Làm thế nào để bảo vệ trẻ khỏi sự lạm dụng?
Nội dung bài viết
Nhấn mạnh với trẻ rằng, tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều có quyền riêng tư. Chứ không chỉ các bộ phận sinh dục, vùng nhạy cảm. Tất cả các hình thức chạm cần có sự đồng ý của trẻ. Bao gồm chọc, ôm hoặc cầm tay.
1. Dạy trẻ các giới hạn
1.1. Nói cho trẻ biết mỗi người đều có những không gian riêng cần được tôn trọng.
Nói với bé rằng, một số người họ không thích bị người khác chạm vào. Dù chỉ là cú chạm nhẹ vào vai. Bé cũng có quyền nói không nếu chúng thực sự không thích bị đụng chạm. Đồng thời nhắc nhở với bé con rằng, nếu người khác không thích bị bé chạm vào người, bé cũng nên tôn trọng điều đó.
Nhấn mạnh với trẻ rằng, tất cả các bộ phận trên cơ thể của trẻ đều có quyền riêng tư. Chứ không chỉ các bộ phận sinh dục, vùng nhạy cảm. Tất cả các hình thức chạm cần có sự đồng ý của trẻ. Bao gồm chọc, ôm hoặc cầm tay.
1.2. Sớm dạy cho trẻ những phần riêng tư nhạy cảm trên cơ thể
Khi dạy cho bé về sự riêng tư của các bộ phận trên cơ thể. Bạn cũng nên đồng thời nói cho bé biết những vị trí không nên để người khác nhìn hoặc chạm vào. Không ai ngoại trừ bạn, hoặc bác sĩ. Đó là những vùng sinh dục, nhạy cảm, “bí mật”. Tuy nhiên nếu bạn hoặc người giám hộ khác ở đó bé có thể để bác sĩ kiểm tra cơ thể của mình.
Cho bé biết rằng, bố mẹ hoặc người chăm sóc chúng có thể thay tã, tắm, hoặc giúp bé thay đồ. Nhưng đó là các tình huống duy nhất họ được phép nhìn vùng nhạy cảm của bé.
Dạy trẻ gọi tên chính xác các bộ phận nhạy cảm như dương vật, âm đạo. Khi trẻ cảm thấy thoải mái khi sử dụng những từ này. Bé có thể dễ dàng nói cho bạn biết có chuyện gì đã xảy ra với các bộ phận này (nếu có).
1.3. Dạy trẻ đừng bao giờ làm tổn hại người khác
Bé cũng cần biết rằng đánh, đá, giật tóc, cắn và xô ngã người khác là không tốt. Vì chúng làm tổn thương người khác. Bạn có thể nhắc nhở và dạy trẻ sửa sai nếu chúng làm tổn hại thể chất của người khác.
Trẻ em (đặc biệt là bé trai) có thể chơi đùa vật lộn với nhau. Bạn nên giám sát chúng. Và can thiệp nếu chúng bắt đầu đánh, cắn, cào hoặc có dấu hiệu muốn cãi lộn.
Bạn nên nói rõ rằng con cần dừng chơi nếu người kia muốn con dừng lại.
1.4. Chuyện bố mẹ nên làm nếu trẻ không thể giữ các giới hạn của chúng.
Từ lúc bé bắt đầu có thể nói, bạn có thể để cho trẻ chọn lựa. Bé có muốn ôm bị người khác ôm, hôn hay không. Tạo cơ hội để các bé lên tiếng nếu chúng không được thoải mái. Và có lẽ bé sẽ cần bạn nếu chúng đang đấu tranh cho việc đó. Hoặc khi bị người khác phớt lờ lời nói của chúng.
Ví dụ, bạn có thể nói “S con hãy dừng nghịch tóc của M. Bạn ấy đã yêu cầu con đừng làm như thế hai lần rồi. Con nên tôn trọng điều đó”.
Tương tự như vậy, bạn nên củng cố việc trẻ tự tạo ranh giới bảo vệ mình bằn các lời khen. Ví dụ như: “Mẹ rất thích cách con nói với N rằng con không thoải mái khi bị hôn má. Con rất dũng cảm”. Điều này cho phép con biết rằng đó là một điều tốt khi lên tiếng rằng chúng không thoải mái.
1.5. Dạy trẻ không nên giữ bí mật với bạn
Nói với trẻ, không nên làm theo yêu cầu giữ bí mật của người khác. Và nhấn mạnh sự quan trọng của việc ai đó yêu cầu trẻ im lặng, không được nói với người khác. Đặc biệt là về sự đụng chạm, đánh hoặc bắt nạt chúng.
Bạn có thể nói “nếu một người lớn hơn hoặc bạn khác chạm vào con, đánh con, hoặc làm con không thoải mái. Con có thể nói với bố/mẹ, cô giáo hoặc bất kì người lớn nào gần đó”.
