1.3 Sữa mẹ và sữa công thức
Nếu bạn đã rất cố gắng và vẫn không đủ sữa mẹ cho bé. Hãy kết hợp thêm nguồn sữa khác!
>> Có thể bạn quan tâm:
Những giọt sữa mẹ đầu tiên mà trẻ bú khi vừa chào đời sẽ rất quan trọng đối với trẻ. Bạn không thể xác định chính xác lượng sữa của trẻ khi bú trực tiếp qua vú mẹ giống như khi trẻ được bú bình. Tuy nhiên, bạn có thể biết liệu việc ngưng cho trẻ bú có đúng lúc hay không. Cùng YouMed tìm hiểu những dấu hiệu của trẻ với những bài viết sau:
2. Tiệt trùng bình sữa như thế nào cho đúng?
- Trước khi tiệt trùng, lau và rửa sạch
- Đầu tiên, hãy rửa thật sạch tay với xà phòng và nước. Lau rửa bề mặt nơi bạn thao tác với nước xà phòng nóng
- Dùng bàn chải rửa sạch bình và núm vú bằng nước xà phòng nóng.
- Rửa tất cả dụng cụ dưới vòi nước lạnh, sạch trước khi khử trùng
3. Khử trùng
Tùy thuộc vào điều kiện và các trang bị mà bạn có, có thể khử trùng bằng các cách sau:
3.1 Khử trùng bằng cách đun sôi
Cho bình và núm vú vào trong một cái nồi lớn, phú ngập nước, đun sôi trong ít nhất 10 phút.
Tốt nhất nên sử dụng bình và núm vú ngay sau khi bạn đun sôi. Nhưng nếu không thể sử dụng ngay, bạn nên lắp núm vú vào bình để tránh nhiễm trùng từ bên ngoài vào bình.
Luôn nhớ thường xuyên kiểm tra xem bình có nứt, vỡ, hay núm vú có còn sử dụng được tốt không bạn nhé! Hãy cân nhắc bình của bé phải được tiệt trùng sạch sẽ mới cho trẻ bú bình bạn nhé.
3.2 Khử trùng bằng dung dịch khử trùng nước lạnh
Sử dụng viên khử trùng, dùng một lượng nước vừa đủ, đổi mới dung dịch này mỗi 24 giờ
Cho bình và núm vú vào thiết bị khử trùng, đậy kín nắp, đảm bảo không để bình và núm vú còn bọt khí.
Ngâm trong dung dịch khử trùng này trong ít nhất 30 phút. Sau đó lấy ra rửa sạch trước khi sử dụng.
3.3 Khử trùng bằng hơi nước (điện hoặc vi sóng)
Có nhiều loại máy khử trùng dạng này, nên bạn cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt hiệu quả khử trùng cao nhất nhé!
4. Chuẩn bị bữa ăn cho bé nào! (Phần này dành cho mẹ để pha sữa công thức cho bé mẹ nhé)
Rửa tay sạch sẽ và vệ sinh vùng bề mặt mà bạn sẽ chuẩn bị pha sữa cho bé.
Đổ đầy ấm nước với ít nhất 1 lít nước sạch. Bạn nhớ lưu ý không được dùng lại nước đã đun sôi trước đây, hoặc nước đóng chai. Vì chúng có thể không đủ an toàn cho bé.
Đun sôi và để nguội nước trong không qua 30 phút, để nó duy trì nhiệt độ ít nhất 70 độ C
Đặt bình lên bề mặt sạch sẽ đã chuẩn bị (chưa cần lấy núm vú ra theo)
Cho nước vào bình theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.
Lấy đầy muỗng sữa và gạt bằng cạnh phẳng của một con dao sạch, khô. Hoặc dùng bộ phận gạt sữa sẵn có trong hộp sữa.
Cho đúng lượng bột vào lượng nước vừa chuẩn bị.
Lắp núm vú và nắp vào bình. Lắc bình nhẹ nhàng đến khi sữa bột tan hoàn toàn
Làm nguội sữa bằng cách giữ nửa dưới của bình sữa dưới vòi nước mát. Kiểm tra nhiệt độ sữa bên trong bình bằng phần trong cổ tay của bạn. Có thể bạn thấy hơi ấm hoặc mát một chút, như vậy đều được nhé, miễn bạn không thấy nóng!
5. Bạn đã sẵn sàng để cho trẻ bú bình chưa!
- Bạn/người chăm sóc bé nên dành ra vài tuần đầu để tập cho bé bú. Điều này giúp bé yêu của bạn cảm thấy an toàn và được che chở. Bé sẽ trở nên quen dần với cách bạn cho bú, tạo nên mối gắn kết, yêu thương giữa mẹ và bé.
- Ôm bé, tư thế bé hơi thẳng đứng.
- Nhìn vào mắt bé và nói chuyện nhẹ nhàng với bé
- Chạm núm vú vào môi trên của bé. Điều này khuyến khích bé há miệng và thè lưỡi ra một chút
- Đặt núm vú vào miệng bé. Bé sẽ bắt đầu mút.
- Trong lúc cho bé bú, thỉnh thoảng lấy núm vú ra để cho bé được nghỉ ngơi một chút
- Đừng ép bé phải bú hết tất cả sữa trong bình nếu bé không muốn.
- Bỏ đi sữa thừa nếu không sử dụng trong vòng 1 giờ.
6. Một số lưu ý khác
Đảm bảo rằng bình sữa luôn sạch sẽ trước mỗi lần bạn cho bé bú nhé! Việc bảo quản trong tủ lạnh vẫn khiến vi khuẩn phát triển, có thể làm bé yêu của bạn nhiễm bệnh.
Luôn sử dụng muỗng sẵn có trong hộp sữa để đảm bảo rằng lượng sữa và nước mà bạn pha cho bé luôn đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Không thêm bất cứ thứ gì khác (socola, đường, ngũ cốc…) vào bình sữa
Không hâm nóng sữa trong lò vi sóng vì có thể làm nóng không đều, gây bỏng cho miệng bé.
7. Bạn và bé cần đi xa nhà, làm gì đây?
Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị sữa công thức pha sẵn kèm một bình sữa rỗng và cho bé bú khi cần.
Nếu không thể, hãy pha sẵn sữa và trữ trong một túi giữ lạnh (có túi đá bên trong), và sử dụng trong vòng 4 giờ bạn nhé! Nếu bình sữa pha sẵn của bạn được lưu trữ ở nhiệt độ phòng, thì chỉ nên sử dụng trong vòng 2 giờ. Và không nên làm điều này thường xuyên.
Vừa rồi là một số cách để mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé yêu nhà mình khi quyết định cho trẻ bú bình. Mẹ có thể dễ dàng thực hiện được. Chúc mẹ thành công!
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
-
GUIDE TO BOTTLE FEEDINGhttps://www.unicef.org.uk/babyfriendly/wp-content/uploads/sites/2/2018/11/Bottle-feeding-guidance-English-for-reference.pdf
Ngày tham khảo: 31/01/2020