YouMed

Bật mí phương pháp chữa mụn nhọt ở môi nhanh chóng

bác sĩ nguyễn thị thảo
Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo
Chuyên khoa: Da liễu

Mụn nhọt ở môi là một tình trạng phổ biến và thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên vấn đề da liễu này lại gây ra sự khó chịu và đau đớn. Vậy làm thế nào để có thể tự xử lí hiệu quả? Lời khuyên để chăm sóc đúng cách? Tất cả sẽ được Bác sĩ Da liễu Nguyễn Thị Thảo giải thích qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở môi

Mụn xuất hiện khi các lỗ chân lông trên da của bạn bị bít tắc. Điều này xảy ra khi:

  • Quá nhiều dầu được tạo ra từ các nang lông.
  • Tế bào da chết tích tụ trong lỗ chân lông.
  • Vi khuẩn.
  • Viêm.

Căng thẳng, nội tiết tố và một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn và làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.

Một nguyên nhân khác là do việc sử dụng lặp đi lặp lại các loại son dưỡng môi. Mặc dù nói chung là an toàn, nhưng việc sử dụng quá nhiều bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nổi mụn trên môi.

Bít tắc lỗ chân lông, căng thẳng, nội tiết tố,... là những nguyên nhân gây mụn nhọt ở môi
Bít tắc lỗ chân lông, căng thẳng, nội tiết tố,… là những nguyên nhân gây mụn nhọt ở môi

Cách chữa mụn nhọt ở môi nhanh chóng

1. Sữa rửa mặt

Chọn sữa rửa mặt phù hợp với làn da giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập gây bít tắc lỗ chân lông, hạn chế nổi mụn. Bạn cũng nên chọn một loại sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa chất tẩy rửa mạnh và không chứa cồn.

Tốt hơn nếu sữa rửa mặt có thêm các thành phần để chống lại mụn trứng cá và cải thiện làn da. Axit salicylic giúp làm thông thoáng lỗ chân lông bị tắc và giảm sưng tấy, mẩn đỏ. Benzoyl peroxide giúp tẩy tế bào chết và tiêu diệt vi khuẩn. Natri sulfacetamide giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn.

Để giữ độ ẩm cho da, hãy tìm các loại sữa rửa mặt có chứa chất làm mềm (lanolin, dầu khoáng và ceramide) hoặc chất giữ ẩm (glycerin).

2. Chườm nóng hoặc lạnh

Chườm lạnh lên nốt mụn ở môi có thể giúp giảm sưng và tấy đỏ. Chườm lạnh cũng là một cách giảm đau hiệu quả. Giữ một miếng gạc lạnh lên mụn trong 1 phút hai lần một ngày để giúp giảm viêm.

Đắp khăn ấm có thể giúp mở các nang lông, mủ và vi khuẩn dễ dàng thoát ra ngoài. Rửa sạch và lau khô vùng da sau khi chườm. Ngoài ra chườm ấm giúp da dịu lại, giảm viêm và kích ứng.

3. Dùng thuốc

Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da là phương pháp điều trị mụn nhọt được kê đơn phổ biến nhất. Chúng chứa các thành phần như retinoids, axit salicylic, azelaic, và thuốc kháng sinh. Đọc kỹ thành phần và hướng dẫn sử dụng cũng như hỏi ý kiến của bác sĩ xem chúng có phù hợp với môi hay không vì đây là vùng nhạy cảm.

Thuốc uống

Mụn ở mức độ trung bình đến nặng đôi khi cần dùng thuốc uống, chẳng hạn như thuốc kháng sinh hoặc liệu pháp hormone. Isotretinoin được dành cho trường hợp mụn nặng, đặc biệt là mụn trứng cá, khi không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác vì các tác dụng phụ nghiêm trọng tiềm ẩn của nó.

4. Phương pháp không dùng thuốc

Bột nghệ

Nghệ có chứa curcumin – là một chất có hoạt tính chống lại Staphylococcus aureus, một loại vi khuẩn có thể dẫn đến viêm nang lông.