1.6. Thiết lập và tôn trọng những quy tắc cá nhân trong gia đình
Bạn có thể tạo một bộ quy tắc để tôn trọng sự riêng tư cá nhân trong nhà. Ví dụ như cần gõ cửa trước khi vào phòng ngủ và phòng tắm. Nếu con bạn có thể tự mặc quần áo, khuyến khích con tự thay đồ trong phòng riêng hoặc nhà tắm.
Những quy tắc bảo vệ sự riêng tư này có thể giúp củng cố nhu cầu tôn trọng ranh giới.
2. Nói cho trẻ nghe về lạm dụng
2.1. Mô tả các tình huống có khả năng trẻ bị lạm dụng cho trẻ nghe
Trẻ sẽ cần được hướng dẫn nhận ra các dấu hiệu nguy hiểm. Và bạn cũng sẽ cần chỉ bảo bé nhận sự giúp đỡ nếu ai đó làm chúng khó chịu. Khi bạn nói, cố gắng giữ giọng nói nhẹ nhàng để tránh làm các bé sợ.
Nhắc bé về những bộ phận riêng tư, không để người khác nhìn thấy hoặc chạm vào.
Một số người lạ có thể có nhưng hành động thân thiết, cho bé kẹo hoặc đồ chơi. Đôi khi còn muốn bé lên xe để chở đi chơi hoặc nói dối là chở bé về nhà. Vì thế rất cần thiết để dặn dò bé không nên nói chuyện với người lạ. Và tìm người đáng tin cậy để được giúp đỡ. Khi bé lớn hơn, bạn có thể nói thêm và chi tiết hơn.
2.2. Cảnh báo trẻ nên tránh xa người lạ
Nhắc trẻ ở gần với người thân khi ra ngoài đường.
Nếu con bạn tự đi đến trường hoặc nhà của bạn bè, nên đi thành nhóm. Không tự mình đi lang thang vào các nơi vắng vẻ. Và không nói chuyện với người lạ.
Nếu một người lạ đến gần họ hoặc dường như đang theo dõi bé. Hãy bảo trẻ đến khu vực có nhiều ánh sáng, đông người.
Nếu bé có điện thoại di động, bé nên gọi cho bạn hoặc người lớn đáng tin khác. Khi gọi điện, bé nên cung cấp vị trí đang đứng. Đồng thời mô tả những điều người khác làm trẻ khó chịu. Nếu bé cảm thấy thực sự bị đe dọa, hướng dẫn bé gọi đến đường dây nóng 111 – Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em.
2.3. Hướng dẫn trẻ sử dụng các phương tiện kết nối internet an toàn.
Ngày nay, trẻ được tiếp xúc với mạng internet nhiều hơn, thường xuyên hơn. Bé có thể chơi game trực tuyến hay tham gia các mang xã hội. Các thông tin cá nhân có thể bị tiết lộ. Như tên tuổi, địa chỉ nhà, lịch trình của bé, bé đang ở một mình hay với ai… Vì thế bố mẹ nên nhấn mạnh với trẻ không nên tiết lộ cá nhân với người lạ. Chỉ nên nói chuyện trên mạng với những bạn bè đã gặp ngoài đời.
2.4. Dạy trẻ làm thế nào để thoát ra khỏi một tình huống khiến trẻ khó chịu.
Khi gặp tình huống có nguy cơ bị lạm dụng. Thẳng thừng nói “không”. Và cố gắng tránh xa người đó càng xa càng tốt.
Giúp con bạn xác định trước một số người lớn thân quen mà con bạn có thể nhờ sự giúp đỡ. Ngoài bố mẹ, anh chị em đó có thể là thầy cô mà bé tin tưởng, bạn bè thân thích.
Bằng cách đó, bé sẽ nhanh chóng tìm được người hỗ trợ trong những hoàn cảnh khác nhau.
3. Giữ cho trẻ an toàn
3.1. Dành thời gian lắng nghe con trẻ
Trò chuyện và hiểu cảm giác của trẻ và những gì chúng muốn. Những câu hỏi miwr như “hôm nay ở trường thế nào?” Và “con cảm thấy gì khi …?” Gạt bỏ sự phân tán, chú ý toàn bộ đến trẻ. Và bằng cách nhìn chăm chú, gật đầu, trả lời khi cần thiết sẽ giúp gợi mở để trẻ nói nhiều hơn về một ngày của bé.
Nếu con bạn cảm thấy an toàn khi nói với bạn những chuyện thường ngày. Bé sẽ dễ dàng tâm sự thổ lộ với bạn những điều nhạy cảm hơn.
3.2. Tham gia các hoạt động trong trường cùng với trẻ
Tham gia vào cuộc sống ở trường của con cũng là một cách tốt để ngăn chặn lạm dụng. Không ít các tình huống trẻ bị ngược đãi ngay trong môi trường giáo dục này. Gặp gỡ thầy cô và bất kỳ người lớn nào khác tương tác với con bạn.
