Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh
Nội dung bài viết
Thuốc kháng sinh là gì? Kháng sinh hoạt động theo cách thức nào để có thể phát huy được công dụng của thuốc? Khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh. Ngày nay trên thị trường, có rất nhiều loại kháng sinh khác nhau. Vậy phụ huynh có thể lựa chọn kháng sinh như thế nào? Hãy cùng YouMed theo dõi bài viết dưới đây nhé!
1. Thuốc kháng sinh hoạt động như thế nào?
Thuốc kháng sinh giúp kháng lại tình trạng nhiễm trùng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn hoặc làm chậm.
Các cơ chế hoạt động của thuốc là:
- Thuốc có thể tấn công lớp cấu trúc bảo vệ vi khuẩn
- Ngoài ra, thuốc có thể giúp ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn
- Không những vậy, kháng sinh còn giúp ngăn chặn sản xuất protein ở vi khuẩn
2. Cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh khi nào?
Trẻ có thể cần sử dụng kháng sinh nếu
- Tình trạng ho của trẻ vẫn không cải thiện sau 14 ngày
- Bị viêm họng do liên cầu đã được chẩn đoán. Nếu nhiễm liên cầu không được chẩn đoán thì không cần thiết dùng kháng sinh.
- Không những vậy, dùng thuốc khi trẻ đã được chẩn đoán là viêm phổi hoặc ho gà
- Ngoài ra, các triệu chứng của viêm xoang ở trẻ vẫn không cải thiện sau 10 ngày. Hoặc đã cải thiện nhưng nay các triệu chứng xấu trở lại
- Trường hợp trẻ chảy nước mũi vàng – xanh và sốt từ >39°C trong vài ngày
- Lưu ý ở trường hợp trẻ <3 tháng tuổi sốt từ >38°C. Gọi cho bác sĩ nhi của bạn. Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng nên trẻ có thể phải được sử dụng kháng sinh cho trẻ sơ sinh.
- Khi trẻ sơ sinh bị sốt, ho, sổ mũi, … Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu trẻ bị bệnh là do nhiễm siêu vi thì không thể điều trị bằng kháng sinh.
- Do vậy, với trẻ sơ sinh, kháng sinh chỉ nên được dùng khi trẻ bị bệnh do vi khuẩn (đã tìm ra được vi khuẩn gây bệnh hoặc các triệu chứng điển hình của nhiễm khuẩn) hoặc trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
Một số bệnh lý ở trẻ sơ sinh cần phải dùng kháng sinh cho trẻ sơ sinh để điều trị là
- Trẻ bị viêm tai giữa
- Ngoài ra, trẻ bị viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A gây ra thì cũng nên dùng kháng sinh để điều trị
- Mắc bệnh viêm phổi, viêm màng não
- Các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như nhiễm khuẩn máu
- Trẻ bị giang mai bẩm sinh
- Trẻ sơ sinh mắc uốn ván
3. Các loại thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh phổ biến hiện nay
Có thể tham khảo một số thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh dưới đây
Penicillin (amoxicillin và penicillin G)
Thường được kê đơn như là một liệu pháp đầu tay khi điều trị tình trạng viêm tai giữa và viêm xoang do vi khuẩn.
Liều dùng: thường được dùng với tần suất 2 lần/ ngày x 10 ngày.
Thuốc ức chế beta-lactamase (Augmentin)
Thuốc được chỉ định trong những trường hợp viêm tai giữa phức tạp hơn. Không những vậy, có thể dùng cho trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát, viêm xoang nặng và một số dạng viêm phổi.
Cách dùng: thường được dùng 2 lần/ ngày x 10 ngày.
Cephalosporin (Cefdinir, ceftibuten…)
Kháng sinh này được kê đơn cho các trường hợp viêm tai giữa phức tạp
Ngoài ra, Cephalosprin còn được dùng điều trị viêm phổi và trẻ đã từng bị viêm tai giữa tái phát và viêm xoang do vi khuẩn.
Macrolid (azithromycin và erythromycin)
Thường được chỉ định để điều trị bệnh ho gà và các dạng viêm phổi nhẹ hơn
Thuốc có thể dùng trong các đợt ngắn hơn trong khoảng từ 3 đến 5 ngày.
Thuốc sulfat (trimethoprim + sulfamethoxazole)
Thuốc kháng sinh này được chỉ định để điều trị nhiễm trùng do tụ cầu và nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Thận trọng khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh
Trong thăm khám và điều trị, việc dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh luôn được các bác sĩ nhi khoa cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế những tác dụng phụ do kháng sinh gây ra.
Tùy vào tác nhân gây bệnh, các loại kháng sinh khác nhau sẽ được chỉ định với liều dùng phù hợp với tình trạng, độ tuổi, thể trạng và cân nặng của trẻ. Mục đích là để làm giảm đến mức tối thiểu các tác dụng không mong muốn. Khi có chỉ định dùng kháng sinh tức là trẻ cần phải được sử dụng để điều trị tình trạng bệnh lý cụ thể, kể cả trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinhcần thận trọng và lưu ý như sau:
- Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn và cần phải dùng nhiều loại kháng sinh cùng lúc. Lưu ý, không trộn lẫn các loại thuốc lại với nhau khi dùng
- Cần phải ngưng sử dụng kháng sinh cho trẻ nếu không có bất kì chứng cứ nào cho thấy trẻ bị nhiễm khuẩn
- Ngoài ra, không được tự ý ngừng kháng sinh dù các triệu chứng đã thuyên giảm vì có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh
- Nếu sau 72h dùng thuốc kháng sinh cho trẻ mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện. Đưa trẻ đi tái khám để được đánh giá và chẩn đoán lại. Đồng thời cân nhắc thay đổi loại kháng sinh sao cho phù hợp
- Cần thận trọng với những loại kháng sinh có độc tính cao: Aminoglycoside, Chloramphenicol, Quinolone vì có thể ảnh hưởng đến gan, thận.
- Trong quá trình điều trị, nếu tiêu hóa của trẻ có vấn đề cần đưa đến bệnh viện để được điều trị và hỗ trợ kịp thời.
5. Hậu quả khi cho trẻ sơ sinh uống kháng sinh bừa bãi
- Như đã đề cập ở trên, không tự ý ngưng dùng kháng sinh khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Điều này có thể gây ra tình trạng đề kháng kháng sinh.
- Việc dùng kháng sinh bừa bãi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Vì với những loại kháng sinh có độc tính cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan, thận.
- Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu hóa đặc biệt là tình trạng tiêu chảy do kháng sinh ở trẻ
Bên trên là những thông tin về thuốc kháng sinh cho trẻ sơ sinh với công dụng cũng như cách thức hoạt động của thuốc. Bố mẹ cần phải nắm rõ cũng như theo dõi tình hình bệnh của con để thông tin cho bác sĩ kịp thời nhằm giúp cho việc điều trị của bé hiệu quả và tối ưu nhất nhé!
Nguồn tham khảo / Source
Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.