YouMed

Mang thai tuần 35: Triệu chứng của mẹ và thay đổi của bé

Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Phan Lê Nam
Tác giả: ThS.BS Phan Lê Nam
Chuyên khoa: Sản phụ khoa

Mang thai tuần 35 là một trong những khoảng thời gian ổn định của thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên quá chủ quan vì có thể gặp những sự cố nhất định. Vậy thì trong thời gian này của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi ra sao? Có nét gì đặc biệt? Em bé trong bụng có đặc điểm như thế nào? Tất cả sẽ được Bác sĩ Phan Lê Nam giải đáp qua bài viết sau đây.

Thai 35 tuần phát triển như thế nào?

Mang thai tuần 35 là một trong những tháng ngày mà mẹ bầu cảm thấy yên tâm nhất. Lúc này, thai nhi 35 tuần đã đi vào giai đoạn ổn định và từng bước hoàn thiện về cấu trúc và chức năng. Đồng thời sẵn sàng tiến đến những tháng ngày chuyển dạ, vượt cạn.

Thai nhi 35 tuần trong bụng phát triển chủ yếu về cân nặng. Cân nặng của bé có thể tăng tối thiểu 250 mg mỗi tuần. Bên cạnh đó, cơ thể bé dần dần tích trữ mỡ nhiều hơn.

thai 35 tuần phát triển như thế nào là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm
Thai 35 tuần phát triển như thế nào là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu quan tâm

Đến cuối tuần 35, cơ thể của em bé trong bụng sẽ có khoảng 15 % chất béo. Trong khi đến lúc chào đời thì lượng chất béo tích lũy trong cơ thể sẽ tăng lên xấp xỉ 30 %. Chất béo giúp cho da bé không bị nhăn nheo và giữ độ mềm mại cho cơ thể.

Thai nhi 35 tuần tuổi sẽ dần hoàn thiện tất cả các cơ quan. Ngoài trừ phổi của bé vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện dần dần. Thận của bé đã phát triển một cách đầy đủ. Gan của bé đã bắt đầu hoạt động.

Trong tuần này, em bé của bạn đã có cân nặng khoảng 2,28 kg và có chiều dài trung bình 45,7 cm. Thính giác của bé hoạt động tốt hơn. Đó chính là lý do vì sao bé hay cử động khi bạn hát cho bé nghe hoặc trò chuyện với bé.

Những thay đổi của cơ thể người mẹ

Tử cung của thai phụ mang thai tuần 35 đã khá to và có chiều cao trung bình là 31 cm. Trọng lượng của thai phụ tăng trung bình từ 13 đến 15 kg. Ở Mỹ, trong tuần 35 đến 37 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bầu xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B.

Tuy chỉ chiếm một trọng lượng và thể tích nhỏ nhưng chức năng của tuyến giáp thực sự rất quan trọng, chi phối hoạt động của những cơ quan mang tính sống còn của cơ thể.

Khi mang thai 35 tuần, một sự chuyển dạ sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Khi ấy, thai phụ sẽ sinh non và thai nhi sẽ khá yếu ớt. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên trang bị kiến thức về những dấu hiệu của quá trình chuyển dạ.

Vào thời điểm này, sự chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào
Vào thời điểm này, sự chuyển dạ có thể xảy ra bất cứ lúc nào

Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy mắc tiểu. Đó không phải là do hormon thai kỳ mà chính là do sự chèn ép của thai nhi vào bàng quang. Điều đó làm cho bàng quang bị kích thích và gây nên cảm giác mắc tiểu thường xuyên.

Thai phụ rất dễ bị rò rỉ nước tiểu không kiểm soát được. Đặc biệt là những khi ho hoặc cười lớn. Chính vì vậy, mẹ bầu được khuyến khích tập luyện các bài tập Kegel. Mục đích là để tăng sức mạnh của cơ xương vùng chậu. Từ đó giúp kiểm soát tốt các trường hợp tiểu không tự chủ.

Trường hợp đa thai đặc biệt

Trong tuần 35 của thai kỳ, nếu mẹ bầu mang đa thai, một quá trình chuyển dạ sinh non rất dễ xảy ra. Các bác sĩ thậm chí có thể chỉ định sinh mổ cho bào thai đa thai của bạn. Song song đó, các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ trưởng thành phổi của thai nhi.

Những triệu chứng của người mẹ khi mang thai 35 tuần

Trong suốt tuần 35 của thai kỳ, mẹ bầu có thể xuất hiện những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Cảm giác thường xuyên mệt mỏi.
  • Thở bị hụt hơi.
  • Mắc tiểu và đi tiểu thường xuyên.
  • Khó ngủ, rối loạn giấc ngủ.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Ợ nóng, ợ chua.
  • Phù nề mắt cá chân, ngón tay, có thể kèm theo phù mặt.
  • Bị bệnh trĩ với triệu chứng đi tiêu ra máu.
  • Đau thắt lưng, có thể kèm theo đau thần kinh tọa.
  • Vú trở nên mềm hơn. Đồng thời có thể xuất hiện tình trạng rò rỉ nước, sữa (sữa non) từ ngực của mẹ bầu.
O-nong-khi-mang-thai
Ợ nóng là tình trạng thường gặp khi mang thai 35 tuần

Triệu chứng khó thở có thể sẽ giảm dần do em bé di chuyển xuống vùng hố chậu. Tuy nhiên, thai phụ sẽ tăng dần cảm giác thường xuyên mắc tiểu cũng như muốn đi cầu. Nguyên nhân là do em bé chèn ép vào bàng quang và đại tràng.