3.3. Nhận ra bất kì một sự chú ý đặc biệt của ai đó dành cho trẻ
Bất kỳ một giáo viên nào hay muốn gặp một mình con bạn. Hoặc có sự đụng chạm thân thiết quá mức, mà nhìn vào có vẻ như là vô hại như xoa đầu, vỗ lưng. Hoặc thường xuyên gọi điện, nhắn tin cho con bạn. Bạn nên để ý nhiều hơn. Không phải tình huống nào những dấu hiệu trên cũng có nghĩa là con bạn đang bị lạm dụng. Tuy nhiên, nếu bạn lo lắng, bạn nên hỏi trẻ về điều đó hoặc khuyên trẻ hạn chế tiếp xúc với người đó.
3.4. Tìm kiếm các dấu hiệu trẻ bị lạm dụng
Bé có thể thay đổi đột ngột về tâm trạng, buồn bã hoặc tức giận, sợ hãi về các vấn đề ở trường. Trẻ trở nên thu rút, không còn muốn tham gia các hoạt động, không dám đi ra ngoài đường.
Bạn có thể nhìn thấy những vết thương, vết bầm trên cơ thể mà bé đang cố giấu đi.
Bé tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức liên quan đến tình dục mà không phù hợp với độ tuổi.
4. Cách xử lí khi nghi ngờ có lạm dụng (xem thêm bài Ngược đãi trẻ em: Vấn nạn gia đình – xã hội đáng được quan tâm)
4.1. Nói chuyện trực tiếp với trẻ
Trong một không gian riêng tư, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi về điều gì đã xảy ra. Dù là nhạy cảm nhưng hãy đặt câu hỏi trực tiếp và cụ thể. Hỏi về các hình thức lạm dụng cụ thể có thể giúp bé thoải mái hơn khi nói về nó.
Nếu tâm trạng của bé thay đổi. Bạn có thể hỏi “gần đây con dường như có vẻ buồn và thu rút. Con có muốn nói với bố/mẹ về những gì đang diễn ra không?”
Nếu nghi ngờ lạm dụng tình dục, bạn có thể hỏi “Có ai đó chạm vào vùng nhạy cảm của con à? (hoặc sử dụng các từ cụ thể, như dương vật hoặc âm đạo hoặc từ mà con và bạn đã gán cho trước đây)? …
Hãy thử đánh giá phản ứng của con bạn. Nếu họ xác nhận sự nghi ngờ của bạn, hoặc thay đổi có cảm xúc. Thì đã đến lúc gọi các dịch vụ khẩn cấp.
4.2. Giữ bình tĩnh và đừng đe dọa kẻ lạm dụng được nghi ngờ
Những cảm giác tức giận, sốc, sợ hãi là thường thấy khi một người nghe đứa trẻ của mình bị ngược đãi. Tuy nhiên, bạn cần giữ sự bình tĩnh, hít một hơi thật sâu. Đừng nên liên lạc với kẻ lạm dụng bị nghi ngờ, đe dọa họ hoặc làm những gì khiến bạn có thể gặp rắc rối với luật pháp.
Bạn hãy nhớ đến chúng ta vẫn còn sự hỗ trợ từ luật pháp.
4.3. Nhấn mạnh rằng trẻ không làm gì sai cả
Trước hết bạn nên trấn an đứa trẻ và nói với con rằng chúng đã làm đúng và rất dũng cảm khi nói sự thật với bố/mẹ. Đồng thời nhấn mạnh rằng sự việc xảy ra không phải là lỗi của bé. Để tránh cảm giác dằn vặt, tội lỗi của bé.
Luôn nhắc nhở để con biết bạn yêu chúng nhiều như thế nào. Luôn kiên nhẫn và động viên trẻ.
4.4. Đưa trẻ đến bệnh viện hoặc gọi đến đường dây nóng để được hướng dẫn
Trước hết bạn bạn nên giải thích cho bé rằng báo cáo với chính quyền rất quan trọng. Đồng thời trấn an bé cho dù điều gì xảy ra bạn vẫn luôn bên con. Gọi cảnh sát, và đưa con bạn đến bệnh viện hoặc bác sĩ nhi khoa. Để kiểm tra các dấu hiệu lạm dụng. Giữ và chụp lại các bằng chứng của lạm dụng.
Tại Việt Nam, 111 là đường dây nóng của Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Bạn có thể gọi để được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ và báo cáo kẻ lạm dụng.
Bác sĩ Đào Thị Thu Hương
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.
https://www.childhelp.org/story-resource-center/protecting-child-abuse-neglect/ truy cập ngày 30/5/2020
Https://www.wikihow.health/Protect-Your-Children-from-Child-Abuse truy cập ngày 30/5/2020