YouMed

Trẻ ở nhà một mình: Làm sao giúp trẻ được an toàn

Bác sĩ HUỲNH NGUYỄN UYÊN TÂM
Tác giả: Bác sĩ Huỳnh Nguyễn Uyên Tâm
Chuyên khoa: Nhi

Ngày càng có nhiều cha mẹ vì công việc mà về nhà muộn. Thông thường, trẻ sẽ được người thân đưa đón lúc tan trường. Tuy nhiên, đôi khi trẻ phải ở nhà một mình. Điều này có thể được xem là một cách giúp trẻ phát triển sự độc lập và tự tin. Cha mẹ hãy chắc chắn rằng trẻ đã thực sự sẵn sàng học cách tự bảo vệ bản thân khi ở nhà.

1. Những rủi ro khi để trẻ ở nhà một mình là gì?

Trẻ có thể ra ngoài chơi và bị lạc. Khi đó, trẻ có nhiều khả năng là nạn nhân của tội phạm. Buổi chiều cũng là lúc trẻ dễ có những hành động quậy phá, thậm chí nghiêm trọng như trộm cắp. Trẻ em, nhất là thanh thiếu niên không được giám sát cũng dễ bị dụ dỗ vào con đường nguy hiểm. Ví dụ như sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc hay tình dục không an toàn.

Nếu ở nhà một mình, trẻ sẽ dễ cảm thấy cô đơn, buồn chán hoặc sợ hãi. Một số nặng hơn có thể dẫn đến trầm cảm

Có thể bạn quan tâm: 

Suy nhược thần kinh là một định nghĩa khá quen thuộc và thường gặp trong y học. Chứng suy nhược thần kinh có liên quan chặt chẽ đến trạng thái trầm cảm và có xu hướng ngày càng gia tăng. Độ tuổi mắc bệnh ngày càng trẻ hoá. Cùng YouMed tìm hiểu với bài viết: Suy nhược thần kinh: Nguy cơ dẫn đến trầm cảm

2. Con bạn đã sẵn sàng ở nhà một mình chưa?

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc để con ở nhà một mình trong khi không còn lựa chọn nào khác, điều quan trọng nhất bạn cần biết là con bạn đã sẵn sàng. Dưới đây là một số vấn đề mà bạn xem xét:

2.1 Tuổi

Bạn có thể tìm hiểu về độ tuổi được luật pháp cho phép trẻ có thể ở nhà một mình. Nhiều chuyên gia khuyên rằng không nên để trẻ một mình trước 12 tuổi.

2.2 Sự trưởng thành

Đánh giá mức độ trưởng thành của trẻ không phải lúc nào cũng liên quan đến tuổi tác. Trước hết, trẻ cần phải đủ chiểu cao để khóa và mở khóa cửa. Trẻ cũng cần phải có khả năng suy nghĩ cách giải quyết những vấn đề có thể xảy ra. Điều này có nghĩa là trẻ có thể làm theo những chỉ dẫn để tự xử lí các tình huống bất ngờ mà không hoảng sợ.

Nếu con bạn có thể tự chuẩn bị đồ dùng đi học đúng giờ, hoàn thành bài tập về nhà và các việc nhỏ trong gia đình với sự giám sát tối thiểu của cha mẹ, con bạn có thể sẵn sàng ở nhà một mình.

2.3 Cảm nhận của trẻ

Quan tâm về cảm xúc của trẻ khi được ở nhà một mình là rất cần thiết. Con bạn có thực sự thoải mái hay không hay trẻ có những yêu cầu nào cần giúp đỡ khi gặp rắc rối. 

2.3 Khu phố an toàn

Bạn cần suy nghĩ cẩn thận về sự an toàn trong khu phố của bạn. Sẽ rất hữu ích khi có những người hàng xóm sẵn sàng giúp đỡ con bạn nếu cần.

Xem thêm: Hãy giúp trẻ kết bạn an toàn với Internet

3. Bạn cần chuẩn bị gì để trẻ ở nhà một mình?

3.1 Kiểm tra nhà của bạn để đảm bảo an toàn nhất có thể khi trẻ ở một mình

Để rượu, thuốc men, các sản phẩm tẩy rửa nguy hiểm, dụng cụ điện, vật sắc nhọn,… ở nơi an toàn và ngoài tầm với của trẻ. Bạn có thể lắp thiết bị phát hiện khói để báo khẩn cấp nếu có xảy ra vụ cháy. Luôn bật đèn sáng ở trong nhà. Chuẩn bị sẵn đồ ăn cho trẻ.