Lời khuyên dành cho thai phụ mang thai 35 tuần

Chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý

Mang thai tuần 35 đồng nghĩa với chuyện ngày dự sinh đã cận kề. Vì vậy, thai phụ và người thân cần nắm bắt những thông tin cần thiết về dấu hiệu chuyển dạ. Phòng khi gặp phải những tình huống khẩn cấp có thể đưa thai phụ đến cơ sở y tế một cách kịp thời.

Đối phó với tình trạng ợ nóng, ợ chua

Để hạn chế tình trạng ợ nóng và ợ chua, mẹ bầu nên ngồi ở tư thế thẳng khi ăn. Đồng thời nên duy trì tư thế ấy trong suốt 1 đến 2 giờ sau khi ăn. Bạn cũng nên hạn chế ăn quá no, hoặc nằm sớm sau khi ăn.

Thai phụ nên ngồi thẳng khi ăn
Thai phụ nên ngồi thẳng khi ăn để tránh ợ chua, ợ nóng

Thai phụ nên ăn chậm, nhai kỹ. Hành động này sẽ giúp cho dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn, hạn chế co bóp. Nhờ vậy giúp hạn chế tình trạng ợ nóng. Ngoài ra, thai phụ hạn chế ăn các loại thức ăn khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, thức ăn cay nóng,…

Duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày

Việc mẹ bầu duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày không những giúp bản thân khỏe mạnh mà còn giúp thai nhi 35 tuần phát triển tốt hơn.

Tìm hiểu kiến thức về sơ cấp cứu cho bé sơ sinh

Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ bị tổn thương do những tác động của môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, nếu biết cách sơ cấp cứu cho trẻ sơ sinh, người mẹ sẽ giúp cho trẻ thoát khỏi những tình huống nguy kịch, khẩn cấp.

Tìm hiểu những phương pháp giảm đau sau sinh nở

Thời điểm mang thai 35 tuần chính là thời điểm có thể xảy ra quá trình chuyển dạ bất cứ lúc nào. Trong khoảng thời gian này, mẹ bầu nên tìm hiểu về các phương pháp sinh nở. Chẳng hạn như sinh thường, sinh mổ, sinh không đau.

Bên cạnh đó, những phương pháp giảm đau sau khi sinh cũng rất hữu ích. Chẳng hạn như việc hít sâu thở đều, uống thuốc giảm đau, hạn chế vận động nhiều, đi lại,…

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ khi mang thai 35 tuần

Khi mang bầu 35 tuần, bé yêu của bạn đang phát triển một cách nhanh chóng. Đồng thời, những cơ quan trong cơ thể trẻ dần dần được hoàn thiện. Đặc biệt cần chú ý nhiều hơn hết chính là phổi. Vì vậy, mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ để cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mình cũng như cho bé.

Bạn hãy an nhiều thực phẩm giàu các chất như

  • Sắt: Thịt đỏ, rau có màu xanh đậm, củ dền,…
  • Chất đạm (protein): Thịt nạc, cá, các loại cây họ đậu (đạm thực vật) như: đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,…
  • Canxi: Cua, tôm, ghẹ, cá biển, sò, ốc, hến,…
  • Acid folic: Súp lơ, cải bó xôi, đậu phộng, quả cam, ngũ cốc.
  • Chất xơ để hạn chế tình trạng táo bón. Chẳng hạn như: rau bù ngót, rau mồng tơi, cải ngọt, rau dền,…
  • Tăng cường những thức uống mát cho cơ thể như: Nước dừa, nước rễ tranh, sâm nha đam,…
Thực phẩm giàu acid folic
Thực phẩm giàu acid folic

Về thói quen ăn uống hàng ngày

Mặt khác, sự tăng kích thước của tử cung sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến mẹ bầu thường xuyên có cảm giác đầy bụng. Vì vậy, các thói quen ăn uống hàng của thai phụ rất dễ bị ảnh hưởng. Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa là: Bạn hãy chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Thay vì bạn phải ăn ba bữa chính quá no. Cách ăn này giúp tránh được tình trạng đầy bụng, khó tiêu cũng như đau dạ dày.

Mang thai 35 tuần tuy là khoảng thời gian thai kỳ ổn định nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Để chuẩn bị chu đáo cho giai đoạn chuyển dạ sắp tới, mẹ bầu nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết. Những kiến thức ấy sẽ giúp cho mẹ bầu có sức khỏe tốt để vượt cạn một cách an toàn và thành công. Bên cạnh đó, Mang thai tuần 36 là một thời điểm khá bình yên của thai kỳ. Trong tuần lễ này, mẹ bầu vẫn không có gì thay đổi nhiều so với tuần 35. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thai phụ sẽ chủ quan mà không quan tâm đến bản thân.

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Nguồn tham khảo / Source

Trang tin y tế YouMed chỉ sử dụng các nguồn tham khảo có độ uy tín cao, các tổ chức y dược, học thuật chính thống, tài liệu từ các cơ quan chính phủ để hỗ trợ các thông tin trong bài viết của chúng tôi. Tìm hiểu về Quy trình biên tập để hiểu rõ hơn cách chúng tôi đảm bảo nội dung luôn chính xác, minh bạch và tin cậy.

  1. 35 Weeks Pregnanthttps://www.whattoexpect.com/pregnancy/week-by-week/week-35.aspx

    Ngày tham khảo: 06/07/2020

  2. 35 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and Morehttps://www.healthline.com/health/pregnancy/35-weeks-pregnant

    Ngày tham khảo: 06/07/2020

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người