Có các cách sử dụng bột nghệ như uống, bôi hoặc kết hợp cả hai, cụ thể:

  • Để uống: đun sôi một thìa cà phê bột nghệ trong nước hoặc sữa, sau đó để nguội. Uống hỗn hợp ba lần mỗi ngày.
  • Để sử dụng tại chỗ: trộn nghệ với nước, gừng tạo thành hỗn hợp sền sệt. Đắp hỗn hợp lên nhọt ít nhất hai lần một ngày.

Mật ong

Mật ong có không ít công dụng không diệt khuẩn, làm sạch và điều trị một số vấn đề về da.

Vệ sinh sạch vùng da bị mụn, thoa mật ong tươi nguyên chất lên vị trí này. Để khoảng 30 phút rồi rửa sạch và lau khô. Thực hiện 3-4 lần mỗi tuần cho đến khi hết mụn nhọt.

Cà chua

Với thành phần chứa axit salicylic, cà chua được biết đến với tác dụng trị mụn phổ biến và hiệu quả. Axit salicylic hoạt động bằng cách ngăn chặn vi khuẩn gây mụn và làm thông thoáng lỗ chân lông.

Để sử dụng cà chua trên mụn nhọt ở môi:

  • Cắt cà chua hữu cơ thành những miếng nhỏ và nghiền bằng nĩa.
  • Đắp một ít bột giấy lên nốt mụn.
  • Rửa sạch bằng nước ấm sau 10 phút.
  • Lặp lại hai hoặc ba lần mỗi ngày.
Cà chua chứa acid salicylic giúp giảm mụn
Cà chua chứa acid salicylic giúp giảm mụn

Ngăn ngừa mụn nhọt ở môi

Sau đây là những cách để ngăn ngừa mụn nhọt ở môi:

  • Giữ cho làn da của bạn sạch sẽ bằng cách vệ sinh hai lần mỗi ngày.
  • Sử dụng sữa rửa mặt và kem dịu nhẹ.
  • Tránh các chất gây kích ứng và các sản phẩm tẩy rửa mạnh.
  • Tránh chà xát da.
  • Rửa sạch son môi và các lớp trang điểm khác trước khi đi ngủ.
  • Tránh chạm vào mặt quá thường xuyên. Bàn tay có thể mang vi khuẩn và truyền nhiễm trùng.
  • Không tự ý nặn mụn.
  • Bổ sung kẽm hoặc tăng cường kẽm trong chế độ ăn uống có thể giúp ngăn ngừa mụn ở môi.
  • Dùng dầu cá.
  • Giảm căng thẳng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.

Khi nào đến gặp bác sĩ da liễu?

Trong hầu hết các trường hợp, nổi mụn trên môi sẽ không cần đến bác sĩ da liễu. Tình trạng này có thể tự khỏi trong vòng 2 tuần.

Bạn nên đi khám bác sĩ da liễu nếu bị tình trạng mụn không giảm, các ổ viêm sưng to gây đau đớn. Mụn ảnh hưởng đến sinh hoạt và thẩm mỹ khiến bạn khó chịu hơn.

Những người thường xuyên bị mụn hoặc không kiểm soát được tình trạng mụn cũng nên đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ da liễu sẽ quyết định liệu trình điều trị thích hợp để loại bỏ mụn và đề nghị cách chăm sóc phòng ngừa tiếp theo.

Trên đây là lời khuyên cũng như các phương pháp giúp bạn thoát khỏi tình trạng mụn nhọt ở môi nhanh chóng và ngăn ngừa sự tái phát. YouMed hy vọng bạn sẽ thấy hữu ích và có thể áp dụng được ngay nhé!

Đặt khám tiện lợi cùng YouMed

+25 Bệnh viện
+700 Bác sĩ
+89 Phòng khám
Đặt khám không chờ đợi

Đặt khám
không chờ đợi

Nhắn tin với bác sĩ

Nhắn tin
với bác sĩ

Gọi video với bác sĩ

Gọi video
với bác sĩ

Mua sản phẩm y tế giá tốt

Mua sản phẩm
y tế giá tốt

Lưu trữ hồ sơ y tế

Lưu trữ
hồ sơ y tế

Đọc tin y tế chính thống

Đọc tin y tế
chính thống

Tải ứng dụng YouMed

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người