3.2 Ghi chép lại số điện thoại cần thiết

Đặt số điện thoại của gia đình, hàng xóm, cảnh sát và cứu hỏa ở vị trí dễ tìm thấy nhất như trên tủ lạnh hoặc điện thoại bàn. Nếu không có điện thoại bàn, bạn nên chuẩn bị điện thoại di động đã được sạc đầy pin cho trẻ. Bạn có thể cài đặt số điện thoại khẩn cấp vào điện thoại di động.

3.3 Đặt ra những quy tắc cho trẻ

Dặn dò con bạn về những việc được cho phép. Hướng dẫn trẻ cách sử dụng các thiết bị như Internet, ti vi, lò vi sóng, bếp… Quy định với trẻ về việc sử dụng tiền trong tình huống khẩn cấp. Bạn có thể để nội dung các quy tắc ở nơi con bạn có thể nhìn thấy chúng thường xuyên.

Gợi ý một lịch trình cho con bạn khi ở nhà. Bạn có thể yêu cầu trẻ cần hoàn thành các công việc vặt hay bài tập về nhà… Dành cho trẻ lời khen khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đây cũng là cách giúp trẻ phát triển tính độc lập và không thấy buồn chán.

3.4 An toàn của trẻ 

Dặn dò trẻ cần làm gì khi tiếp xúc với người lạ hay có bạn rủ đi chơi. Cho con bạn thực hành những việc cần làm nếu trẻ đánh mất chìa khóa, trường hợp anh chị em bị thương hay cảm thấy bị bệnh, hoặc các tình huống khác có thể xảy ra.

Khi trẻ đủ lớn, bạn nên đưa trẻ chìa khóa nhà riêng với mật khẩu, nếu có. Hướng dẫn cho con bạn cách bật và tắt hệ thống báo động. Dặn dò trẻ phải đóng tất cả các cửa sổ và cửa ra vào. Nhất là không mở cửa cho bất cứ ai. Đề phòng trẻ làm mất chìa khóa hay quên ở đâu đó, trẻ có thể đeo chìa khóa quanh cổ hoặc ghim nó vào quần áo. Quy định trước về nội dung con bạn nên trả lời điện thoại khi có người lạ gọi đến. Đặc biệt không bao giờ cho ai biết địa chỉ nhà hoặc về chuyện trẻ đang ở nhà một mình.

Bạn cần chuẩn bị gì để trẻ ở nhà một mình
Bạn cần chuẩn bị gì để trẻ ở nhà một mình

Hướng dẫn con bạn về cách thoát ra trong trường hợp hỏa hoạn, cách sơ cứu cơ bản. Chuẩn bị sẵn bộ dụng cụ sơ cứu trong nhà và cho trẻ biết nó ở đâu cũng như cách sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng nên dặn trẻ cần phải đi đâu và làm gì trong trường hợp mất điện hoặc rò rỉ nước. Nói cho trẻ biết vị trí để lấy đèn pin và pin khi cần.

3.5 Thử để trẻ một mình trong thời gian ngắn lúc bạn ở nhà

Trước khi thực sự để trẻ ở nhà một mình, bạn hãy thử để trẻ một mình trong khoảng thời gian ngắn. Có thể là từ 1 hoặc 2 giờ trong khi bạn ở gần đó. Đây là một cách tốt để quan sát con bạn sẽ xử trí như thế nào. Sau đó, cả bạn và trẻ cùng nhau nói về bất kỳ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào có thể xuất hiện. Bạn có thể quan sát các hoạt động của trẻ bằng cách lắp camera tại nhà. Đó cũng là cách kiểm soát những việc làm có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Cố gắng không để con bạn ở nhà một mình khi trẻ đang bị ốm. Nếu bạn không thể ở nhà, hãy tìm sự giúp đỡ từ bạn bè, hàng xóm hoặc thành viên gia đình.

Học cách tự lập là một phần quan trọng của sự trưởng thành. Giữa công việc và các cuộc hẹn, có thể bạn sẽ phải để trẻ ở nhà một mình tại một thời điểm nào đó. Nếu con bạn có anh chị em ruột, bạn có thể cảm thấy yên tâm hơn khi để chúng ở nhà cùng nhau. Nhưng quan trọng hơn hết là trẻ đã sẵn sàng và đảm bảo an toàn khi ở nhà một mình.

Xem thêm: Nuôi thú cưng: Làm sao để an toàn với trẻ?

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. Sleep: Children Home Alone

    https://www.abcdpediatrics.com/advisor/pa/pa_latchkey_bhp.htm

    Ngày tham khảo: 22/12/2019

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người